Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 94 - 97)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

3.2. Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đạ

3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

a. Ý nghĩa

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản vào toàn diện của giáo dục và đào tạo. Nhằm đào tạo ra một lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Chất lượng giảng dạy của giảng viên có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dạy học của Trường Đại học Bình Dương. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Đại học Bình Dương cần tăng cường quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên. Đây được xem là nhiệm vụ then chốt của người đứng đầu đơn vị.

b. Nội dung

Phát triển đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo quy định, đủ để cung cấp cho chiến lược giảng dạy trong CTĐT và phù hợp về cơ cấu trình độ, kinh nghiệm, khả năng, độ tuổi, … Trong đó, làm tốt công tác tuyển dụng đồng thời tăng cường bồi dưỡng, tạo điều kiện để GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn bản thân.

Tổ chức thực hiện quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên bao gồm: - Quản lý kế hoạch giảng dạy;

- Quản lý thời gian giảng dạy thực tế tại Nhà trường;

- Theo dõi việc thực hiện, đánh giá các kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên;

- Kịp thời nắm bắt phương pháp truyền thụ kiến thức và cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của từng giảng viên trong thời gian giảng dạy tại trường;

- Đánh giá thông qua người học;

- Công tác kiểm tra - đánh giá được thực hiện theo định kỳ và đột xuất;

- Có kế hoạch phân tích các kết quả đánh giá để kịp thời điều chỉnh và cải tiến công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên.

c. Tổ chức thực hiện

Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV đủ về số lượng và đạt về chất lượng. Việc xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV cơ hữu cho khoa là rất cần thiết và quan trọng. Việc làm này giúp Khoa chủ động trong công tác đào tạo và QLCL đào tạo cũng như mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực góp phần nâng cao vị thế và uy tín cho Trường Đại học Bình Dương nói riêng và khu vực miền Đơng và Tây Nam Bộ nói chung.

Có chính sách thu hút GV từ các trường Đại học khác về làm GV cơ hữu cho khoa. Đối với GV được tuyển dụng từ các trường Đại học khác yêu cầu phải có chun mơn cao (Trình độ từ Thạc sỹ trở lên). Đặt biệt, ưu tiên tuyển dụng những GV có chức danh Giáo sư hoặc Phó Giáo sư, tuyển dụng và đề bạt GV dựa trên đạo đức và hệ thống đóng góp thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu.

Đội ngũ GV được khuyến khích tham gia “Học - Hỏi – Hiểu Hành”. Học hỏi là một quá trình học tập liên tục, được hỗ trợ bởi các đồng nghiệp, với mục đích đạt được chất lượng cho SV. Thông qua việc học hỏi, GV nâng cao kiến thức, kinh nghiệm bằng cách làm việc với nhau trên các vấn đề thực tế và trao đổi kinh nghiệm riêng của mình.

Khuyến khích tất cả CBQL, GV tham gia vào QLCL theo các bước sau:

- Thiết kế và cung cấp CTĐT, đề cương chi tiết, giáo trình cho từng học phần một cách chặt chẽ và khoa học.

- Tạo môi trường để CBQL, GV phát huy và thể hiện khả năng, tự nguyện tham gia vào công tác QLCL.

- Lãnh đạo nhà trường là một tấm gương, hình mẫu cho q trình cải tiến liên tục, tự hồn thiện trong cuộc sống và trong công việc. Mỗi cá nhân xây dựng một kế hoạch phát triển chiến lược QLCL, cùng tham gia và đóng góp cho quản lý chất lượng CTĐT.

- Liên tục cải thiện các nguyên tắc, phương pháp và các công cụ QLCL cho đến khi tất cả đạt được một mức độ thành công về QLCL.

Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy phải quản lý nền nếp giảng dạy, quản lý nền nếp giảng dạy là quản lý việc chấp hành các quy định về hoạt động giảng dạy, giáo dục của GV và hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên, đảm bảo cho các hoạt động đó được tiến hành có nền nếp ổn định một các nghiêm chỉnh, tự giác, có hiệu suất và chất lượng cao. Cơng tác tổ chức thực hiện quản lý chất lượng giảng dạy của

giảng viên được thực hiện như sau:

- Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của giảng viên như: Xây dựng đề cương giảng dạy chi tiết; chuẩn bị giáo trình và tài liệu tham khảo, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học, xây dựng quy trình kiểm tra - đánh giá; phương tiện phục vụ dạy học, …

- Quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực; với phương châm “dạy cách học, phát huy tính chủ động của người học”; chú trọng phương pháp thảo luận nhóm, rèn luyện cho người học có kỹ năng làm việc nhóm và phối hợp trong hoạt động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Phương pháp giảng dạy cần phải phát huy tính độc lập của người học, khuyến khích họ tích cực tham gia vào việc tự phát hiện, tự học, tự nghiên cứu hơn là tập trung vào việc dạy.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về việc đổi mới phương pháp giảng dạy với sự tham gia của cán bộ quản lý, giảng viên Nhà trường.

- Động viên, khuyến khích giảng viên áp dụng các phương pháp giảng dạy mới như: Phương pháp giảng dạy nêu vấn đề; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp hội thảo; phương pháp thuyết trình có sử dụng giáo cụ trực quan; phương pháp đàm thoại … để giảng dạy nhằm khắc phục được tình trạng dạy học theo kiểu thụ động, kích thích tính tích cực, chủ động của sinh viên tham gia vào q trình học tập. Khơng có phương pháp giảng dạy nào là ưu việt tuyệt đối, với q trình giảng dạy, học hỏi và tích lũy giảng viên sẽ biết kết hợp nhuần nhuyễn với các PPGD với nhau, tùy hoàn cảnh và điều kiện học tập cụ thể để đạt được tác dụng giáo dục cao nhất nhất là đối với hoàn cảnh dịch bệnh xảy ra như 2 năm gần đây (Covid-19). Thầy chủ đạo – Trò chủ động, đan xen sử dụng phương pháp truyền thống và phương pháp giảng dạy hướng theo các mơ hình giáo dục hiện đại, sử dụng cơng nghệ hỗ trợ trong quá trình dạy và học.

- Trong giờ học giảng viên tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào bài giảng dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo mức độ tiếp thu và hiểu bài của sinh viên. Tạo điều kiện để sinh viên tham gia vào xây dựng bài mới, ngay trong giờ học đã hiểu sâu sắc các vấn đề thuộc mục tiêu bài học. Để tăng thời gian thực hành cho sinh viên, giảng viên lên lớp phải chuẩn bị chu đáo hệ thống bài tập, áp dụng các thiết bị đa phương tiện, công nghệ hiện đại trong giảng dạy. Khi giảng viên lên lớp đều phải có bài giảng, phổ biến rõ đề cương môn học và các yêu cầu sinh viên thực hiện, cần chuẩn bị trong quá trình học.

- Xây dựng các cơng cụ kiểm tra có hiệu quả về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá công tác giảng dạy, khai thác và sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học phù hợp. Đây là một chức năng quản lý quan

trọng

- Tổ chức các buổi họp chuyên môn để tạo điều kiện cho giảng viên trao đổi, rút kinh nghiệm, đánh giá, điều chỉnh nội dung giảng dạy. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ là một biện pháp chỉ đạo vừa có tính chất quản lý hành chính vừa có yếu tố sư phạm, gồm 2 loại hình cơ bản là: Họp giao ban hàng tuần giữa Ban giám hiệu và CBQL, sinh hoạt chuyên môn ở các tổ bộ môn. Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn định kỳ theo tháng, học kỳ, năm học. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đa dạng hình thức sinh hoạt offline và online để phù hợp với mọi tình huống nhằm đảm bảo hoạt động khơng bị gián đoạn.

- Tổ chức lấy ý kiến của sinh viên về hoạt động giảng dạy, giúp cho giảng viên giảm tính chủ quan trong giảng dạy, đầu tư thời gian nhiều hơn cho công việc giảng dạy và có trách nhiệm hơn với sinh viên.

- Để khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn và kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng các yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo, mỗi giảng viên phải xây dựng kế hoạch tự đánh giá và được đánh giá, Đây là một công việc rất cần thiết để giảng viên kịp thời điều chỉnh những tồn tại và phát huy những ưu điểm của mình. Nhà trường căn cứ vào kết quả kiểm tra - đánh giá của giảng viên thường xuyên này để có những định hướng thay đổi tuyển dụng và quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)