1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề
3.2. Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đạ
3.2.5. Tăng cường quản lý chất lượng học tập của sinh viên
a. Ý nghĩa
Cùng với nhiệm vụ quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên, quản lý chất lượng học của sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học ở Nhà trường. Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng học tập của sinh viên là nền tảng có việc dạy và học đạt chất lượng và hiệu quả cao.
Quản lý chất lượng học tập của sinh viên được phản ánh thông qua đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm về kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Từ đó giúp cho sinh viên có phương pháp học tập tốt hơn, năng động, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo và nhu cầu tuyển dụng.
b. Nội dung
Công tác quản lý hoạt động của sinh viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; đặc biệt là quản lý hoạt động học tập, tự học, kiểm tra và tự kiểm tra của sinh viên có vai trị quan trọng nhất.
Do đó, cần giáo dục cho sinh viên có thái độ, động cơ học đúng đắn; xây dựng nội quy, nề nếp học tập thống nhất; định hướng cho sinh viên cách tiếp cận, tiếp thu kiến thức, các phương pháp học tập tiên tiến để sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tìm tịi sáng tạo.
Tăng cường quản lý hoạt động tự học chuẩn bị bài và hoạt động học tập trên lớp của sinh viên.
c. Tổ chức thực hiện
Công tác quản lý chất lượng học tập trên lớp của sinh viên được thực hiện theo các quy trình sau:
- Mỗi lớp học là một đơn vị học tập có tổ chức tự quản: Phòng Quản lý Đào tạo và Cơng tác Sinh viên quản lý tồn bộ hồ sơ sinh viên nhập học, đồng thời phân công Giáo viên chủ nhiệm, Cố vấn học tập để trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn các hoạt động của lớp, hướng dẫn các quy định của Bộ GD&ĐT, của trường… Đây là khâu then chốt tác động đến quá trình định hướng, lập kế hoạch học tập trong tồn khóa học của sinh viên. Nếu quản lý, định hướng đúng sẽ có tác động tích cực đến sinh viên và ngược lại.
- Tổ chức các khóa học tập, rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên với nhiều hình thức đa dạng, sinh động. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ học thuật như: CLB Phiên tòa sinh viên, CLB Đấu trường dân luật, CLB Hành nghề Luật, CLB Pháp luật học đường, CLB Anh văn … Bên cạnh các câu lạc bộ về học thuật, tăng cường các hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội sinh viên để cùng tổ chức các hoạt động ngồi giờ, tích cực lơi cuốn sinh viên tham gia. Có kế hoạch cụ thể phát triển các phong trào sinh viên tình nguyện mùa hè xanh, ngày Chủ nhật xanh, ngày Thứ bảy tình nguyện, hoạt động Hiến máu nhân đạo, chương trình đền ơn đáp nghĩa … Thơng qua các hoạt động giúp sinh viên nâng cao nhận thức, “Trách nhiệm với bản thân – Trách nhiệm với gia đình – Trách nhiệm với xã hội – Trách nhiệm với thiên nhiên”.
- Xây dựng mối quan hệ, kênh thơng tin liên lạc với gia đình sinh viên, với các tổ chức chính quyền, tổ chức xã hội … Xây dựng thành một bộ hồ sơ cho từng sinh viên. Từ đó, Nhà trường – Gia đình – Địa phương có kế hoạch bàn bạc góp phần định hướng để tạo mơi trường tích cực cho cơng tác học tập và rèn luyện của sinh viên bên ngoài Nhà trường.
Quản lý hoạt động tự học của sinh viên là biết xây dựng một chương trình hợp lý, có cơ sở khoa học phù hợp với từng cá nhân, tối ưu hoá hoạt động tự học của bản thân. Kỹ năng này bao gồm kỹ năng phát hiện, xác định và lựa chọn vấn đề tự học, các thứ tự công việc cần làm, sắp xếp thời gian cho từng công việc một cách hợp lý với điều kiện và phương tiện hiện có, cụ thể là sinh viên biết đặt kế hoạch tự học phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ học tập:
- Trong những giờ học đầu tiên, cần giới thiệu kỹ đề cương chi tiết học phần (công bố trên mạng hoặc gửi để sinh viên nghiên cứu trước khi môn học bắt đầu): Thông báo (và thỏa thuận) với sinh viên rõ ràng về mục tiêu, chuẩn đầu ra của học
phần. Thơng qua đó, cần làm cho sinh viên hiểu rõ: Vị trí, ý nghĩa của học phần trong chương trình đào tạo của khóa học. Mỗi học phần thường đảm nhận một vài chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, chúng có mối liên hệ với các học phần trước và sau nó, qua đó sinh viên phải hiểu được vì sao phải học học phần này. Nội dung học phần này sẽ được sử dụng cho các học phần tiếp theo như thế nào hoặc sẽ được sử dụng trong hoạt động nghề nghiệp (ứng với các vị trí việc làm) sau khi tốt nghiệp. Cấu trúc tổng quát của học phần, phương thức tổ chức học học phần.
