Khái quát quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 46 - 47)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận làm cơ sở khoa học, tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng đào tạo và thực trạng quản lý QLCL đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo của ngành trong thời gian tới.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng Quản lý chất lượng tuyển sinh đầu vào; Quản lý chương trình đào tạo; Quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên; Quản lý chất lượng kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên; Quản lý chất lượng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Quản lý hỗ trợ người học sau đào tạo.

Phiếu hỏi số 01: Khảo sát thực thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương dành cho cán bộ quản lý, giảng viên.

Phiếu hỏi số 02: Hỏi ý kiến SV, HV về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương.

Phiếu hỏi số 03: Mẫu phiếu trưng cầu ý kiến Cơ quan, Doanh nghiệp sử dụng lao động về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương.

Phiếu hỏi số 04: Hỏi ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương.

2.1.3. Đối tượng, phạm vi khảo sát

- Khách thể điều tra: 20 CBQL của Trường Đại học Bình Dương; 20 GV khoa Luật học; 240 sinh viên ngành Luật kinh tế; 140 Cơ quan, Doanh nghiệp tại Bình Dương và Cà Mau.

- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế

- Phạm vi nghiên cứu: Khoa Luật kinh tế, các cơ quan, doanh nghiệp tại Bình Dương và Cà Mau.

- Về thời gian: số liệu được thu thập từ giai đoạn từ năm 2013 – 2020, thực hiện điều tra ở giai đoạn tháng 1/2021 đến tháng 5/2021.

2.1.4. Tổ chức khảo sát

trong trường, GV của khoa, sinh viên ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương.

Đối với chuyên gia và cơ quan doanh nghiệp tác giả tiến hành thu thập thông tin bằng cách gửi phiếu điều tra qua email, qua đường bưu điện.

2.1.5. Xử lý số liệu

Sau khi thu thập đầy đủ số liệu, tác giả tiến hành xử lý và phân tích các kết quả điều tra, các yếu tố ảnh hưởng đến QLCL đào tạo ngành Luật kinh tế bằng phần mềm thống kê SPSS 20. Phân tích thống kê mô tả số liệu về: Đánh giá chung về chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương; QLCL tuyển sinh đầu vào, QLCL chương trình đào tạo; QLCL đội ngũ cán bộ giảng viên; QL công tác kiểm tra – đánh giá; QLCL cơ sở vật chất – thiết bị dạy học; QL hoạt động hỗ trợ người học sau đào tạo; Đánh giá của CQ, DN về mức độ đáp ứng công việc của sinh viên ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương sau khi tốt nghiệp; Ý kiến của chuyên gia về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương.

Kết quả đánh giá được quy đổi như sau: Rất tốt: 5 điểm; Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; Trung bình: 2 điểm và Yếu: 1 điểm.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)