Đánh giá tố chất thể lực

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 89 - 96)

- Khái niệm chung

A. Đánh giá tố chất thể lực

Trong các khả năng của thể chất con người thì thể lực thuộc về nhóm cơ bản. Những thành phần chính của thể lực là: tính chất hoạt động của hệ cơ bắp và cơ sở sản sinh năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Những thành phần này được thể hiện ở ba mặt tiêu biểu: đó là khả năng co cơ, khả năng dẫn truyền kích thích và khả năng trao đổi chất.

- Độ lớn của khả năng co cơ cho biết về giá trị sức mạnh.

- Mức độ dẫn truyền của hệ thần kinh cho biết về giá trị sức mạnh và khả năng trao đổi chất sinh ra năng lượng cho biết về giá trị sức bền.

- Tuy nhiên, các khả năng của thể lực luôn luôn có mối quan hệ chi phối và liên quan lẫn nhau. Thực tế, hầu như không thể có sự phân chia rạch ròi của từng loại. Do đó, người ta có những khái niệm về tố chất thể lực mang tính “hỗn hợp” như là: sức mạnh - nhanh, sức bền – mạnh. Sự khác biệt ở đây chỉ là “loại hình” nào trong

đó là chủ đạo, là phương hướng mà chúng ta cần kiểm tra và đánh giá. Đánh giá tố

chất sức mạnh

Muốn đánh giá về tố chất sức mạnh được đầy đủ, cần phải chia các bài kiểm tra theo các nhóm chính yếu. Các nhóm chính gồm có:

a. Sức mạnh tối đa (max): Đó là khả năng thể hiện sức mạnh lớn nhất của

một cơ hoặc một nhóm cơ. Kết quả sức mạnh tối đa trong kiểm tra là không thể lặp lại ngay được sau đó (phải có thời gian nghỉ đủ để hồi phục)... Trong tính toán và sử dụng các kết quả sức mạnh tối đa của cơ thể, người tập thường sử dụng khái niệm nữa của sức mạnh, đó là sức mạnh tương đối. Sức mạnh tương đối được tính theo công thức:

Trong đó: Mtđ: sức mạnh tương đối Mmax: sức mạnh tối đa

P: trọng lượng cơ thể

Trong các bài kiểm tra sức mạnh tối đa, thường sử dụng các máy ghi lực (lực kế) và tính ra đơn vị Niwton (N). Qua kinh nghiệm kiểm tra, người ta thấy rằng sức

ngang vai cố định trên giá) và đứng với góc khuỵu gối 125° đến 135°, sẽ thu được kết quả lớn nhất.

Ngoài ra, dùng máy ghi lực người ta còn có thể kiểm tra sức mạnh tối đa của từng bộ phận cơ thể như: sức mạnh tối đa của lưng; sức mạnh tối đa của cẳng chân; cánh tay; cẳng tay...

b. Sức mạnh - nhanh: Là sức mạnh động lực tính theo đơn vị thời gian. Việc

kiểm tra tố chất này đặc biệt có giá trị ở các môn thể thao đòi hỏi các hoạt động như: tăng nhanh, dừng nhanh bất ngờ (thí dụ: các môn ném đẩy, các môn nhảy...). Vì khả năng sức nhanh luôn bị chi phối bởi trình độ kỹ thuật, mức độ phản ứng nên các bài kiểm tra ở đây cần cố gắng loại trừ hai yếu tố trên ở mức tối đa có thể.

Nội dung các bài kiểm tra sức mạnh - nhanh bao gồm:

- Các loại bật nhảy không có chạy đà: Bật nhảy bằng hai chân (có hoặc không có lăng tay).

- Nhảy 3 bước, 5 bước; bật nhảy cao (kiểu Abalacốp, kiểu Surgent); bật nhảy các cự ly 20m - 30m hoặc bật nhảy 10 giây, 15 giây.

- Các loại chạy tăng tốc: Ở các cự ly 10m - 30m.

- Các loại bài tập thể dục không có dụng cụ: Thí dụ đứng lên ngồi xuống trong 10 giây, 30 giây, chuyển thân 4 tư thế trong 15 giây.

- Các bài tập khác: Kéo tay xà đơn, chống đẩy xà kép (trong 10 giây đến 20 giây), leo dây 5m...

c. Sức mạnh - bền: Cơ sở để đánh giá sức mạnh - bền là tổng số lần lặp lại

một hoạt động cho tới mệt hoàn toàn (cấu trúc hoạt động này bao gồm giá trị (%) sức mạnh tối đa và tổng thời gian thực hiện).

