Đổi mới hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 100 - 102)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

3.2. Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đạ

3.2.6. Đổi mới hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập

a. Ý nghĩa

Hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập rất quan trọng, nó phản ánh được chất lượng giảng dạy, khả năng học tập tiếp thu bài giảng của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành Luật Kinh tế ở Trường Đại học Bình Dương.

Để đảm bảo cơng tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên thì phải căn cứ vào quy chế, các quy định để xây dựng và ban hành nội quy thi cử, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp phù hợp với điều kiện của Nhà trường.

b. Nội dung

Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải phù hợp chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo, trong đó quy định cụ thể các công việc chuẩn bị, tổ chức hoạt động thi, kiểm tra; ra đề thi, kiểm tra; chấm thi, công nhận tốt nghiệp và các hình thức xử lý vi phạm nhằm đảm bảo chính xác, cơng bằng, khách quan trong q trình thi, kiểm tra và cơng nhận tốt nghiệp.

CBQL cần nắm được tình hình giảng viên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên như nộp đề thi, đáp án, tham gia coi thi, chấm thi, chấm

thi, trả bài thi, chấm phúc khảo … theo đúng quy định, quy chế của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

Ngoài ra, còn phải tăng cường ý thức trách nhiệm và bồi dưỡng năng lực trong việc tổ chức thi, kiểm tra; quán triệt đầy đủ nội quy, quy chế cho đội ngũ giảng viên.

c. Tổ chức thực hiện

Hồn thiện chính sách về kiểm tra, đánh giá là một vấn đề cốt yếu của các CSGD. Giải pháp này Nhà trường cần đảm bảo kiểm tra - đánh giá được tổ chức định kỳ theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy chế cụ thể của Trường Đại học Bình Dương. Cụ thể như sau:

- Xây dựng một Quy chế riêng, hoàn chỉnh về kiểm tra, đánh giá tại Trường Đại học Bình Dương để đảm bảo cho hoạt động kiểm tra, đánh giá đạt được các nguyên tắc đề ra và hạn chế những tiêu cực. Tạo điều kiện thuận lợi cả về tinh thần và vật chất cho các đối tượng liên quan. Quy chế về KT-ĐG cần quy định đầy đủ các nội dung liên quan, bao gồm: Nhiệm vụ của KT-ĐG trong Nhà trường; Tiêu chuẩn, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan; Yêu cầu đối với từng khâu trong quy trình KT-ĐG; Quy định về điều kiện tốt nghiệp, quy định về cấp văn bằng, chứng chỉ; Chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với SV, CBQL, GV; Chính sách tài chính.

- Bổ sung chính sách đối với người học góp phần tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho người học.

Nâng cao nhận thức của CQBL, GV và SV về kiểm tra, đánh giá. Nhận thức đúng đắn về kiểm tra, đánh giá sẽ giúp các đối tượng liên quan đến hoạt động quản lý KT-ĐG sẽ có những hành động đúng, tự giác và tích cực, góp phần quan trọng làm cho KT-ĐG được thực hiện nghiêm túc và đạt mục tiêu mong muốn. Để đạt được những mục tiêu trên chúng ta cần:

- Quán triệt đến CBQL, GV và yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên nắm vững và vận dụng các quy chế thi, kiểm tra, các hình thức kiểm tra, đánh giá đối với sinh viên. Để công tác coi thi, chấm thi đạt kết quả, Nhà trường lập kế hoạch chi tiết, phân công coi thi đúng quy định, nghiêm túc.

- Phổ biến rộng các quy chế, chế tài áp dụng khi quy phạm quy chế cụ thể cho tồn thể sinh viên. Giải thích cho GV và phụ huynh những quy định và mục đích, vài trị của KT-ĐG bằng nhiều hình thức linh hoạt.

- Việc coi thi do cán bộ và giảng viên tại Nhà trường phụ trách. Sau các buổi thi, sẽ tiến hành cắt phách và niêm phong bài thi, bài thi sẽ được chuyển đến giảng viên chấm và gửi kết quả điểm.

- Quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập qua các kỳ thi hết sức chặt chẽ và nghiêm túc. Quản lý điểm thi theo quy trình do Trung tâm Khảo thí Trường Đại học

Bình Dương ban hành và được xử lý số liệu đảm bảo an toàn tuyệt đối.

- Đảm bảo thời gian hồn thành cơng tác chấm thi và công bố kết quả thi theo quy định. Tiếp nhận giải quyết và phản hồi kịp thời ý kiến của sinh viên về kết quả thi, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập.

Đầu tư kinh phí cho hoạt động kiểm tra, đánh giá như:

- Có chế độ bồi dưỡng cho cán bộ, GV tham gia công tác KT-ĐG như chế độ lương theo vị trí cơng việc và chế độ thù lao tính theo hiệu quả công việc, thù lao coi thi, chấm thi, phúc khảo…

- Đầu tư một số trang thiết bị thiết yếu đáp ứng yêu cầu công việc của CBQL, GV. Đầu tư các phần mềm trong tổ chức thi, quản lý ngân hàng đề thi, bảo mật đề thi, kết quả thi theo hướng hiện đại trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đào tạo, bổi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động kiểm tra, đánh giá góp phần nâng cao nghiệp vụ về KT-ĐG cho CBQL, GV một cách khoa học và đạt được các mục tiêu đề ra. Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho chuyên gia biên soạn ngân hàng câu hỏi, đề thi. Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ tham gia công tác coi thi, chấm thi.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm cảnh báo được những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra giúp bộ phận quản lý và GV có phương án điều chỉnh kịp thời, hạn chế tối đa những sai sót, tiêu cực. Phát hiện kịp thời những sai sót, tiêu cực để ngăn chặn và xử lý kịp thời đảm bảo hoạt động KT-ĐG khách quan, cơng bằng và chính xác. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, của hệ thống được đảm bảo, tạo dựng được lòng tin trong xã hội.

Nội dung thi đảm bảo tính tồn diện, gắn liền lí luận với thực tiễn, tránh tình trạng chỉ tái hiện tính đơn thuần của lý thuyết mà thiếu tính vận dụng sáng tạo. Tùy thuộc đặc trưng từng môn học, cho phép lựa chọn trọng số điểm kiểm tra và điểm kết thúc học phần phù hợp nhằm đảm bảo tính chính xác, đồng thời cũng tạo động lực thúc đẩy sự thi đua học tập trong sinh viên. Quan tâm chú trọng hơn đến cả hình thức kiểm tra đánh giá như: tiểu luận, bài tập lớn, tổng luận mơn học. Bởi vì, các hình thức này có ưu thế trong việc phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, phản ánh khả năng thao tác của người học một cách cụ thể, rõ ràng.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)