Phần kết quả:

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 39 - 40)

Nguyên tắc:

Kết quả phải trả lời cho được câu hỏi “Đã phát hiện những gì?” Cần phải phân biệt rõ đâu là kết quả chính và đâu là kết quả phụ.

Phần kết quả phải có biểu đồ và bảng số liệu, những dữ liệu này phải được diễn giải một cách ngắn gọn trong văn bản. Những số liệu phải được trình bày để lần lượt trả lời các mục tiêu nghiên cứu (hay câu hỏi nghiên cứu) mà tác giả đã nêu ra trong phần đặt vấn đề.

Phần kết quả phải được viết một cách ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề nêu ra trong phần đặt vấn đề. Tất cả các bảng thống kê, biểu đồ, và hình ảnh phải được đánh số thứ tụ, chú thích rõ ràng; tất cả những kí hiệu phải được đánh vần hay chú giải một cách cụ thể để người đọc có thể hiểu được ý nghĩa của những dữ kiện này. Trong phần kết quả, tác giả chỉ trình bày sự thật và chỉ sự thật, kể cả những sự thật mà nhà nghiên cứu không tiên đoán trước được hay những kết quả “tiêu cực” (ngược lại với điều mình mong đợi). Tác giả không nên bình luận hay diễn dịch những kết quả này cao hay thấp, xấu hay tốt, v.v.. vì những nhận xét này sẽ được đề cập đến trong phần bàn luận.

Để có thể trình bày phần kết quả một cách thuyết phục:

5.1. Trước hết, sắp xếp những kết quả quan trọng trong một loạt bảng số liệu và biểu đồ muốn đưa vào bài báo khoa học. Nếu kết quả nghiên cứu đơn giản (như bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ, độ tuổi trung bình, v.v…), thì không cần phải trình bày trong bảng số liệu, mà chỉ cần mô tả trong bài báo là đủ. Nhưng những kết quả mang tính phức tạp thì cần phải cần đến bảng số liệu và biểu đồ. 5.2. Phần kết quả nên trình bày những dữ liệu phục vụ cho các mục tiêu đề ra trong phần đặt vấn đề.

5.3. Khi mô tả kết quả nghiên cứu, cần phải đề cập đến xu hướng khác biệt và mức độ khác biệt.

5.4. Khi mô tả một bảng số liệu, tránh cách viết liệt kê. Một bảng số liệu có khi có rất nhiều số liệu phức tạp, mà tác giả có khi cảm thấy lúng túng không biết nên mô tả số liệu nào trước, và số liệu nào sau. Nguyên lí là chọn số liệu nào nổi trội, quan trọng, và có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để trình bày. Nói chung, khi trình bày bảng số liệu, cần (a) tối thiểu hóa lặp lại những con số trong bảng số liệu; (b) cung cấp cho độc giả những thông tin bổ sung cho bảng số liệu (nhưng không có trong bảng số liệu); và (c) cố gắng súc tích.

5.5. Tác giả nên báo cáo kết quả “âm tính” – vì đây là những kết quả có khi rất quan trọng! Đôi khi kết quả không xảy ra như tác giả tiên lượng lúc ban đầu, hoặc không phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, và tác giả sợ khó công bố bài báo nên cố tình dấu! Nhưng đó là điều không chấp nhận được trong khoa học. Những kết quả như thế có thể nói lên rằng giả thuyết nghiên cứu không đúng và cần phải phát biểu lại, hoặc phương pháp đo lường có vấn đề, hoặc tác giả đang ngồi trên một khám phá rất quan trọng. Bất cứ lí do gì, tác giả cần phải thành thật trình bày những kết quả “âm tính”, và đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ vì kết quả không như mình tiên lượng là những “kết quả xấu”. Nếu tác giả thuyết kế đề tài nghiên cứu tốt, thì những dữ liệu kết quả đó là thật, và cần phải được trình bày và diễn giải một cách thích hợp.

Lưu ý:

- Không nên đưa vào bài báo những thông tin và dữ liệu “lặt vặt”. - Tránh trình bày một loạt dữ liệu mà không có ý nghĩa gì lớn hay không diễn giải.

- Không nên dùng những tính từ mang tính áp đặt trong phần kết quả. - Không nên diễn giải dữ liệu trong phần kết quả.

- Chỉ nêu kết quả của mình nghiên cứu. Tuyệt đối không được đưa vào phần này kết quả của các đề tài khác

6. Bàn Luận:

Phần Bàn luận là phần cuối của nội dung của một bài báo khoa học, và nó có chức năng giống như là một diễn giải kết quả nghiên cứu. Phần Bàn luận nên tập

trung vào trả lời cho được câu hỏi “Những phát hiện đó có ý nghĩa gì”? Phần bàn

luận gồm:

6.1. Mở đầu phần bàn luận bằng cách tóm tắt bối cảnh, giả thuyết, mục

tiêu và nêu phát hiện chính của nghiên cứu là gì?

6.2. So sánh kết quả của nghiên cứu với các nghiên cứu trước, với các tác

giả khác.

6.3. Giải thích kết quả và cơ chế của những mối liên hệ phát hiện trong

nghiên cứu.

6.4. Khái quát hóa kết quả nghiên cứu và giải thích ý nghĩa của kết quả có

được.

6.5. Bàn luận về điểm mạnh và điểm yếu của đề tài nghiên cứu.

6.6. Kết luận theo từng nội dung tiểu mục.

Phần bàn luận bám theo kết quả nghiên cứu và cũng là để phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w