Thí dụ: Bật nhảy tay với cao liên tục trong 20 lần. Xác định giá trị trung bình

và độ lệch (thành tích của mỗi lần). Số trung bình càng lớn, độ lệch càng nhỏ thì

giá trị sức mạnh - bền càng tốt.

Đánh giá về sức nhanh

Đặc điểm của sức nhanh là có mối quan hệ chặt chẽ với kỹ thuật động tác và yếu tố sức mạnh. Vì vậy, các bài kiểm tra cần có cấu trúc nội dung sao cho càng loại trừ được hai yếu tố trên, càng có giá trị khách quan. Để có thể đánh giá sức nhanh được đầy đủ người ta chia nội dung kiểm tra sức nhanh ra các loại sau đây:

- Sức nhanh phản ứng (đơn giản, phức tạp).

- Sức nhanh vận động. Bao gồm: thời gian (giây), tốc độ (m/giây) và độ lặp lại (giây-1).

- Sức nhanh động tác.

Một số bài kiểm tra được giới thiệu sau đây chủ yếu thuộc vào loại sức nhanh vận động.

a. Các cự ly chạy tốc độ cao: 10m, 20m, 30m, 40m, 50m, 60m. Khi kiểm tra,

b. Kiểm tra độ nhanh: vượt qua chướng ngại, thay đổi hướng, tăng và hãm tốc độ. Dưới đây là một số thí dụ:

- Chạy díc dắc 30m (hình 4)

H.4

Mục đích: đánh giá về độ nhanh vận động đa dạng với biến đổi hướng liên tục.

- Chạy “con lắc” (hình 5)

H.5 Mục đích: đánh giá về khả

năng nhanh vận động biến đổi hướng.

Cách thực hiện: chạy đi - về (vòng qua cờ) 4 lần. Tính thời gian toàn bộ.

- Thử nghiệm Alden (Hình 6)

H.6 Đánh giá sức nhanh vận động đa

dạng và biên đổi hướng. Chạy (theo hình 6), vòng qua bốn góc (và ở

giữa) ba lần. Tính thời gian. - Thử nghiệm Adams (Hình 7)

H.7

Bật nhảy hai chân theo thứ tự bốn góc (1 – 2 – 3 – 4) thực hiện trong 15 giây

nhanh nhất, tính số ô nhảy được.

- Thử nghiệm Burpee (chuyển thân “4 nhịp”) Đánh

giá về độ nhanh thay đổi vị trí.

Trong 10 giây thực hiện liên tục 4 tư thế: từ đứng nghiêm - xuống ngồi xổm chống tay - nhảy thành chống sấp thẳng chân - nhảy trở về ngồi chống tay - nhảy

thành đứng dạng chân, hai tay vỗ trên đầu. - Thử nghiệm chạy Bumerang (Hình 8)

H.8

Đánh giá về dạng tổng hợp của sức nhanh vận động.

Chạy theo thứ tự: Chạy quanh cọc giữa một vòng, sang cọc 1, vòng qua cọc giữa - sang cọc 2, vòng qua cọc giữa - sang cọc 3, vòng qua cọc giữa sang cọc 4 và về đích.

Đánh giá về sức bền

Sức bền - tố chất được coi là thành phần cơ sở của khả năng thể lực. Sức bền có tầm quan trọng đối với mọi hoạt động thể thao.

Cơ sở của sức bền là khả năng huy động năng lượng. Theo tính chất sử dụng năng lượng, người ta phân chia sức bền thành dạng ưa khí (aerob) và yếm khí (anaerob). Trong hoạt động thể thao sức bền được quy ước theo dạng vận động: Sức bền của cự ly ngắn, sức bền của cự ly trung bình và sức bền của cự ly dài. Cần phải nhớ đó chỉ là sự phân chia mang tính chất lý thuyết, còn trong thực tế giữa chúng không có sự phân chia rạch ròi. Thể hiện ở sơ đồ (Hình 9).

H.9

a. Sức bền của cự ngắn(anaerob)

Bao gồm các hoạt động có cường độ cao trong thời gian ngắn (45 giây - 2 phút). Các cự ly kiểm tra về chạy ở đây là: 300m, 500m, 600m và chạy 1,5 phút.

b.Sức bền của cự ly trung bình

Bao gồm các hoạt động có cường độ tương đối lớn, trong thời gian từ 2 - 9 phút.

Các cự ly kiểm tra về chạy ở đây thường là: 800m, 1000m, 1200m, 1500m, 2000m

c. Sức bền của cự ly dài (aerob)

Có thể coi đây là dạng tổng hợp sức bền (gồm cả sức bền trung bình và sức bền ngắn). Bao gồm các hoạt động có thời gian từ 9 phút trở lên.

Các cự ly kiểm tra thường là: Chạy 10 phút, 12 phút (test Cooper), chạy 15 phút, chạy 3000m.

- Kiểm tra về sức bền cự ly dài chạy 12 phút: chạy 12 phút (Cooper - test) (Bảng 3).

Thành tích tính theo quãng đường chạy (m).

Kết quả tính theo lượng oxy tiêu thụ (hiệu số tương quan r = 0,90), bằng kiểm tra Spiroergometric trong phòng thí nghiệm.

Để đánh giá sức bền của cự ly dài bằng Cooper - test, ngoài ra còn được tiến hành ở các hoạt động khác, như: bơi lội, xe đạp...

Bảng 4. Đánh giá sức bền cự ly dài

TT Mức độ

Tiêu thụ oxy (ml/kg/min) < 30 tuổi

30-39 tuổi 40 - 49 tuổi > 50 tuổi

1 Yếu 25 - 33,7 25 - 30,1 25 - 26,4 < 25

2 Bình thường 33,8 - 42,5 30,2 - 39,1 26,4 - 35,4 25 - 33,7

3 Tốt 42,6 - 51,5 39,2 - 48,0 35,5 - 45,0 33,8 - 43,0

4 Rất tốt 51,6 > 48,1 > 45,1 > 43,0 >

Đánh giá về độ linh hoạt các khớp

Độ linh hoạt các khớp, trong thực tế đó là giá trị giới hạn hoạt động của khớp (hoặc nhiều khớp). Độ linh hoạt khớp trong thể dục thể thao được thể hiện ở: khả năng về sức mạnh làm tăng tốc độ với dụng cụ (thí dụ: ném lao, đẩy tạ...); hoặc ở cấu trúc động tác, làm tăng khả năng tiết kiệm năng lượng (thí dụ: môn bơi) hoặc ở tính thẩm mỹ biên độ động tác rộng (thí dụ: môn thể dục).

Nội dung kiểm tra về độ linh hoạt khớp trong hoạt động thể thao, chủ yếu là về độ lớn hoạt động ở các khớp vai, xương sống và khớp hông.

Dưới đây là một số bài kiểm tra: a. Quay khớp vai bằng gậy

Dùng 1 gậy thể dục dài l,5m. Hai tay nắm gậy ở trước bụng. Nâng gậy qua đầu ra sau lưng. Khoảng cách giữa hai nắm tay càng nhở thì độ linh hoạt khớp vai càng lớn.

b. Gập thân về trước

Đánh giá về độ linh hoạt cột sống. Đứng trên bục, gập thân về trước (thẳng chân) đầu ngón tay chạm vào bảng chia (cm) độ dài ở mức nào, đó là giá trị đo

được (dừng 2 giây ở tư thế đó).

c. Từ nằm ngửa, uốn cầu

Đánh giá độ linh hoạt của cột sống. Người kiểm tra nằm ngửa, tì bàn tay xuống thảm ở ngang vai - cạnh đầu. Ưỡn thân, đẩy thẳng tay, nỗ lực đẩy tay chống bàn tay sấp xuống thảm và đưa về sát gần gót chân (gót chân phải tì trên thảm). Tiến hành kiểm tra theo hai cách: chân hơi co và dạng hoặc duỗi thẳng và khép chân.

Đo khoảng cách từ bàn tay tới gót chân ở hai tư thế: lúc đứng giơ tay cao (bẻ bàn tay về sau) và lúc uốn cầu. Trên cơ sở hai kết quả này sẽ tính ra chỉ số I (Index) theo công thức sau đây:

Trong đó: I: Chỉ số độ dẻo a: Khoảng cách đo khi đứng b: Khoảng cách đo khi uốn cầu

d. Nâng chân lên cao - về trước

Đánh giá về độ linh hoạt tích cực của khớp hông. Người kiểm tra đứng cạnh thang dóng, vai vuông góc với thang dóng. Một bảng (bằng bìa) chia độ đặt sát thang dóng. Vận động viên giơ chân về trước lên cao hết mức và giữ trong 5 giây. Đo góc độ mà hai chân tạo nên - qua bảng chia độ.

1.5. Đánh giá về khả năng phối hợp

Một định nghĩa chính xác về cơ cấu của khả năng phối hợp, cho tới nay là chưa thể có, bởi vì còn rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về vấn đề này.

Bản thân khả năng phối hợp có quan hệ chi phối với: cấu trúc môn thể thao nhất định, trong hoàn cảnh nhất định và trình độ các tố chất thể lực cá nhân.

