Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tạ

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 80 - 84)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tạ

tế tại Trường Đại học Bình Dương

Từ phân tích thực trạng về QLCL đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương, chúng tơi đưa ra một số nhận định sau:

2.4.1. Điểm mạnh

Trong thời gian qua, công tác đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực và đóng góp cho xã hội nguồn nhân lực đáng kể. Đơn vị luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường cùng với sự phối hợp, hỗ trợ nhiệt tình của các phòng, ban, khoa, trung tâm và chính quyền các cấp tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khoa trong quá trình giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, đội ngũ CBQL có năng lực, trách nhiệm và tâm huyết cao, giảng viên những nhà quản lý giáo dục được đào tạo bài bản, có kiến thức chun mơn sâu và đặc biệt có thâm niên trong ngành, đây là yếu tố quyết định chất lượng và đồng thời là lời đảm bảo trước xã hội về chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Chương trình đào tạo được cập nhật và được xây dựng theo học chế tín chỉ phù hợp với sự phát triển trung của nền giáo dục thế giới. Ngoài ra, chương trình cịn được bổ sung nhiều kiến thức kỹ năng ngồi chun mơn, theo số liệu do Viện Khoa học lao động và xã hội công bố, tỉ lệ thất nghiệp của nhóm trình độ đại học trở lên vào cuối năm 2017 tăng mạnh, cả nước có khoảng 237.000 lao động có trình độ đại học và sau đại học khơng tìm được việc làm. Bên cạnh các nguyên nhân như yêu cầu của nhà tuyển dụng ln thay đổi, chương trình đào tạo cịn nặng tính hàn lâm, thiếu thực hành thực tập…thì việc sinh viên thiếu kỹ năng mềm ngồi chuyên môn khi hội nhập vào thị trường lao động cũng là một trong những nguyên nhân chủ đạo dẫn đến việc khơng tìm được việc làm như hiện nay.

Với ưu thế là một CSGD đặt tại tỉnh Bình Dương, vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Từ nhiều năm nay, Nhà trường luôn giữ được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp trong đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, trong tuyển dụng và xúc tiến cơ hội việc làm. Theo số liệu thống kê của bộ phận chuyên trách Nhà trường, 98% sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại học Bình Dương có việc làm ổn định sau khi ra trường.

Ngoài ra, Trường Đại học Bình Dương là một trong những cơ sở giáo dục Đạt chuẩn Kiểm định chất lượng giáo dục đầu tiên tại Bình Dương. Trải qua hơn 24 năm

đồng hành và phát triển cùng tỉnh nhà, Nhà trường đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen, huân chương khen thưởng từ UBND tỉnh Bình Dương và Bộ Giáo dục & Đào tạo. Tiêu biểu trong năm học 2017 – 2018, Trường Đại học Bình Dương đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Song song đó Nhà trường cũng đã nhận liên tiếp 2 bằng khen do Bộ GD&ĐT trao tặng là “Đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học năm học 2016 – 2017” và “Tập thể lao động xuất sắc năm học 2016 – 2017”.

2.4.2. Điểm yếu

Số lượng CBQL, GV có trình độ cao cịn ít so với nhu cầu và chương trình đào tạo hiện tại. Bên cạnh đó, số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu còn hạn chế là một trong những lý do ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển sinh của ngành, việc bố trí thời gian kế hoạch đào tạo chưa chủ động phải phụ thuộc nhiều vào giảng viên thỉnh giảng.

Khả năng tiến hành nghiên cứu khoa học cịn hạn chế, số lượng cơng trình đăng trên các tạp chí cịn ít, chỉ tập trung vào một vài cán bộ.

Trong 2 năm gần đây, hoạt động sinh hoạt chuyên môn hoạt động chưa thực sự hiệu quả, một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Đặc thù là một trường tư thục do đó, nguồn lực tài chính cịn hạn hẹp ảnh hưởng đến khả năng đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ CBQL và GV, đồng thời ảnh hưởng đến việc tăng cường CSVC nhằm phục vụ và nâng cao thiết bị dạy học theo hướng hiện đại, thiếu các trang thiết bị thực hành, thí nghiệm.

Ngồi ra, cơng tác phối hợp của các cơ quan, doanh nghiệp về mức độ đáp ứng công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn chưa chặt chẽ.

