- Tiểu sử bệnh lý
7.8. Lực kéo tay: được đo bằng lực kế lưng, khi đo người được kiểm tra dẫm hai chân lên đầu chân của lực kế, hai tay nắm vào đầu tay của lực kế đã được điều
hai chân lên đầu chân của lực kế, hai tay nắm vào đầu tay của lực kế đã được điều chỉnh sao cho tay nắm ở ngang đầu gối. Người được kiểm tra phải kéo bằng cách ưỡn thân người với lực tăng dần, trong khi tay và chân vẫn giữ thẳng. Trước khi đo
lực kéo lưng người được kiểm tra phải khởi động lưng, thân và vai. Không nên kiểm tra lực kéo lưng của người đau cột sống, đau lưng, đau bụng, phụ nữ có thai.
Các số liệu kiểm tra thu được bằng phương pháp quan sát và đo đạc, phải được xử lý và đánh giá bằng các phương pháp toán học, trên cơ sở đó mới có thể rút ra những kết luận cần thiết về mức độ phát triển thể lực của người được kiểm tra.
Mức độ phát triển thể lực, có thể được đánh giá bằng cách so sánh với tiêu chuẩn và bằng cách tính các chỉ số thể lực.
So sánh với tiêu chuẩn là phương pháp so sánh các số liệu thu được qua kiểm tra với tiêu chuẩn đã có sẵn, qua đó rút ra kết luận nhất định về mức độ phát triển của chỉ số nghiên cứu.
Những giá trị tiêu chuẩn được xây dựng bằng cách khảo sát thực tế một số lượng rất đông các đối tượng đồng nhất về chủng tộc, điều kiện sống, điều kiện nghề nghiệp, tuổi, giới tính... để tìm ra giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (S) của các chỉ số nghiên cứu, bằng phương pháp toán học thống kê.
Trên bảng 8 trình bày một số tiêu chuẩn về hình thái, điều tra ở học sinh các trường dạy nghề, trong đó nêu lên số trung bình của giá trị tìm được và độ lệch chuẩn của số trung bình, biểu thị độ dao động của các giá trị so với số trung bình. Độ lệch chuẩn càng nhỏ thì chỉ số nghiên cứu càng đồng nhất.
Khi có các bảng tiêu chuẩn mẫu như ở bảng 8 ta có thể xây dựng những bảng đánh giá dùng để so sánh bằng cách thường dùng trong y học như sau:
Những giá trị bằng 1/2S được đánh giá là trung bình. Từ
0,55S đến 1S: Trên và dưới trung bình.
Từ 1S đến 2S: cao, thấp.
Từ 2S đến 3S: rất cao, hoặc rất thấp.
Ví dụ: như chiều cao trung bình là 164,0cm và độ lệch chuẩn là 5cm. Khi kiểm tra ta đo được ở một học sinh chiều cao là 170,0cm tức là em có chiều cao trung bình 170 - 164 = 6cm và 6 : 5 = 1,2S. Như vậy em có chiều cao trung bình là 1,2S, theo bảng đánh giá em học sinh đó xếp loại cao. Các chỉ số khác cũng đều có thể đánh giá như vậy.
Kết quả so sánh với các tiêu chuẩn mẫu có thể biểu diễn bằng đồ thị bằng cách kẻ một bảng được gọi là hình thái đồ. Trong đó, có đường trung bình. Phía trên và phía dưới đường trung bình là những đường thẳng tương ứng với 0,5S; 1S; 2S... Trên hình thái đồ ta đánh dấu các điểm tương ứng của giá trị đo được theo cách tính thành độ lệch như nêu ở trên và nối các điểm đó lại, sẽ được một đường cong đặc trưng cho sự phát triển thể lực của một người so với mức trung bình (Bảng 8).
Bảng 8. Các chỉ số hình thái của học sinh các trường dạy nghề Việt Nam
Chiều cao đứng (cm) 164.0 5 154.24 81.5 6
Chiều cao ngồi (cm) 86.2 4
Cân nặng (kg) 49.4 7 47.0 4 Vòng tay phải co (cm) 26.9 3 26.4 2 Vòng tay trái co (cm) 26.1 2 26.6 2 Vòng đùi 45.1 4 47.1 3 Lực bóp tay phải (kg) 37.1 6 23.9 4 Lực bóp tay trái (kg) 33.15 20.4 5
Trên hình thái đồ ta có thể dễ dàng nhận thấy những đặc điểm về mức độ phát triển thể lực để xây dựng nội dung tập luyện phù hợp nhằm khắc phục các yếu điểm.
Ví dụ như đối với học sinh được biểu diễn trên hình thái đồ cần phải bổ sung các bài tập phát triển của tay, nhất là tay trái vì các chỉ số vòng tay trái, lực bóp tay trái của học sinh này đều ở dưới mức trung bình.
Phương pháp thứ hai dùng để đánh giá các số đo là phương pháp tính các chỉ số thể lực khi đánh giá sự phát triển thể lực thông qua các số đo riêng lẻ. Vì vậy, để đánh giá một cách toàn diện, người ta thường lập những mối quan hệ toán học nhất định giữa các số đo để xây dựng các chỉ số thể lực.