CHƯƠNG XI PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 126 - 134)

- Tiểu sử bệnh lý

CHƯƠNG XI PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

11.1. Khái niệm

Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu mà người ta đưa vào quá trình giảng dạy - huấn luyện những nhân tố mới được nghiên cứu và phải làm sáng tỏ tính ưu việt của chúng so với những nhân tố khác.

Nhân tố mới có thể là: Kỹ thuật động tác, chiến thuật thi đấu, phương pháp giảng dạy - huấn luyện, các phương tiện tập luyện, các thành phần của lượng vận động, các nhân tố tâm lý...

Đặc điểm: Nổi bật của thực nghiệm sư phạm là sự can thiệp có kế hoạch của con người vào hiện tượng nghiên cứu. Bản chất của sự can thiệp là ở chỗ cô lập, tách biệt khoa học và sáng tạo hiện tượng nghiên cứu với các mối liên hệ của nó, vì hiệu quả của quá trình giảng dạy - huấn luyện phụ thuộc vào nhiều nhân tố Những đặc điểm cá nhân của người dạy và học sinh, các phương pháp giảng dạy - huân luyện, các biện pháp được sử dụng, các điều kiện tổ chức buổi học... Bất kỳ thực

nghiệm sư phạm nào muốn có được kết quả khách quan chỉ khi kiểm tra được

những nhân tố tác động lên kết quả quá trình dạy học trong thực nghiệm đó. Các nhân tố được phân thành 2 loại:

- Nhân tố thí nghiệm: Là những nhân tố tạo nên nguyên nhân và kết quả.

Nhân tố trùng hợp: Là những nhân tố cùng lúc tác động tạo nên sự so sánh.

Mục đích của thực nghiệm sư phạm là nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy - huấn luyện (kết quả học tập, thành tích tập luyện...).

11.2. Phân loại

Trong lý luận và thực hành thể dục thể thao, người ta phân chia thành một số loại thực nghiệm sư phạm. Phân loại thực nghiệm sư phạm thông thường được dựa

trên tính mục đích và điều kiện tiến hành thực nghiệm. 11.2.1.Thực nghiệm cải tạo

(còn gọi là thực nghiệm sáng tạo)

Phân loại thực nghiệm sư phạm

Là thực nghiệm nhằm đề ra một giả thuyết khoa học mới độc đáo. Thí dụ: Nghiên cứu hiệu quả của dạy học chương trình hoá trong thể dục thể thao.

11.2.2. Thực nghiệm kiểm tra

Là thực nghiệm đánh giá lại những thông tin trong một vấn đề khoa học nào đó. Loại thực nghiệm này thường được sử dụng để kiểm tra lại một hiện tượng, một nhân tố sư phạm nào đó trong điều kiện mới, các lứa tuổi người tập khác nhau, ở các môn thể thao khác nhau.

11.2.3. Thực nghiệm tự nhiên

Có đặc điểm là sự thay đổi không điều kiện giảng dạy - huấn luyện (người

được thí nghiệm không nhận biết về sự khác biệt). Thí dụ: nghiên cứu một nội dung mới chương trình giảng dạy thể dục thể thao cho học sinh phổ thông Ở nhóm (lớp) thí nghiệm áp dụng các bài tập được soạn thảo. Ở một lớp khác bài tập mới

không được áp dụng. Trong thực nghiệm này các điều kiện của buổi học là như nhau, trẻ em ở nhóm thực nghiệm không biết được mình đang tham gia vào thí nghiệm.

11.2.4. Thực nghiệm chọn mẫu

Được biểu thị bằng sự thay đổi lớn điều kiện giảng dạy - huấn luyện, cho phép cô lập hiện tượng nghiên cứu với những ảnh hưởng phụ (không cần thiết). Thí dụ: Nghiên cứu hiệu quả các trọng lượng vật nặng đối với sự phát triển của sức mạnh. Để loại trừ ảnh hưởng của kỹ thuật động tác đẩy tới kết quả thí nghiệm, người ta cho người tập thực hiện ở tư thế nằm đẩy.

11.2.5. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm

Có đặc điểm là tiêu chuẩn hoá nghiệm ngặt điều kiện, cho phép biệt lập hiện tượng nghiên cứu với ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Thí dụ: để xác định hiệu quả của tổ hợp bài tập thể dục vệ sinh, ban đầu người ta nghiên cứu phản ứng của cơ thể với lượng vận động theo các chỉ tiêu sinh lý trong điều kiện phòng thí nghiệm (dung tích sống, mạch đập, huyết áp…).

11.2.6. Thực nghiệm tuyệt đối

Các loại thực nghiệm kể trên, theo phương hướng thực nghiệm lại được chia thành thực nghiệm tuyệt đối và thực nghiệm so sánh.

Thực nghiệm tuyệt đối áp dụng trong trường hợp nghiên cứu trạng thái người tập vào thời điểm nào đó, không cần theo dõi biến đổi của nó trong quá trình. Thí dụ: nghiên cứu trình độ phát triển một tố chất thể lực nào đó theo những bài kiểm tra có trong thực tiễn thể thao, đối với một nhóm trẻ em ở một độ tuổi.

Song, không nên coi rằng loại thực nghiệm này không mang trong mình nhân tố so sánh. Nếu kết quả thu được ở các lần đo khác nhau được đối chiếu với nhau hay đối chiếu với chính chỉ tiêu đặt ra (thí dụ: so với chỉ tiêu thể lực đề ra cho các cấp vận động viên I, II, III hay chỉ tiêu rèn luyện thân thể, bảo vệ tổ quốc…)

thực nghiệm tuyệt đối có thể biến thành thực nghiệm so sánh. Một thí dụ khác: khi

nghiên cứu lặp lại trên một đối tượng người tập cùng một phương pháp, cho phép ta biết được mức biến đổi các chỉ số.

11.2.7. Thực nghiệm so sánh

Nếu thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả to lớn của một phương pháp giảng dạy - huấn luyện nào đó hay các phương tiện và biện pháp sử dụng... thì người ta dùng đến loại thực nghiệm so sánh. Thực nghiệm so sánh được chia thành hai loại so sánh trình tự và so sánh song song.

Thực nghiệm so sánh trình tự

Nhằm chứng minh giả thuyết khoa học đặt ra bằng cách so sánh hiệu quả của quá trình giảng dạy - huấn luyện, sau khi đưa vào một nhân tố mới với kết quả có trước trên cùng một nhóm người tập.

Về mặt hình thức loại thực nghiệm này có sức thuyết phục to lớn, bởi vì nếu trước khi đưa vào quá trình dạy học một nhân tố mới thành tích thể thao thấp, sau đó nhờ có một nhân tố mới nào đó thành tích được nâng cao rõ rệt.

Trong các thực nghiệm so sánh trình tự, việc chứng minh cho giả thuyết đặt ra được xây dựng theo 3 dạng sơ đồ, trình tự giản đơn, trình tự thay đổi đơn và trình tự thay đổi kép.

Trạng thái quá

trình SP Các nhân tố

Mối liên hệ

nhân quả Kết quả sư phạm

- Trước S1 + S2 + Sna S1+ S2 + Sn … ► T1+ T2 + T3 = T - Sau … ► a T1+ T2 + T3 = aT Bảng 9.Thực nghiệm so sánh trình tự đơn a. Dạng thực nghiệm so sánhtrình tự đơn

+ “Trước” là trạng thái quá trình sư phạm trước khi đưa nhân tố mới vào. +

“Sau” là trạng thái quá trình sư phạm, sau khi đưa nhân tố mới vào T1, T2... các

nhân tố sư phạm khác nhau (thí dụ: các nhân tố kỹ thuật trong chạy cự ly ngắn) hiệu quả của quá trình sư phạm phụ thuộc vào chúng,

+ “ aS1” là nhân tố thí nghiệm đưa vào quá trình sư phạm nhằm xác định

hiệu quả của nó.

+ “T1, T2”... là kết quả sư phạm của từng nhân tố riêng (thí dụ: thời gian xuất

phát thấp, chạy lao, tần số bước...).

+ “T” kết quả sư phạm nói chung, thí dụ thành tích chạy l00m.

+ “a T1” kết quả sư phạm của một mặt riêng biệt, như hiệu quả của nhân tố

thí nghiệm.

+ “aT” kết quả thí nghiệm nói chung, như hiệu quả tác động của tất cả các nhân tố, trong đó có nhân tố thí nghiệm.

Tính chất logic trong thực nghiệm so sánh trình tự đơn thể hiện ở chỗ: nếu

do sự thay thế của một nhân tố thí nghiệm (thí dụ: a S1, thay S1), cùng lúc đó giữ

nguyên các nhân tố còn lại (S2, S3...), thì 1 nhân tố của kết quả sư phạm cùng biến

đổi (thí dụ: a T1, thay T1) trong khi các nhân tố còn lại cũng không thay đổi (T2,

T3.,.), thì có cơ sở để nói rằng: Nhân tố thí nghiệm a S1 là nguyên nhân của sự thay

đổi ở a T1. Sự thay đổi thành tích của một nhân tố đơn dẫn đến sự thay đổi kết quả

sư phạm nói chung (aT).

b. Dạng thực nghiệm so sánh trình tự thay đổi đơn còn gọi là thực nghiệm

so sánh trình tự thay đổi ở một nhân tố (Bảng 6).

Trạng thái

quá trình SP Các nhân tố

Mối liên hệ

nhân quả Kết quả sư phạm

Trước S1+ S2 + ... Sn …► T1+ T2 + … + Tn= T Sau lần 1 Sau lần 2 a S1 + s2 + ... Sn …► aT1+ T2 + ... + Tn = a T1 b S1 + S2+ ... Sn …► bT1+ T2 + ... + Tn = b T1 Sau lần 3 c S1+ S2+ ... Sn …► cT1+ T2 + ... + Tn = c T1

Bảng 10. Thực nghiệm so sánh trình tự thay đổi đơn

Các ký hiện tương tự như sơ đồ 1, sự khác biệt chỉ ở chỗ “sau 1, 2, 3, có sự

thay đổi ở các nhân tố a S1, b S1 và c S1.

Tính chất logic thuyết phục của thực nghiệm dạng này ở chỗ: Nếu do thay

đổi liên tục của một nhân tố sư phạm (thí dụ aS1, bS1, cS1) khi giữ nguyên các nhân

tố còn lại S2, S3... Sn thì một trong những nhân tố kết quả sư phạm cũng được thay

đổi (aT1, bT1...), trong khi kết quả sư phạm của những nhân tố còn lại không có gì

thay đổi, thì có cơ sở để kết luận về sự thay đổi các nhân tố thí nghiệm là nguyên nhân thay đổi liên tục kết quả thực nghiệm.

c.Dạng thực nghiệm so sánh trình tự thay đổi kép (Bảng 7)

Tính lôgic của sơ đồ thực nghiệm dạng này như sau: Trạng thái

quá trình SP Các nhân tố

Mối liên hệ

nhân quả Kết quả sư phạm

1 S1 + S2+ … + Sn …► T1 + T2 +…+ Tn = T

2 a1S1 + b1S2+ … + Sn …► a1T1 + b1T2 +…+ Tn = a1 b1T

3 a2S1 + b2S2+ … + Sn …► a2T1 + b2T2 +…+ Tn = a2 b2T

4 a3S1 + b3S2+ … + Sn …► a3T1 + b3T2 +…+ Tn = a3 b3T

Bảng 11. Thực nghiệm so sánh trình tự thay đổi kép

Nếu sau sự thay đổi trình tự của các nhân tố sư phạm (thí dụ: S1, S2 khi giữ

nguyên 1 nhân tố S3…Sn) kết quả các nhân tố sư phạm được biến đổi theo trình tự

(Thí dụ: a1b1T, a2b2T....), song kết quả sư phạm các nhân tố còn lại T không thay

đổi, thì có cơ sở để kết luận các nhân tố thí nghiệm a, b là nguyên nhân củạ sự thay đổi trong thực nghiệm so sánh trình tự kép.