2.4.3. Cơ hội

Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, đặt ra những yêu cầu hoàn toàn mới đối với sự phát triển ngành nghề trong xã hội, mở ra thời kỳ Luật pháp được số hóa. Vì thế, ngành Luật cần tăng cường nghiên cứu, nắm bắt xu thế mới công nghệ kỹ thuật, các phạm vi điều chỉnh luật của Việt Nam và thế giới. Nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên tổ chức Thương mại thế giới WTO; việc hiểu biết về luật pháp trong và ngoài nước là điều hết sức quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào.

Nền kinh tế của nước ta đang vươn mình phát triển để hội nhập được với nền kinh tế của thế giới. Các công ty, doanh nghiệp trong nước hoặc những doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngồi cũng khơng ngừng mở rộng và phát triển.

Quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế đang diễn ra với những bước phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, hành lang pháp lý và những vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế phải được quan tâm và đảm bảo chặt chẽ ở tất cả các khâu. Theo đó, luật

kinh tế cũng trở thành cơng cụ bảo hộ ưu Việt nhất góp phần bảo vệ sự an tồn, duy trì sự ổn định và mang đến hiệu quả cao nhất có thể trong q trình hoạt động của các đơn vị kinh doanh.

Việc nắm bắt và trang bị tất cả những kiến thức cần thiết về luật pháp trong và ngồi nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào liên quan đến các hoạt động kinh tế.

2.4.4. Thách thức

Cạnh tranh từ các trường đào tạo trong khu vực ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học – cơng nghệ trên thế giới có thể làm cho khoảng cách về kinh tế và tri thức khoa học – công nghệ giữa Việt Nam và thế giới ngày càng lớn, dẫn đến nguy cơ nước ta, trong đó có các CSGD đại học bị tụt hậu ngày càng xa.

Hơn nữa, xu hướng tồn cầu hố giáo dục và tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng tạo ra nguy cơ chia sẻ nguồn lực và thị trường giáo dục ở Việt Nam đối với trường khi có nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài tham gia vào các hoạt động giáo dục tại Việt Nam (các trường nước ngoài sẽ được phép mở chi nhánh đào tạo ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2009).

Đòi hỏi của xã hội và nền kinh tế đối với chất lượng giáo dục ngày càng cao trong khi các điều kiện thực hiện và đảm bảo chất lượng của Trường còn hạn chế.

Tư duy quản lý của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, dạy và học vẫn còn bị ảnh hưởng khá nặng của cơ chế bao cấp.

Một trong những thách thức quan trọng nhất đối với sinh viên ngành Luật hiện nay là áp lực cạnh tranh trong ngành và áp lực bị đào thải, nên yêu cầu sinh viên phải có năng lực chun mơn vững vàng và phải tự trang bị các kỹ năng mềm cần thiết đảm bảo khả năng tư vấn tốt nhất cho khách hàng, nắm bắt và xử lý tốt các tình huống liên quan đến tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Xu thế đào tạo hiện nay của các trường đại học, hầu hết các chương trình đào tạo, sinh viên đều được trang bị kiến thức và kỹ năng tồn diện, làm việc trong mơi trường năng động. Nhưng đối với sinh viên ngành Luật phải nắm thật vững và rõ chuyên ngành, đồng thời luôn trau dồi về kiến thức kinh tế xã hội, không ngừng học hỏi, quan sát thực tế cuộc sống, tư duy độc lập, phân tích phán đốn đề xuất và giải quyết vấn đề pháp lý hiệu quả,…

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ thực trạng nêu trên về chất lượng đào tạo và QLCL đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương. Với cơ sở lý luận đã được trình bày ở chương 1 của đề tài và kết quả thực trạng QLCL đào tạo ngành Luật kinh tế của Trường Đại học

Bình Dương đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận cũng như những hạn chế đã được trình bày tại chương 2. Từ việc xây dựng mục tiêu chất lượng, chiến lược tuyển sinh, chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơng tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và hoạt động hỗ trợ người học sau đào tạo đều được quản lý theo quy định chất lượng xây dựng theo mơ hình đảm bảo chất lượng. Chúng tơi đề xuất các giải pháp QLCL đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương ở chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

NGÀNH LUẬT KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)