1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.2. Các khái niệm chính liên quan đến đề tài
1.2.7. Quản lý chất lượng đào tạo
Chất lượng nguồn nhân lực luôn là vấn đề được quan tâm trong bất cứ ngành nghề, trong bất cứ quốc gia nào. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố , trong đó q trình đào tạo giữ vai trị then chốt. Vì thế, nhiệm vụ của các CSGD là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội, giúp người học dễ dàng tiếp cận với thị trường lao động ngay sau khi ra trường.
toàn bộ các yếu tố của quá trình đào tạo (từ yếu tố đầu vào đến quá trình và đầu ra) nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu đã định.
Thành tố quan trọng nhất trong hệ thống QLCL đào tạo chính là các quy trình, hướng dẫn được thiết kế cho từng yếu tố và tới từng công việc cụ thể đã cấu thành nên Đầu vào, quá trình và đầu ra của đào tạo.
Từ những quan điểm trên, có thể rút ra kết luận, QLCL đào tạo thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu đào tạo và phù hợp với mục tiêu phát triển KT – XH của đất nước, gắn liền với các yêu cầu về số lượng, nhu cầu của khách hàng và mang tính xã hội lịch sử.
Như vậy, QLCL đào tạo là “QLCL tất cả các lĩnh vực tạo nên chất lượng trong một trường đại học. Nó bao gồm một hệ thống hoạt động quản lý phức tạp với sự tham gia và tương tác lẫn nhau của nhiều thành tố từ đầu vào, quá trình đào tạo cho tới đầu ra. Chất lượng hoạt động của mỗi thành tố đều ảnh hưởng tới chất lượng chung của quá trình”.
Các cấp độ quản lý chất lượng:
Với sự phát triển của xã hội lồi người, cơng nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển, hàng hoá được sản xuất ngày càng nhiều và con người ngày càng quan tâm đến chất lượng bởi vì con người muốn có các mặt hàng tốt hơn, muốn được phục vụ tốt hơn. Chính vì lẽ đó mà khoa học quản lý chất lượng được hình thành, trước hết ở trong cơng nghiệp, sau đó được đưa vào áp dụng cho giáo dục đại học.
Ba cấp độ quản lý chất lượng được nhiều người biết đến là: Kiểm soát chất lượng (Quality Control), Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) và Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management).
- Kiểm soát chất lượng (Quality Control): là thuật ngữ lâu đời nhất về mặt lịch sử
của khoa học quản lý. Nó bao gồm việc kiểm tra và loại bỏ các thành phẩm hay sản phẩm cuối cùng không thỏa mãn các tiêu chuẩn đã đề ra trước đó, trong giáo dục việc thanh tra, kiểm sốt xem sản phẩm giáo dục có đạt tiêu chuẩn chất lượng đặt ra ban đầu hay khơng. Q trình này diễn ra sau khi sinh viên đã hồn thành khóa học, sản phẩm giáo dục ra đời. Những chuẩn mực là do cấp trên xác định và đưa xuống cấp dưới thực hiện, lúc này cấp trên đóng vai trị thanh tra, kiểm sốt về chất lượng.
- Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance): Khác với kiểm soát chất lượng, đảm
bảo chất lượng là quá trình xảy ra trước và trong quá trình đào tạo. Kiểm soát chất lượng tập trung vào việc phòng ngừa những sản phẩm đào tạo kém chất lượng. Chuẩn chất lượng đã được thiết kế trước khi tổ chức đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra có đầy đủ thuộc tính của chuẩn. CLĐT được kiểm sốt ngay trong q trình thực hiện từ khâu đầu đến khâu cuối theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo khơng có sai
phạm trong bất kì khâu nào. Trách nhiệm về CLĐT thuộc về mọi thành viên trong Nhà trường, chứ không chỉ của những người lãnh đạo. Để đánh giá và duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng, sự can thiệp của bên ngồi được chú trọng thơng qua các hình thức phổ biến như: Thanh tra chất lượng (Quality Inspection) và Kiểm định chất lượng (Quality Accreditation).
- Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management – TQM): Hệ thống
TQM là phương thức tiếp tục và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng. Nó có quan hệ mật thiết với các phương thức QLCL trước đó. Mục tiêu cao nhất của TQM là làm hài lòng các đối tượng khách hàng, phải hướng đến phục vụ khách hàng ở mức tốt nhất có thể. Đó là cung ứng cho khách hàng những thứ họ cần, đúng lúc họ cần và theo cách thức họ cần, thỏa mãn và vượt cả những mong đợi của họ. Muốn đạt được những điều này phải bằng cách nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên và của cả tổ chức bằng cam kết về chất lượng, cải tiến liên tục, xây dựng nền văn hóa trong tổ chức. TQM trong QLCL tại các trường đại học là QLCL tất cả các hoạt động về GD&ĐT (giảng dạy, học tập, NCKH, …), QLCL công việc của mọi thành viên (từ hiệu trưởng xuống tới sinh viên), QLCL ở mọi thời điểm của quá trình đào tạo (từ đầu vào cho tới đầu ra). Căn cứ vào mục tiêu đã xây dựng, tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh thường xuyên, cải tiến liên tục, giảm thiểu những sai sót trong q trình đào tạo, nhằm tạo ra những sản phẩm giáo dục tốt nhất đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.