Quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 30)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.2. Các khái niệm chính liên quan đến đề tài

1.2.6. Quản lý chất lượng

Tương tự như khái niệm chất lượng, trên thực tế cũng có nhiều quan niệm khác nhau về QLCL phụ thuộc vào đặc điểm, vị trí của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Theo tác giả A Feigenbaum, QLCL “đó là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai những tham số chất lượng, duy trì và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng một cách kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng” [46].

Theo Warren Piper, QLCL đòi hỏi sự cam kết cải tiến liên tục, bao gồm 3 hoạt động: Xác lập mục tiêu và chuẩn mực; Đánh giá thực trạng đối chiếu với chuẩn; Cải tiến thực trạng theo chuẩn. Ba hoạt động này được tiến hành đồng thời, liên tục chính là hoạt động QLCL [54].

Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng TCVN ISO 5814:1994 đã xác định: “QLCL là tập hợp những hoạt động của chức năng QL chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thơng qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khn khổ hệ thống chất lượng”. QLCL có 3 chức năng chính: hoạch định chất lượng, điều khiển chất lượng và kiểm định đánh giá chất lượng [38].

ISO 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa “QLCL bao gồm các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm sốt một số tổ chức về chất lượng. Thuật ngữ QLCL được sử dụng khi nói về các phương pháp, qui trình nhằm thực hiện, quản lý các cơng việc và kiểm tra đánh giá mức độ đảm bảo các thông số chất lượng của các sản phẩm so với yêu cầu, mục đích đã xác định [35].

Xây dựng và vận hành một mơ hình QLCL phù hợp là yêu cầu tất yếu đối với mỗi cơ sở GDĐH dựa trên điều kiện cụ thể của đơn vị, việc tiến hành đánh giá toàn diện mang tính khách quan, khả thi của các mơ hình sau đó mới triển khai áp dụng. Bên cạnh đó, việc xây dựng và vận hành thành cơng một mơ hình QLCL địi hỏi phải có sự tham gia đóng góp ý tưởng và triển khai thực hiện của toàn thể cán bộ, nhân viên trong Nhà trường. Xây dựng mơ hình QLCL phù hợp sẽ khơng chỉ là cơng cụ mà cịn là “Kim chỉ nam” để các CSGD đổi mới và nâng cao hiệu quả đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)