- Khái niệm chung
1. MÔN ĐIỀN KINH
Trong công việc đánh giá hiệu suất thể thao, điền kinh là một phương tiện đo
lường quan trọng, bởi tính chất chính xác và tính chất “môn thể thao cơ bản” của
môn thể thao này. Điền kinh là cơ sở để các môn thể thao khác sử dụng đánh giá về các tính chất thông dụng hoặc chuyên môn của nó. Những phương pháp kiểm tra thông dụng nhất tính theo các nhóm môn thi đấu của điền kinh là:
1.1. Các loại chạy
Khi sử dụng phương tiện chạy cần chú ý các mặt sau:
- Các cự ly thi đấu: 100m, 200m, 400m, 800m, 1.500m, 3.000m, 5.000m,
3.000m.
- Kiểm tra sức mạnh các nhóm cơ: bàn chân, chân, nhóm cơ hông, bụng, lưng, các nhóm cơ vai, tay.
- Các loại bật nhảy: Cao, xa; nhảy 3, 5, 10 bước không chạy đà (và có đà)
- Các thử nghiệm chạy: Thường sử dụng các cự ly: 20m, 30m, 50m, 70m, 100m, 500m, 1.000m, 5.000m, 6.000m.
- Các chỉ số (Index): Chỉ số sức nhanh dự trữ:
Với: ts: Thời gian chạy hết cự ly (Ví dụ: chạy 400m là 54 giây) tk: Thời gian
nhanh nhất chạy hết đoạn kiểm tra (Ví dụ: chạy 100m là 12,5 giây). h: Thương số giữa cự ly chạy và đoạn kiểm tra
(Thí dụ trên là )
- Chỉ số sức bền:
- Chỉ số sức bền “cơ bắp”: I = A -k B
Với: k: 4, 5, 6... (số phần phân chia từ cự ly thi đấu) A: Kết quả thi đấu (thời gian chạy hết cự ly) B: Kết quả đạt được ở một đoạn kiểm tra
(Chú ý: Giá trị của Index cho biết về sức bền ngắn - trung bình - dài mà
không phụ thuộc vào cự ly chạy).
- Chỉ số kỹ thuật (đối với các môn vượt rào, chướng ngại). I = A - B
Với: A:Kết quả chạy ở cự ly thi đấu (có rào, chướng ngại).
B: Kết quả chạy cũng ở cự ly đó, nhưng không có rào, chướng ngại. - Chỉ số mệt mỏi: I = t800 - t400
Với:t800: Thời gian chạy cự ly 800m
t400: Thời gian chạy cự ly 400m (sau khi chạy 800m, nghỉ 3-5 phút
chạy tiếp 400m kiểm tra). Thương số mệt mỏi 1.2.
Các môn nhảy
Một số nội dung cơ bản:
- Các môn thi đấu: Nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào. - Kiểm tra sức mạnh các nhóm cơ: giống ở phần chạy.
- Các loại bật nhảy: giống ở phần chạy, đối với bài tập có (hoặc không có) đánh lăng tay và bằng một hoặc hai chân.
Các cự ly kiểm tra: 20m, 30m, 50m, 800m, 1000m.
Sau đây sẽ giới thiệu một số thử nghiệm đánh giá của liên đoàn điền kinh
Đức. a. Về nhảy xa:
Các nội dung kiểm tra cơ bản (cho các loại nhảy và ném đẩy), - Chạy 30m, xuất phát cao.
- Chạy 800m (nữ) hoặc 1000m (nam) Các nội dung kiểm tra chuyên
môn: - Nhảy 5 bước chân phải - trái. - Nhảy 10 bước với 5 bước chạy đà. b.
Nhảy sào:
Phần kiểm tra cơ bản giống phần trên.
- Nhảy 5 bước không chạy đà bằng chân phải và trái. - Ke ngang chân trên thang dóng - tính thời gian. - Leo dây 3m, tính thời gian.
- Từ chống, quay trước xà đơn (cao ngang đầu). Làm 3 lần (mỗi lần đều bắt đầu từ đứng trên đất) liên tục. Tính thời gian.
c. Nhẩy 3 hước:
Các nội dung kiểm tra chuyên môn:
- Chạy 50m, tư thế xuất phát (cao); làm hai lần.
- Nhảy 5 bước bằng chân phải và trái, với 7 bước đà. Tính độ xa.
- Nhảy hai chân 3 x 50m. Nghỉ giữa quãng 2 phút. Tính ra chỉ số sức mạnh bền:
i = 1, 2, 3
Với:a: Khoảng cách từ bước cuối cùng tới đích.
t: Thời gian thực hiện ở 50m. n: Số lượng bước nhảy trong 50m.
d. Bài thử nghiệm cho vận động nhảy cao (kỹ thuật nhảy Flốp):
Bao gồm 6 test:
- Nhảy kỹ thuật Flốp không chạy đà. Kẻ hai khu vực cách xà ngang 40cm và 70cm để đứng bật nhảy. Đứng quay lưng - sườn vào hướng nhảy. Bật nhảy bằng hai chân, tay đánh lăng. Lưng qua xà và xuống đệm bằng lưng. Bước nhảy tăng 3cm mỗi lần cho tới tối đa.
- Nhảy với tay cao, bước đà xuống thấp. Đặt một bục cao 45cm cách bảng chia độ cao (để bật nhảy với tay) khoảng 2m. Vận động viên đứng trên bục (chân giậm nhảy ở sau, chân lăng ở trước). Bước chân giậm nhảy xuống đất tại một ô 30cm để cách bục 70cm - l00cm. Theo đà đó bật nhảy (hướng sườn về phía bảng) và với tay chạm ở mức cao nhất làm ba lần, lấy lần tốt nhất. Nếu bước chệch khỏi khu 30cm, phải nhảy lại.
- Nhảy với tay cao, có chạy đà: Chạy đà 5 bước theo đường vòng cung, hướng sườn vào bảng chia độ cao.
- Bật nhảy với tay cao: Đứng vai thẳng hướng tường, khuỵu gối, hạ trọng tâm lấy đà, bật nhảy lên cao, đánh lăng tay và tay phía gần tường chạm ở mức cao nhất trên tường. Nếu nhảy lên không rơi xuống đúng chỗ đứng cũ, phải làm lại.
- Nhảy qua rào theo cách: Xuất phát hai bước đà vào vạch xuất phát bật nhảy hai chân qua rào thứ nhất (cao 84cm, đặt cách vạch xuất phát 1m). Sau đó không có đà bật nhảy luôn và liên tục bằng hai chân qua 4 rào nữa, ở cách nhau 140cm. Tính
thời gian từ khi chân rời vạch xuất phát (sau hai bước đà) tới khi chân chạm đất sau rào thứ 5.
- Uốn cầu ngửa: Nằm ngửa, ưỡn bụng lên cao thành cầu ngửa, hai bàn tay và hai bàn chân chống đất, không đẩy lên cao tối đa và duy trì ở vị trí đó trong 3 giây. Đo độ cao từ đất tới hông. Thứ tự thực hiện các test trên như sau: 5, 4, 3, 6, 2, 1.
Cách tính các chỉ số như sau:
- Index về Amortize chuyên môn: I1= t2 - t3 - Index kỹ thuật: I2 = R - t2 (R: thành tích
nhảy cao)
- Index về tính linh hoạt tương đối: