- Khái niệm chung
9.2. Phân loại các bài tập kiểm tra
Các bài kiểm tra dùng trong thể thao có rất nhiều, được chia thành các loại bài kiểm tra sau:
a. Các bài kiểm tra xác định trình độ thể lực chung.
b. Các bài kiểm tra đánh giá trình độ thể lực chuyên môn đối với vận
động viên các cấp bậc ở từng môn thể thao.
c. Các bài kiểm tra đánh giá trình độ kỹ thuật (thí dụ: các liên hợp đồng
d. Các bài kiểm tra đánh giá trình độ chiến thuật của vận động viên (sự phối hợp của các cá nhân khi thực hiện chiến thuật thi đấu).
e. Các thử nghiệm tâm lý, sinh lý (các nhân tố tâm lý: động cơ tập
luyện, tính tích cực, sự chú ý, trạng thái chuẩn bị chức năng của các cơ quan vận động…).
Trong nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, thường người ta không chỉ sử dụng một bài kiểm tra, mà một số bài kiểm tra tạo thành những tổ hợp. Thí dụ: để đánh giá trình độ chuyên môn của vận động viên, người ta sử dụng một số bài số đánh giá các tố chất thể lực chung và chuyên môn. Bài kiểm tra đánh giá trình độ kỹ thuật; bài kiểm tra đánh giá sự chuẩn bị tâm lý...
Bởi vì, các bài kiểm tra giúp chúng ta xác định được trạng thái thể lực của con người, sự sẵn sàng của họ khi bước vào tập luyện thông qua những chỉ số khách quan, nên không thể đánh giá hết ý nghĩa và vai trò to lớn của chúng. Nếu chọn bài kiểm tra không đúng, đánh giá không chuẩn xác kết quả thực hiện, phân tích hời hợt số liệu, thì không thể thu được thông tin khách quan về trạng thái thể lực, tính hợp lý của quá trình giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao.
Độ tin cậy của bất cứ bài kiểm tra nào cũng được kiểm tra bằng các chỉ số tổng hợp về trình độ người tập và bằng cả kết quả của hoạt động, vận động (thí dụ: bằng thành tích thi đấu). Để đánh giá trình độ tập luyện của người tập thể dục thể thao, có thể tiến hành theo hai cách: kiểm tra riêng về từng khả năng độc lập với nhau và kiểm tra theo kết quả tổng hợp. Loại thứ nhất người ta sử dụng bài thử (test) riêng rẽ (hoặc một số test riêng lẻ), để đánh giá về từng mặt của công việc tập luyện. Loại thứ hai sử dụng nhiều loại test và đánh giá dựa vào các kết quả kiểm tra đó. Theo từng yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể mà có thể tiến hành theo hướng này hay hướng kia. Nhưng trong quá trình tập luyện, thì cả hai loại trên đều được sử dụng như là một phương tiện tập luyện. Trong công việc thực nghiệm kiểm tra hoặc kiểm tra đánh giá, kiểm tra tuyển chọn... người ta chia các phương pháp tiến hành test theo các nhóm cơ bản sau:
- Nhóm test kiểm tra về thể lực. - Nhóm test kiểm tra về sinh lý. - Nhóm test kiểm tra về tâm lý.
- Nhóm test kiểm tra về động lực học. - Nhóm test kiểm tra cơ sở.
- Nhóm test kiểm tra chuyên môn.
Dù là kiểm tra loại nào, thì yêu cầu hàng đầu của các test là tính khách quan cao. Điều này đã được sự hỗ trợ đắc lực của khoa học kỹ thuật: đó là các máy móc sử dụng cho việc kiểm tra ngày càng hoàn hảo và đa dạng. Điều này cũng có nghĩa là đòi hỏi các cán bộ làm công tác khoa học phải không ngừng nâng cao trình độ, khả năng làm việc của bản thân mới đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi.
Trong chương này, chỉ giới thiệu những nhóm test (và bài test) kiểm tra cơ bản, thích hợp với khả năng sử dụng hiện đại. Những phần có liên quan tới máy móc không đề cập ở đây, vì điều kiện sử dụng phức tạp hơn.