Kết luận: Như vậy, tất cả các dạng thực nghiệm trình tự được xây dựng theo sơ đồ “trước” “sau”. Để so sánh trạng thái quá trình sư phạm sau khi đưa nhân tố thí nghiệm vào với trước đó, cần phải xác định (đo đạc) trạng thái “trước” (thí dụ: trình độ thể lực ban đầu), sau đó xác định trạng thái “sau” (thí dụ: trình độ thể lực kết thúc thí nghiệm) và đánh giá độ tin cậy sự biến đổi của các chỉ số.

Thực nghiệm so sánh trình tự được áp dụng khi đối tượng thí nghiệm quá ít và mang tính chất chuyên biệt (một chuyên môn nào đó) không có đủ người để tạo nên các nhóm kiểm tra (thí dụ: thực nghiệm trên vận động viên cấp cao).

Khi có khả năng thành lập các nhóm kiểm tra, người ta nói đến thực nghiệm so sánh song song.

Thực nghiệm so sánh song song

Là thực nghiệm sư phạm được thực hiện cùng lúc trên 2 hay nhiều nhóm, được làm bằng nhau về tất cả các mặt. Ở 1 nhóm, người ta áp dụng 1 phương pháp tập luyện mới (gọi là nhóm thí nghiệm), còn ở những nhóm khác không có sự thay đổi so với lúc bình thường (gọi là nhóm kiểm tra). Các buổi tập được tiến hành đồng thời ở hai nhóm, có nghĩa là song song.

Trên bảng 8 là thực nghiệm so sánh song song C

AB

D

Bảng 12. Thực nghiệm so sánh song song

Khi xây dựng sơ đồ kết cấu này, cần nhớ là các nhân tố phụ có thể tác động lên cả nhóm thí nghiệm và nhóm kiểm tra.

Ngoài những ký hiệu đã sử dụng ở các sơ đồ trước, trong sơ đồ này còn có: - “aS” là nhân tố sư phạm ở nhóm kiểm tra, phản ánh giả thuyết đã được thừa nhận,

là cơ sở để đánh giá hiệu quả của nhân tố thí nghiệm.

- “aT” là kết quả sư phạm ở nhóm kiểm tra do tác động của nhân tố “aS”. - “a” là sự tăng kết quả sư phạm do tác động của nhân tố thí nghiệm “aS”. - “b” là sự tăng kết quả sư phạm do tác động của nhân tố kiểm tra “bS”.

- “AB” là đoạn thẳng (trục hoành) phía trên ghi nhưng thay đổi trong nhóm thí nghiệm, phía dưới của nhóm kiểm tra.

- “CD” là đoạn thẳng đứng (trục tung) phía bên phải là trạng thái kết thúc của thực nghiệm, phía bên trái là trạng thái trước thực nghiệm.

Tính chất logic của sơ đồ về giả thuyết khoa học đặt ra giữa nhóm thí

nghiệm và nhóm kiểm tra, được xây dựng trên sự khác biệt các chỉ số về kết quả nghiên cứu giữa chúng. Tuỳ thuộc vào sự khác biệt, có 3 dạng thể hiện sau đây:

1. Dạng thứ 1: “a > b” điều đó có nghĩa giả thuyết được thừa nhận, khi sự tăng kết

quả sư phạm do tác động của nhân tố thí nghiệm lớn hơn so với nhân tố kiểm tra (Thí dụ: nhóm thí nghiệm có thể nâng được trọng lượng vật nặng lớn hơn ở nhóm kiểm tra).

