- Khái niệm chung
5. MÔN BÓNG CHUYỀN
Đối với môn bóng chuyền thì các khả năng thể lực và trình độ sử dụng các kỹ thuật “với bóng” là cơ sở tạo nên hiệu suất cơ bản. Những nội dung cần chú ý khi đo lường chuyên môn
- Đánh giá qua theo dõi thi đấu
- Bài tập về chuyển - đệm bóng vào tường trong 1 phút. - Bài tập chuyển và đệm bóng trúng đích.
- Đập bóng ở tường và ở lưới 1 phút
- Phát bóng thấp và cao tay vào đích - phát bóng trong 1 phút. - Bài kiểm tra phối hợp.
- Kiểm tra kỹ thuật qua phim ảnh. - Kiểm tra các đặc điểm thể hình. Bài thử nghiệm:
Đánh giá về trình độ kỹ thuật của vận động viên bóng chuyền. Bài kiểm tra gồm 12 nội dung:
2. Chuyền bóng qua cọc giới hạn.
Dựng 2 cọc giới hạn (cao 60cm cách nhau 80cm) ở trên lưới... hai người đứng đối diện hai bên lưới. A tung bóng qua giữa hai cọc B dùng kỹ thuật đệm bóng trả lại giữa 2 cọc (B đứng trên đường 3m). Bóng sang qua lưới, kỹ thuật đệm đều thực hiện theo luật quy định.
3. Đập bóng (tay phải ở số 4, tay trái ở số 2). Đập 10 lần; theo yêu cầu; phải đập trên không theo đúng luật về đập bóng.
4. Chuyền bóng cao tay vào đích, thực hiện 12 lần (vào mỗi ô 4 lần). Vận động viên đứng ở đường 3m chuyền thứ tự 4 quả vào từng ô: 1, 2 và 3 (bóng sang sân như luật quy định).
5. Phát bóng cao tay vào đúng các phần sân quy định: sân chia làm hai phần (trái và phải). Phát 6 quả vào mỗi phần sân (tổng cộng 12 quả). Thực hiện theo điều luật quy định về phát bóng.
6. Đập nhú: Thực hiện giống như bài 3, chỉ khác là bóng chuyền 2 không bổng, mà thấp sát lưới;
(Tất cả các trường hợp đập bóng, nếu bóng chuyền lần hai không được thì thực hiện lại).
• Chạy lên chuyền bóng vào đích:
Vận động viên đứng cách lưới khoảng 6m, tung bóng về phía trước và chạy theo sao cho có thể chuyền cao tay quả bóng đó ở đường 3m, vào các ô (1 - 2- 34), mỗi 1 ô chuyền 3 quả (toàn bộ là 12 lần chuyển).
8. Đệm bóng qua cọc giới hạn trong di động: di động liên tục sang hai bên (2m) sau mỗi lần đệm bóng qua lưới - trong giới hạn 2 cọc giới hạn cách nhau 80cm.
9. Đập bóng thẳng và chéo: Thực hiện ở vị trí số 4 (tay phải) đập 5 quả thẳng và 5 quả chéo vào khu vực quy định. Tất nhiên chỉ đập những quả nêu tốt.
10.Đập bóng xa lưới: Kẻ một đường cách lưới 6rn, thực hiện tung và đập bóng ở trước đường này (bật nhảy lên để đập bóng)… thực hiện 10 lần
11.Phát bóng cao tay vào ô quy định: Chia sân làm 4 ô, mỗi ô có 1 cạnh = 4,5m. Phát bóng vào mỗi ô 3 lần. Đánh giá theo 12 bài kiểm tra
9.4. Các yêu cầu khi sử dụng các bài kiểm tra Khisử dụng các bài kiểm tra cần chú ý: sử dụng các bài kiểm tra cần chú ý:
1. Các bài kiểm tra chọn lọc cho các đối tượng nghiên cứu phải được thực hiện như nhau về thời gian, không gian và điều kiện thực hiện.
2. Các bài kiểm tra phải đơn giản, dễ làm, không phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và thể lực người thực hiên.
3. Mỗi bài kiểm tra phải được xác định bằng các chỉ số khách quan (số lần lặp lại, số kg, số cm, số giây...).
4. Các bài kiểm tra phải dễ xác định và đánh giá. Các thông tin thu được phải rõ ràng, cụ thể, chính xác.
Thông thường các bài kiểm tra được tiến hành vào đầu, giữa và cuối mỗi giai đoạn, thời kỳ giảng dạy hay huấn luyện.
(Thí dụ: giai đoạn chuẩn bị của 1 chu kỳ huấn luyện năm; học kỳ tập luyện
của sinh viên chuyên sâu). Riêng các bài kiểm tra sức bền chuyên môn, đối với vận động viên chỉ tiến hành vào giai đoạn thi đấu.
Có thể giới thiệu thứ tự sau đây, khi tiến hành các bài kiểm tra: Ngày thứ 1 -
các bài kiểm tra đánh giá tố chất tốc độ, ngày thứ 2 - sức mạnh và sức bền.
CHƯƠNG X PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA Y HỌC TRONG THỂDỤC THỂ THAO DỤC THỂ THAO
10.1. Khái niệm Phương pháp kiểm tra y học là một trong các phương phápnghiên cứu khoa học được sử dụng rộng rãi trong thể dục thể thao. Về bản chất, nghiên cứu khoa học được sử dụng rộng rãi trong thể dục thể thao. Về bản chất, các phương pháp nghiên cứu y học cũng là các phương pháp nghiên cứu khoa học chung. Các phương pháp được gọi là phương pháp y học là do chúng được sử dụng rộng rãi trong y học để nghiên cứu các mặt về cấu tạo và chức năng cơ thể con người với các cấp độ khác nhau, từ cơ thể, hệ cơ quan, cơ quan riêng lẻ cho đến từng tế bào. Các phương pháp y học vì vậy cũng được chia theo sơ đồ chung thành các phương pháp phỏng vấn, các phương pháp quan sát, các phương pháp kiểm tra và các phương pháp thực nghiệm mà trong y học, theo truyền thống có thể được gọi theo những tên gọi khác nhau.
Nội dung kiểm tra y học trong thể dục thể thao thường bao gồm: 1. Kiểm tra tình trạng sức khoẻ.
2. Kiểm tra sự phát triển thể chất.
3. Kiểm tra chức năng của các cơ quan.
4. Thử nghiệm chức năng với lượng vận động định lượng
Các nội dung kiểm tra y học nêu trên do giáo viên, huấn luyện viên kết hợp với các bác sĩ tiến hành. Khi cần thiết, có thể có cả các bác sĩ chuyên khoa và các chuyên gia chẩn đoán chức năng y học thể thao cùng tham gia.
Để thực hiện các nội dung kiểm tra y học nêu trên, trong y học sử dụng các phương pháp thẩm vấn, quan sát, sờ nắn, gõ, nghe. Những phương pháp này được gọi chung là các phương pháp lâm sàng. Ngoài ra, trong y học khi cần thiết còn sử dụng rất rộng rãi các phương pháp sử dụng thiết bị để kiểm tra bổ sung, các phương pháp đó được gọi chung là các phương pháp cận lâm sàng.
10.2. Phương pháp thẩm vấn
Phương pháp thẩm vấn, còn được gọi là phương pháp hỏi - đáp, là một trong những phương pháp quan trọng của kiểm tra y học. Tuy đơn giản, nhưng bằng phỏng vấn có thể thu được những thông tin rất quan trọng. Vì vậy, phương pháp này được các bác sĩ sử dụng rộng rãi ngay từ khi có y học như một khoa học. Bằng phương pháp thẩm vấn có thể xác định được các nguyên nhân gây bệnh, tính chất phát triển của bệnh, các dấu hiệu cơ bản của bệnh và những đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh. Trong y học thể dục thể thao, phương pháp thẩm vấn thường được tiến hành theo các trình tự nội dung sau: