- Tiểu sử bệnh lý
10.7. Phương pháp nhân trắc (hay còn gọi là phép đo ngườ i)
Phương pháp này bổ sung cho phương pháp quan sát và cung cấp những số liệu khách quan, chính xác về sự phát triển thể lực, độ tương ứng của thể lực với tuổi, giới tính cũng như những sai lệch về phát triển thể lực có thể xảy ra dưới tác động của tập luyện thể dục thể thao không hợp lý.
Các phương pháp đo người cần phải tiến hành vào cùng một thời gian trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, theo một phương pháp tiêu chuẩn nhất định. Dụng cụ đo cũng phải là những dụng cụ chuyên môn đúng tiêu chuẩn, đã được kiểm tra độ chính xác. Người được kiểm tra phải mặc quần áo lót ngắn để không làm ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo.
Trong kiểm tra y học, để đánh giá sự phát triển thể lực, ít nhất cần phải đo các chỉ số sau: Chiều cao đứng và ngồi, cân nặng, vòng ngực, vòng bụng, vòng cổ, vòng cánh tay, cẳng tay, vòng đùi và cẳng chân, chiều rộng vai, chiều rộng hông, dung tích sống, lực kéo lưng, lực bóp tay, độ dày lớp mỡ dưới da.
7.1.Chiều cao đứng và ngồi: Được đo bằng thước đo chiều cao, có độ chuẩn tới 0,5cm. Chiều cao đứng được đo từ mặt đất tới đỉnh đầu. Người được đo đứng ở tư thế đứng nghiêm, lưng quay về phía thước đo và tiếp xúc với thước ở 3 điểm: gót chân, mông và lưng. Đầu thẳng sao cho góc ngoài của mắt và lỗ tai ngoài nằm trên một đường thẳng ngang. Khi đo chiều cao ngồi người được đo ngồi ngay ngắn trên ghế có chiều cao vừa đủ để khi ngồi bàn chân chạm đất, cẳng chân vuông góc
với đùi, lưng và mông tiếp xúc với thước đo. Chiều cao ngồi được tính từ mặt ghế
tới đỉnh đầu, chiều cao đứng trừ đi chiều cao ngồi có thể cho ta số đo chiều dài chi dưới.
Bảng 7. Tên gọi, vị trí, sử dụng đo các điểm nhân chủng
Khi đo chiều cao cần lưu ý rằng: Chiều cao của cơ thể có thể thay đổi trong ngày, buổi chiều tối, chiều cao có thể giảm đi l - 2cm, sau các hoạt động thể lực nặng, chiều cao có thể giảm đi 3 - 5cm.
Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia (2020) chiều cao đứng của người Việt Nam là: Nam 168,1cm ± 4cm và nữ 156,2 cm ± 3cm.