Khái quát về khoa Luật học thuộc Trường Đại học Bình Dương

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 50 - 55)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.2. Khái quát về Trường Đại học Bình Dương

2.2.4. Khái quát về khoa Luật học thuộc Trường Đại học Bình Dương

Nếu như những năm 2010 – 2012 là giai đoạn bùng nổ của khối ngành kinh tế, tài chính ngân hàng thì hiện nay, sức hút lại đến từ các ngành luật, truyền thông,…

Kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc với sự phát triển không ngừng của các công ty, doanh nghiệp trong nước và tập đồn có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn lúc nào hết, hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế cần được đảm bảo. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế để triển khai hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.

Có thể nói, ngành Luật Kinh tế trở thành một ngành nghề không thể thiếu trong xã hội hiện đại, cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Ngành Luật kinh tế đang trở thành một ngành "hot" thu hút nhiều bạn trẻ theo học bởi đây là ngành học có nhiều cơ hội việc làm và có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Luật kinh tế (tiếng Anh là Economic Law) là một bộ phận của pháp luật về kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.

sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Một số mơn học then chốt trong chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế: Luật sở hữu trí tuệ; Pháp luật kinh doanh bất động sản; Luật đầu tư; Pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Pháp luật về quản lý thuế và các loại thuế; Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng; Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động; Luật thương mại quốc tế; Pháp luật về hải quan và Hợp đồng xuất nhập khẩu …

Ngành Luật kinh tế trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về hầu hết các luật, trong đó tập trung vào các luật liên quan đến lĩnh vực thương mại và các vấn đề kinh tế.

Xuất phát từ những nhu cầu thực tế của xã hội, khoa Luật học được thành lập theo Quyết định số 241/QĐ-ĐHBD ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Trường Đại học Bình Dương, được cho phép đào tạo bậc đại học chính quy từ năm học 2013 theo Quyết định số 1007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 3 năm 2013 cho phép mở ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Luật kinh tế, mã số 52380107.

Khoa Luật học được cho phép đào tạo bậc đại học từ xa năm học 2013 theo Quyết định số 1089/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 3 năm 2014 cho phép mở ngành đào tạo từ xa trình độ đại học ngành Luật kinh tế, mã số 52380107.

Khoa có nhiệm vụ phát triển và đào tạo đại học theo hình thức đào tạo đại học chính quy và đại học từ xa, với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho khu vực miền Đông và Tây Nam bộ.

Về đội ngũ cán bộ giảng dạy và phục vụ giảng dạy: Hiện nay đội ngũ cán bộ giảng dạy của khoa Luật học có 15 người trong đó có 01 PGS.TS; 03 Tiến sĩ; 08 Thạc sĩ; 03 Cử nhân.

Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế có thời gian đào tạo là 4 năm, sinh viên sau khi tốt nghiệp có chức danh là Cử nhân. Phân bố chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của ngành như sau:

- Kiến thức chuyên ngành

Nắm được kiến thức chung về lý luận Nhà nước, pháp luật; về hiến pháp, kinh tế vi mô và các kiến thức cơ bản về so sánh luật hoc;̣ Biết, hiểu và có thể vận dụng kiến thức cơ bản về lý luận pháp luật và Nhà nước để phân tích và giải thích các vấn đề cơ bản trong pháp luật, trong đời sống xã hội và các sự kiện pháp lý .

Hiểu và có khả năng ứng dụng kiến thức của luật học và các quan điểm lý thuyết về luật học ở các lĩnh vực pháp luật cụ thể như pháp luật dân sự, pháp luật hình sự –

hành chính, pháp luật kinh doanh và pháp luật quốc tế;

Hiểu và có năng lực ứng dụng kiến thức lý thuyết của ngành luật vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đóng góp vào việc nhận định các hiện tượng pháp lý và đưa ra phương pháp giải quyết;

- Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

Sinh viên tốt nghiệp theo chương trình Luật có thể đạt được những kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn, quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết các hợp đồng thương mại, có thể đảm nhiệm cơng tác pháp lý ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; làm việc trong các Cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; có thể tham gia các hoạt động tố tụng liên quan đến thương mại, dân sự, lao động, hành chính; có thể đảm đương cơng tác pháp chế ở các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; và có khả năng nghiên cứu, đề ra các giải pháp mang tính pháp lý ở các doanh nghiệp cũng như ở các cơ quan quản lý nhà nước.

- Vị trí việc làm sau khi ra trường

Học ngành Luật kinh tế, khi ra trường bạn dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí như:

o Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các cơng ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế;

o Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư;

o Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp;

o Nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu liên quan về pháp luật kinh tế.

o Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu Chuyên gia tư vấn nội bộ cho các cơ quan, tổ chức, Chuyên gia về nhân sự tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

o Chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài về pháp luật đầu tư tại Việt Nam.

o Chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến các hoạt động thương mại quốc tế có một trong các bên tham gia là doanh nghiệp Việt Nam.

o Chuyên viên tại các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương. o Với các công việc trên, bạn có thể khẳng định năng lực của mình tại:

o Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội;

o Cơ quan tư pháp như: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Thi hành án, Cơ quan điều tra.

o Các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý; o Các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục.

- Chuẩn đầu ra của sinh viên ngành Luật kinh tế

Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, và năng lực thực hành nghề nghiệp.

hiệu Chủ đề Chuẩn đầu ra

Trình độ năng lực

A. Kiến thức

A.1

Biết, hiểu và có thể trình bày rõ về thế giới quan, nhân sinh quan Cộng sản chủ nghĩa;

Hiểu rõ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam;

A.2

Biết, hiểu và có thể vận dụng những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội trong lĩnh vực ngành;

Hiểu, biết và vận dụng các kiến thức Quốc phịng tồn dân & An ninh nhân dân;

A.3

Nắm đươc kiến thức chung về lý luận Nhà nước, pháp luật; về hiến pháp, kinh tế vi mô và các kiến thức cơ bản về so sánh luật hoc;̣

A4

Biết, hiểu và có thể vận dụng kiến thức cơ bản về lý luận pháp luật và Nhà nước để phân tích và giải thích các vấn đề cơ bản trong pháp luật, trong đời sống xã hội và các sự kiên pháp lý;

A.5

Hiểu và có khả năng ứng dụng kiến thức của luật học vào các quan điểm lý thuyết về luật học ở các lĩnh vưc ̣ pháp luật cụ thể như pháp luật dân sự, pháp luật hình sự – hành chính, pháp luật kinh doanh và pháp luật quốc tế;

A.6

Hiểu và có khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý nói riêng và các cơng việc thực tế;

A.7

Hiểu và có năng lực ứng dụng kiến thức lý thuyết của ngành luật vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đóng góp vào việc nhận định các hiện tượng pháp lý và đưa ra phương pháp giải quyết;

hiệu Chủ đề Chuẩn đầu ra

Trình độ năng lực

A.8

Hiểu và thực hiện các quy trình giải quyết một vụ việc về pháp lý cu ̣thể;

Năng lực phát hiện các vấn đề pháp lý trong một tình huống cụ thể và phương pháp giải quyết độc lập.

B. Kỹ năng

B.1 Khả năng phân tích, xử lý thơng tin trong các việc sự kiện pháp lý bằng các phương pháp định lượng và định tính;

B.2 Tư duy phản biện thông qua đọc tài liệu, văn bản pháp luật và đặt câu hỏi về các vấn đề pháp lý phát sinh;

B.3 Làm việc nhóm có hiệu quả thơng qua các bài tập nhóm, tham gia các buổi khảo sát thực địa,...;

B.4

Viết báo cáo, trình bày, viết các bản tư vấn và bảo vệ tốt kết quả nghiên cứu;

Kỹ năng phát hiện các vấn đề xã hội;

Kỹ năng tổng hợp dữ liệu (định lượng & định tính) => khái quát hóa => sơ đồ hóa (sơ đồ tư duy);

B.5

Xây dựng bài tập thuyết trình (Powerpoint) và tích cực phản biện trong các buổi thảo luận nhóm trên lớp;

Xử lý được những tình huống khi đi thực tập, thực hành nghề trên thực địa;

B.6

Kỹ năng tự học, suy nghĩ độc lập,...; Kỹ năng viết và trình bày;

Đàm phán và thương lượng. Kỹ năng an toàn, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đồng đội: bơi liên tục được 50m; chơi tốt tối thiểu 1 môn thể thao

B.7 Kỹ năng ngoại ngữ, Kỹ năng tin học C. Thái độ, đạo đức

C.1

Tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên về chuẩn mực kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin, viết báo cáo kết quả nghiên cứu để có khả năng thực hành nghề sau khi tốt nghiệp ra trường;

C.2

Ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác và đồn kết trong cơng việc; - Ý thức sẵn sàng tham gia các công tác chuyên môn phục vụ cộng đồng xã hội.

- Quy mô tuyển sinh ngành Luật kinh tế từ năm 2013 đến năm 2020

Hình 2.2. Quy mơ sinh viên ngành Luật kinh tế từ 2013 – 2020

Căn cứ số liệu thống kê từ hình 2.2 cho ta thấy số lượng sinh viên tuyển sinh đầu vào giảm dần qua các năm, trong 5 năm đầu vào khoảng 350 – 400 SV và trong 3 năm gần đây quy mô này giảm xuống đáng kể vào khoảng 50 – 100 SV. Số lượng sinh viên năm 2020 giảm gấp 5,6 lần so với năm 2013. Ngun nhân ở đây chính là sự bão hịa về nhu cầu học tập, và sự dư thừa nguồn nhân lực trong thị trường lao động. Mặc khác, số lượng GVCH ít, ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển sinh của ngành.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)