Nội dung kiểm tra đánh giá về khả năng phối hợp được phân chia làm ba nhóm:

- Các thử nghiệm thăng bằng - điều hoà. - Các thử nghiệm động lực tâm lý.

- Các thử nghiệm về đánh giá “khéo léo”. Một số bài kiểm tra về thăng bằng a.

Thăng bằng tĩnh:

Đánh giá về khả năng điều hoà thăng bằng duy trì ở những vị trí - tư thế riêng biệt.

- Thăng bằng ở tư thế ngồi: Ngồi dạng chân, một tay chống phía sau, một tay giơ cao trên đầu, đỡ một chiếc gậy thể dục (dài 1,1m, đường kính 2,5cm) bằng hai ngón tay: ngón trỏ và ngón giữa, tính thời gian cho tới lúc gậy rơi (hoặc di động tư thế ngồi) hoặc tối đa là 1 phút. Kiểm tra 4 lần lấy trung bình của 2 lần tốt nhất. - Thăng bằng 1 chân: Đứng bằng 1 chân trên thanh gỗ (cao 5cm, rộng 2cm) tay

chống hông nhắm mắt trong 20 giây, làm 2 lần (2 x 20 giây). Tính tổng thời gian của cả hai lần làm được hoặc trong 40 giây có bao nhiêu lỗi (lỗi là: mở mắt, tay rời hông, chân chạm đất).

- Thăng bằng sau khi quay thân: Trong 3 giây quay 3 vòng (3 x 360°). Sau đó nhắm

mắt 1 chân nhấc lên cao để đứng thăng bằng, làm 5 lần mỗi lần 15 giây (bắt đầu mỗi lần đều bằng quay 3 vòng) giữa mỗi lần nghỉ 30 giây. Tính thời gian tổng cộng.

- Thăng bằng bass: Đánh giá khả năng thăng bằng tổng hợp (cả động và tĩnh lực) (Hình 10).

H.10

Cách tiến hành như sau: Theo hình vẽ trên đây.

Ở vòng xuất phát (xp) người kiểm tra đứng bằng mũi bàn chân phải bắt đầu nhảy sang vòng 1 bằng chân trái đứng mũi chân 5 giây. Tiếp theo chân phải sang vòng ở mỗi vòng đều đứng thẳng bằng mũi chân 5 giây, tổng cộng 10 vòng là 50 giây, sao cho không mắc lỗi nào. Các lỗi là: chạm gót xuống đất, ra ngoài vòng tròn, tay hoặc chân thăng bằng chạm đất. Thực hiện 2 lần, lấy thành tích lần tốt nhất.

b. Thăng bằng động:

Nguyên tắc là duy trì một hoạt động nào đó hoặc thực hiện các nhiệm vụ với các điều kiện thăng bằng khó.

- Đi thăng bằng: Dùng một thanh gỗ (cao: 30 - 40cm, rộng 4,5cm, dài ít nhất là 4m) cũng có thể dùng cầu thăng bằng hoặc ghế băng thể dục lật ngược lên ở giữa đánh dấu 1 đoạn 2m. Trong vòng 45 giây nỗ lực đi đến quãng đường dài nhất, theo cách: vừa qua giới hạn đoạn 2m lập tức thay đổi hướng. Khi mắc lỗi, lần kiểm tra dừng và tính kết quả. Các lỗi đó là: rơi xuống đất hoặc chạm tay xuống thanh gỗ. Thực hiện 1 - 2 lần thử, sau đó đánh giá theo: Tổng kết quả của 3 lần, kết quả lần tốt nhất, trung bình của 2 lần tốt nhất (trong 3 lần).

- Đi trên bề mặt 6 cạnh.

Nối thành hình lục giác 6 thanh gỗ (dài 60cm, cao 13cm. rộng 2cm). Vận động viên cần đi trên bề mặt lục giác đó theo cách: ở mỗi thanh chỉ được bước 1 chân. Các lỗi là: rơi khỏi thanh gỗ hoặc cả 2 chân cùng chạm trên một thanh. Tính số bước cho tới khi phạm lỗi đầu tiên (ở mỗi bước không lâu quá 1 giây).

9.3.2. Các bài kiểm tra trạng thái tập luyện

Kiểm tra trạng thái tập luyện theo hướng đại chúng này có rất nhiều cách thức được tiến hành. Các test (các bài kiểm tra) có đặc điểm chung là khách quan, đáng tin cậy, không phức tạp, có hiệu quả cao.

Một số bài test - thử nghiệm thông dụng nhất:

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w