1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.4. Quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế
1.4.3. Quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên
Chất lượng dịch vụ đào tạo được tổng hợp từ nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về đội ngũ giảng viên giữ vai trò quan trọng. Với mỗi chương trình đào tạo khác nhau, chất lượng của đội ngũ giảng dạy sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của chương trình đào tạo đó. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào khả năng sư phạm cũng như kiến thức và trình độ chun mơn mà người giảng viên được đào tạo cũng như tích lũy kinh nghiệm thực tế để truyền đạt đến người học.
Theo Fallow & Steven (2000) thì cho rằng để đánh giá chất lượng giảng viên cần dựa vào các tiêu chí sau:
- Kiến thức chun mơn tốt: người giảng viên phải có kiến thức chun mơn sâu rộng cả về lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời để nâng cao chất lượng giảng dạy, người giảng viên cần không ngừng cập nhật kiến thức mới đáp ứng nhu cầu giảng dạy cho sinh viên.
- Khả năng sư phạm và truyền đạt kiến thức giỏi: bao gồm cả sự thuần thục về chuyên môn lẫn năng lực giao tiếp.
- Kinh nghiệm thực tế: giúp cho giảng viên có thể ứng dụng một cách phong phú những kinh nghiệm thực tế vào bài giảng của mình đồng thời giúp sinh viên cọ sát hơn với thực tế những kiến thức trong bài giảng.
- Sự hòa đồng, gần gũi, thân thiện và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến q trình giảng dạy và cũng là yếu tố giúp cho người học đạt đến chất lượng học tập cao hơn.
- Khả năng giao tiếp: giúp sinh viên tự suy nghĩ, phát triển tư duy sáng tạo trong quá trình học.
- Tiếp thu ý kiến phản hồi: người giảng viên cần phải học cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ phía người học cũng như từ đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện và bổ sung thêm nhiều kiến thức cho mình.
Vì vậy, từ các tiêu chí trên trường đại học phải xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, đồng bộ về cơ cấu để đảm bảo hoạt động giảng dạy đạt chất lượng. Đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chun mơn, nghiệp vụ thích hợp, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ GD&ĐT.
1.4.4. Quản lý chất lượng hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng và có mối liên hệ khăng khít với nhau, trong đó kiểm tra là phương tiện cịn đánh giá là mục đích vì khơng thể đánh giá mà khơng dựa vào kiểm tra.
Phương pháp kiểm tra là phương pháp thường xuyên quá trình học tập của học sinh. Mục đích của việc kiểm tra là tích cực hóa hoạt động nhận thức của SV, tăng cường chất lượng học tập. Kiểm tra còn là một khâu quan trọng của quá trình dạy nhằm đánh giá kết quả học tập. Kiểm tra, thi cử được tổ chức nghiêm túc có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục và đào tạo. Kiểm tra có nhiều loại: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra lý thuyết, kiểm tra thực hành, kiểm tra trong giờ học, kiểm tra trong một giờ riêng, mức độ cao nhất là thi. Cách thức làm bài kiểm tra phổ biến hiện nay là: kiểm tra vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm.
Phương pháp đánh giá kết quả học tập là xác định giá trị khách quan kết quả học tập của học sinh, bằng cách so sánh nó với một chuẩn (có thể là mục tiêu môn học hay mục tiêu đơn vị kiến thức, thường diễn đạt bằng thang điểm) và gán cho nó một điểm hoặc một nhận xét. Đánh giá là bước tiếp theo của kiểm tra và thi. Kiểm tra là cầu nối giữa dạy và đánh giá, tạo thành quá trình dạy học. Cũng như kiểm tra đánh giá có chức năng giáo dục. Cho nên phải tiến hành tốt việc đánh giá học sinh.
Kiểm tra đánh giá là một biện pháp để tạo ra thông tin ngược, kết quả kiểm tra đánh giá cho thấy những chỗ mạnh, chỗ yếu, cái làm được, điều chưa đạt được trong q trình dạy học nói chung và trong mỗi giờ học nói riêng. Kết quả kiểm tra đánh giá có tác dụng to lớn đối với người dạy, người học và các cấp quản lý.
Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời hoạt động dạy học. Kiểm tra đánh giá không chỉ cho biết kết quả của hoạt động dạy- học mà còn là động lực thúc đẩy người học tự điều chỉnh phương pháp một cách hiệu quả hơn.