2. Dạng thứ 2: “a < b” giả thuyết được xác nhận, song nếu được thừa nhận, nếu sự

tăng kết quả sư phạm do tác động của nhân tố thí nghiệm nhỏ hơn so với tác tác động của nhân tố kiểm tra (Thí dụ: sau khi đưa nhân tố mới vào nhóm thí nghiệm thành tích ở nhóm thí nghiệm kém hơn ở nhóm kiểm tra).

3. Dạng thứ 3: “a - b” giả thuyết không được thừa nhận, song cũng không bị bác bỏ

bởi vì các nhân tố ở nhóm thí nghiệm và kiểm tra tạo nên kết quả như nhau. Theo quan điểm giáo dục, có thể đánh giá như một hiện tượng khả quan (tốt) vì nhân tố mới được đưa vào không kém gì nhân tố đang sử dụng. Sự xuất hiện của nhân tố mới tăng thêm số phương pháp tác động sư phạm.

Thực nghiệm so sánh song song có 3 loại:

a. Thực nghiệm so sánh song song giản đơn là dạng thực nghiệm dễ hơn cả. Trong thực nghiệm tham gia 2 nhóm (thực nghiệm và kiểm tra). Sau khi tiến hành một loạt buổi tập, xác định kết quả của các nhân tố thí nghiệm.

Nhóm thí nghiệm s T aS aT aT - T = a

b. Thực nghiệm so sánh song song bắt chéo: Có kết cấu phức tạp hơn, có thể mô tả bằng sơ đồ sau đây (Bảng 13).

Các giai đoạn thí nghiệm Nhóm “A” Nhóm “B”

Giai đoạn 1 Nhân tố nghiên cứu 1 Nhân tố nghiên cứu 2

Giai đoạn 2 Nhân tố nghiên cứu 2 Nhân tố nghiên cứu 1

Bảng 13. Sơ đồ thực nghiệm song song bắt chéo

Thực nghiệm bắt chéo có những ưu điểm của mình. Nó cho phép đặt ra những điều kiện tương đối giống nhau ở các nhóm thí nghiệm. Điều đó rất quan trọng, bởi vì đạt đến sự cân bằng hoàn toàn giữa chúng là thực tế không thể có được.

Trong thực nghiệm bắt chéo, mỗi nhóm lần lượt là nhóm thực nghiệm, là nhóm đối chiếu. Sơ đồ thí nghiệm nay cho số liệu thu được có độ tin cậy cao hơn. Thực ra, ở nhóm nghiên cứu này hay nhóm nghiên cứu kia lần lượt chịu tác động của nhân tố sư phạm này hay nhân lo sư phạm kia, các chỉ số nghiên cứu áp dụng lẫn cho nhau, khả năng nói về sự tác động, dĩ nhiên sẽ giảm đi. Điều đó, có thể không cần đến xử lý bằng phương pháp toán học thống kê mà vẫn nhận được số liệu tin cậy, dù số lượng người tham gia vào nghiên cứu có thể không nhiều.

Khi cần thiết so sánh không phải hai nhân tố mà là 3, người ta áp dụng kết cấu thí nghiệm sơ đồ 3 x 3 (Bảng 14).

Các giai đoạn thí nghiệm Nhóm “A” Nhóm “B” Nhóm “C”

Giai đoạn 1 Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3

Giai đoạn 2 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 1

Giai đoạn 3 Nhân tố 3 Nhân tố 1 Nhân tố 2

Bảng 14. Sơ đồ thực nghiệm bắt chéo 3x3

Nếu cần phân tích so sánh 4 nhân tố nghiên cứu thì áp dụng hình vuông latinh 4 x 4, có dạng sau đây (Bảng 15):

1 - 2 - 3 - 4 2 - 3 - 4 - 1 3 - 4 - 1 - 2 4 - 1 - 2 - 3

Như vậy, có thể xây dựng kết cấu thí nghiệm với số lượng lớn nhân tố so

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 126 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w