- Kế hoạch và phương thức học tập, các sản phẩm cần hoàn thành khi kết thúc môn học (là cơ sở để sinh viên lập kế hoạch học và tự học học phần); giới thiệu các tài liệu học tập môn học (không nên chỉ dùng một giáo trình hay tài liệu bài giảng môn học, điều này rất có ý nghĩa rèn kỹ năng thu thập, tìm kiếm thơng tin có liên quan đến nội dung học tập). Tổ chức lớp học và thống nhất cách thức làm việc, gửi và nhận thông tin phản hồi giữa giảng viên và sinh viên ngoài giờ học trên lớp. Việc giới thiệu kỹ đề cương chi tiết học phần rất có ý nghĩa giúp sinh viên hình thành động cơ, mục đích học; chủ động lập kế hoạch học tập phù hợp giữa yêu cầu của học phần với điều kiện học tập của từng cá nhân.
- Hướng dẫn sinh viên cách học chủ động: nghe chủ động, tìm kiếm thơng tin, tài liệu; ghi chép bài chủ động, nghiên cứu tài liệu học có suy tư, trải nghiệm và liên hệ. Cách ghi nhớ nội dung học tập theo vấn đề, logic (dùng sơ đồ tư duy hay bản đồ khái niệm).
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
- Áp dụng mơ hình “lớp học đảo ngược” bằng cách thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập (chú ý đáp ứng các mục tiêu bậc cao: tổng hợp, đánh giá, sáng tạo) và giao nhiệm vụ (có thể giao theo cá nhân hoặc theo nhóm), yêu cầu sinh viên thực hiện và trình bày kết quả trong các buổi thảo luận/seminar; trong đó khuyến khích sinh viên trình bày quan điểm riêng, bổ sung/cập nhật tài liệu, thơng tin có liên quan. Biện pháp này có ý nghĩa đối với rèn khả năng tự thu thập, xử lý thơng tin, thể hiện/thuyết trình, khả năng hợp tác làm việc theo nhóm một cách hiệu quả cho sinh viên.
- Đa dạng hóa các hình thức đánh giá: Thực hiện đánh giá quá trình (qua quan sát và phân tích kết quả/sản phẩm của sinh viên trong các giờ thảo luận) và phản hồi
liên tục trong suốt q trình dạy và học (thơng qua hộp thư điện tử chẳng hạn); quy định tỷ trọng đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc (theo đặc điểm học phần); đánh giá qua bài tập thu hoạch vận dụng tổng hợp dưới dạng đồ án mơn học, khuyến khích sinh viên tự đề xuất các đề tài/vấn đề nghiên cứu gắn với định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp.
Xác định tăng cường công tác quản lý chất lượng học tập của sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Trang bị, bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Yêu cầu giảng viên giao các bài tập tự học cho sinh viên và có chế độ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
Động viên và khen ngợi kịp thời những sinh viên giỏi trong quá trình học tập để tạo động lực phấn đấu của sinh viên, đồng thời hỗ trợ kịp thời cho sinh viên còn hạn chế trong học tập. Định kỳ tổ chức các đợt khảo sát, đánh giá nhận thức về chất lượng đào tạo của sinh viên.
Thực hiện theo dõi sinh viên sau khi tốt nghiệp nhằm giúp lãnh đạo Nhà trường biết được chất lượng sản phẩm Nhà trường đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Thiết lập và duy trì mối liên lạc thường xuyên và định kỳ với các nhà tuyển dụng để có được những ý kiến đánh giá từ phía họ và chất lượng sản phẩm đào tạo của Nhà trường. Từ đó có biện pháp điều chỉnh và cải tiến trong công tác quản lý chất lượng học tập của sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.