Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà trường và các cơ sử sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 104 - 106)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

3.2. Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đạ

3.2.8. Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà trường và các cơ sử sử dụng lao động

động ngành Luật kinh tế

a. Ý nghĩa

Cần có những mối quan hệ với nhà tuyển dụng, tranh thủ các ý kiến đóng góp của họ trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo của ngành, đáp ứng nhu cầu xã hội. Qua đó tạo cơ hội cho sinh viên có điều kiện trãi nghiệm trước khi ra trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên.

b. Nội dung

Phối hợp với cơ quan, doanh nghiệp để sinh viên đến thực tập theo kế hoạch của ngành đào tạo.

Tham khảo các ý kiến nhận xét sinh viên sau khi thực tập để rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo.

Thu thập thông tin để tư vấn việc làm cho sinh viên trước khi ra trường.

c. Tổ chức thực hiện

Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, gắn liền hoạt động Nhà trường với hoạt động cơ quan, doanh nghiệp theo hướng liên kết đào tạo sẽ đạt kết quả cao nhất. Sinh viên ngành Luật kinh tế có khoảng 2 tháng để trải nghiệm thực tế, tại đây có cơ hội đến các cơ quan, công ty, doanh nghiệp để tham quan, thực tập nghề nghiệp. Điều này giúp cho sinh viên hiểu biết được phần nào về công việc mình có thể làm trong tương lai, có ý tưởng để chọn nơi làm việc phù hợp với ngành học và nguyện vọng cá nhân. Các giảng viên cũng có cơ hội tiếp xúc với CBQL, lãnh đạo công ty để nắm bắt yêu cầu về chuyên môn, nhu cầu nhân sự từ đó chỉnh sửa chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tế. Do chương trình đào tạo đa lĩnh vực, đảm bảo sinh viên ra

trường có thể xin được việc làm ở bất cứ công ty nào thuộc lĩnh vực đào tạo, nhưng ngược lại không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu chun mơn do cơng ty bố trí. Do đó sau khi được tuyển dụng, người lao động phải mất một thời gian để làm quen với công việc hoặc phải qua bồi dưỡng hoặc đào tạo thêm chuyên môn.

Việc đào tạo nguồn nhân lực nhất thiết phải hướng vào nhu cầu về nhân lực. Người học sau khi tốt nghiệp phải được sử dụng đúng chỗ để đáp ứng được yêu cầu công việc. Mục tiêu đào tạo phải được xác định đúng, chương trình đào tạo phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực. Thời gian qua chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành chưa thực sự dựa trên kết quả thăm dò nhu cầu của xã hội, xây dựng chương trình chưa đạt đến mức phù hợp với thực tiễn của xã hội.

Cơ chế hợp tác giữa trường Đại học với doanh nghiệp là đặc trưng lớn nhất của nền giáo dục hiện đại thế giới. Muốn có được thành công trong việc hợp tác này chúng ta cần phát huy các mối quan hệ, đẩy mạnh việc tìm hiểu và xác định các tiêu chí mà người tuyển dụng đòi hỏi đối với ngành đào tạo và các kỹ năng mà người lao động cần có theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chúng ta cần chủ động trong việc bắt tay với nhà tuyển dụng, cần phải xích gần nhau hơn, cần cho cả hai bên thấy rằng hợp tác đào tạo là để giải quyết thỏa đáng lợi ích của hai bên.

Lợi ích lớn nhất mang lại cho nhà tuyển dụng là giúp họ có được nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển của đơn vị mà khơng cần tốn thời gian, chi phí để đào tạo lại, khơng tốn chi phí tuyển dụng. Thay vào đó nhà tuyển dụng chỉ cần “đặt hàng” với chúng ta để đào tạo nguồn nhân lực đúng theo yêu cầu. Như vậy, chúng ta đã đem lại cho nhà tuyển dụng một tài sản vô cùng quý giá trong tương lai. Ngược lại, sự hợp tác này giúp chúng ta trong việc giải quyết đầu ra trong sinh viên và qua đó chúng ta nắm bắt được cụ thể yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp… nhằm làm cơ sở cho việc thiết kế nội dung chương trình đào tạo, tuyển chọn và phát triển đội ngũ giảng viên. Sự liên kết đào tạo cũng giúp cho chúng ta có được nguồn kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, phát triển thương hiệu, thu hút đầu vào… Sản phẩm đào tạo là cầu nối, gắn kết giữa Nhà trường với nhà tuyển dụng, sự gắn kết được thể hiện ở 3 khâu chủ yếu: đầu vào, cơng nghệ đào tạo, đầu ra; trong đó đầu ra là khâu quan trọng quyết định nội dung của các khâu còn lại.

Liên kết đào tạo với nhà tuyển dụng cịn giúp cho sinh viên có cơ hội được tiếp cận với mơi trường làm việc sớm trong quá trình học. Đồng thời nhà tuyển dụng cũng có cơ hội lựa chọn, hướng nghiệp cho những sinh viên có những năng lực phù hợp cho vị trí cơng việc đang cần. Việc này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên, marketing, PR…

nhận thức và quyết tâm của các cấp lãnh đạo giữa Nhà trường với nhà tuyển dụng. Tiếp đến là cần có cán bộ chuyên trách để làm cầu nối liên kết, điều phối chuyên nghiệp các hoạt động đào tạo. Cả hai “nhà” đều tích cực trong việc xây dựng chiến lược trên cơ sở tư vấn hai bên cùng có lợi và cùng đi đến đích chung là đào tạo ra đội ngũ nhân lực phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)