CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN KHOA HỌC 5.1 Mục đích của bảo vệ luận văn, luận án khoa học

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 47 - 48)

7. Kết luận: Trình bày những kết quả mới của đề tài một cách ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng để trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu ở phần đặt vấn đề Các

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN KHOA HỌC 5.1 Mục đích của bảo vệ luận văn, luận án khoa học

5.1. Mục đích của bảo vệ luận văn, luận án khoa học

Sau khi hình thành bản Luận văn khoa học, luận án khoa học nhà nghiên cứu cần tập trung vào các công việc cuối cùng, có ý nghĩa quyết định. Đó là sự chuẩn bị và bảo vệ chính thức luận văn. Trong phương ngôn thường có câu: “Nếu trong 100 bước, bạn đã đi được 99 bước, thì chớ nên cho rằng mình đã đi được một nửa đoạn đường”.

Việc đánh giá các đề tài khoa học là công việc thường xuyên và rất quan trọng của các tổ chức và cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học. Mục đích của việc đánh giá nhằm:

a. Xem xét tính khách quan của các phương pháp nghiên cứu và hiệu quả của quá trình tổ chức nghiên cứu.

b. Đánh giá chất lượng, giá trị đích thực của các tác phẩm khoa học, ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển của khoa học và việc ứng dụng chúng trong thực tiễn sản xuất và đời sống.

c. Đánh giá hoạt động của nhà khoa học hay tập thể các nhà khoa học trong sự phối hợp làm việc. Đối với sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh... đánh giá luận văn là xem xét quá trình học tập và nghiên cứu, nhằm xét phong học vị cho đối tượng này.

Ngoài ra, đánh giá để nghiệm thu một đề tài khoa học còn là một hoạt động bắt buộc tổ chức và quản lý các hoạt động khoa học, là biện pháp quan trọng để công nhận giá trị của sản phẩm, tìm tòi phương hướng cho sự phát triển tương lai của công việc nghiên cứu đối với các đề tài tiếp theo.

Trong quá trình đánh giá Luận văn khoa học, chất lượng và hiệu quả của đề tài, được coi là nhân tố hàng đầu. Việc đánh giá phải dựa trên các chỉ tiêu và định mức cụ thể. Các chỉ tiêu đánh giá rất phong phú và đa dạng, song cũng có thể tìm thấy những điểm tương đồng: đó là tính chân thực, mới lạ, sáng tạo, khoa học của đề tài; là giá trị lý luận và thực tiễn do kết quả của chúng mang lại. Giá trị của một đề tài khoa học được thể hiện ở một số mặt sau đây:

- Thứ nhất: phải đánh giá chất lượng và số lượng những thông tin mới của tác phẩm.

Đó là những kiến thức bổ sung, hoàn thiện cho lý thuyết môn khoa học hiện có.

- Thứ hai: Khả năng áp dụng các thành quả khoa học vào thực tiễn, khai thông cho

các hoạt động của thực tiễn. Bởi vì, mục đích của nghiên cứu khoa học là phát triển nền sản xuất xã hội, nên ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, tạo ra các quy trình công nghệ mới phát triển một ngành, nghề nào đó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thí dụ: Ngành thể dục thể thao đã nghiên cứu đề tài: “Lập sơ đồ phân bố và phát triển thể dục thể thao của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2000”. Đề tài có giá trị định hướng rất lớn đối với việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao vì mục đích sức khỏe và nâng cao thành tích các môn thể thao, trước hết là các môn thể thao mũi nhọn của nước ta hơn một chục năm qua.

- Thứ ba: Luận văn khoa học còn có ý nghĩa về mặt xã hội, bởi vì thông qua kết quả làm được, áp dụng vào thực tiễn là nhằm cải tạo hiện thực, giải quyết các vấn đề của xã hội, Thí dụ: Các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực thể dục thể thao nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, nâng cao dân trí và thành tích thể thao đã góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, bài trừ các tệ nạn xấu góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nưóc.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w