1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề
2.3. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học
2.3.2. Thực trạng tuyển sinh đầu vào của sinh viên ngành Luật kinh tế
Cơng tác tuyển sinh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Nhà trường. Việc thực hiện tốt công tác tuyển sinh sẽ giúp Nhà trường tuyển chọn được những sinh viên có tài năng, kiến thức, kỹ năng và trình độ phù hợp với mục tiêu đào tạo của các
ngành, nghề mà Nhà trường đang đào tạo, nhằm giúp cho người học phát triển tối đa tiềm năng của bản thân bằng cách trau dồi sức khỏe, phát triển năng lực trí tuệ, bồi dưỡng các mối quan tâm, các thái độ, các giá trị đạo đức cũng như giá trị tinh thần đúng đắn.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyển sinh, ngay từ đầu mỗi năm học, Trường Đại học Bình Dương đã xây dựng cho mình kế hoạch tuyển sinh chi tiết để đảm bảo cho công tác tuyển sinh của Nhà trường đạt hiệu quả đúng với quy chế của Bộ GD&ĐT, xây dựng một quy trình hết sức chặt chẽ cả về nội dung và hình thức.
Nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý chất lượng tuyển sinh đầu vào ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương, chúng tơi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 40 CBQL, GV. Kết quả bảng khảo sát sau khi xử lý số liệu thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác tuyển sinh đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương.
TT Nội dung Kết quả thực hiện Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 𝑌̅ SL % SL % SL % SL % SL % 1. Tổ chức tuyển sinh theo quy trình và đúng quy định
9 22,5 17 42,5 11 27,5 2 5,0 1 2,5 3,78
2.
Kiểm tra phân loại hồ sơ tuyển sinh 7 17,5 19 47,5 12 30,0 2 5,0 0 0,0 3,78 3. Thông tin các chế độ, chính sách với SV theo quy định 16 40,0 14 35,0 10 25,0 0 0,0 0 0,0 4,15 4. Công tác tư vấn TS cho ngành 13 32,5 17 42,5 8 20,0 2 5,0 0 0,0 4,03 5. Công tác TS đã tuyển được các SV có chất lượng và yêu thích ngành học 6 15,0 9 22,5 12 30,0 11 27,5 2 5,0 3,15
Nhìn vào bảng 2.2 cho thấy việc tổ chức tuyển sinh đầu vào được CBQL, GV đánh giá khá cao với 22,5% ý kiến đánh giá rất tốt, 42,5% ý kiến đánh giá tốt và 27,5% ý kiến đánh giá khá tốt; còn lại là 5% ý kiến đánh giá trung bình và 2,5% ý kiến đánh giá yếu, điều này thể hiện cách tổ chức tuyển sinh vẫn còn hạn chế, cần xem xét sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Về công tác phân loại hồ sơ tuyển sinh được CBQL, GV đánh giá mức độ khá, với 95% (ĐTB = 3,78) ý kiến đánh giá ở mức độ khá trở lên và 5% ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình.
Về thơng tin các chế độ, chính sách đối với sinh viên theo quy định được CBQL và GV đánh giá ở mức tốt, với 100% ý kiến đánh giá ở mức độ khá trở lên, khơng có đánh giá ở mức trung bình, yếu.
Công tác tư vấn tuyển sinh cho ngành được CBQL, GV đánh giá ở mức tốt (ĐTB = 4,03), với 95% ý kiến đánh giá ở mức khá trở lên và 5% ý kiến đánh giá ở mức trung bình.
Cơng tác tuyển sinh đã tuyển được các sinh viên có chất lượng và yêu thích ngành học ở tiêu chí này CBQL và GV đánh giá như sau: 15% ý kiến đánh giá mức rất tốt, 22,5% ý kiến đánh giá mức tốt và 30% ý kiến đánh giá ở mức khá; 27,5% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và 5% ý kiến đánh giá ở mức yếu. Thơng qua kết quả này ta có thể thấy cơng các tuyển chọn sinh viên có chất lượng và u thích với ngành cịn hạn chế, cần xem xét và có những phương án điều chỉnh phù hợp hơn để lựa chọn được những sinh viên thật sự có đam mê, u thích ngành học và đạt chất lượng như mong muốn.
Thực tế, công tác tuyển sinh ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương được thực hiện theo kế hoạch tuyển sinh chung của Nhà trường và Bộ GD&ĐT. Vì vậy, quản lý ở đây chỉ thực hiện các công việc như tham gia xét chỉ tiêu vào ngành, đánh giá chất lượng tuyển sinh vào lớp có chất lượng cao và đặc biệt tham gia vào công tác tư vấn tuyển sinh. Kết quả thực hiện các hạng mục cơng việc này trung bình chung 𝑌̅ = 3,78 đạt mức khá. Thơng qua các đánh giá trên có thể thấy cơng tác quản lý tuyển sinh đầu vào có những điểm mạnh. Tuy nhiên, vẫn cịn một số hạn chế cần khắc phục để công tác tuyển sinh đầu vào ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương ngày càng phát huy hiệu quả.