Phân loại quan sát sư phạm

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 80 - 83)

- Khái niệm chung

8.5. Phân loại quan sát sư phạm

Tùy thuộc vào các mặt quan sát khác nhau mà người ta phân quan sát sư phạm ra thành từng cặp: Theo khối lượng phân ra quan sát vấn đề và quan sát đề tài; Theo chương trình quan sát thì phân ra quan sát thăm dò và quan sát cơ bản; Theo tính chất có quan sát công khai và quan sát kín đáo; Theo cách thức quan sát thì có quan sát từ trong và quan sát từ ngoài; Theo thời gian có quan sát liên tục và quan sát gián đoạn; Theo quy mô thì phân ra quan sát điểm và quan sát diện Dưới đây là nội dung cơ bản của các loại quan sát kể trên.

8.5.1.Quan sát vấn đề

Quan sát vấn đề là quan sát một số hiện tượng giáo dục liên quan với nhau cấu thành một hướng nhất định trong sự phát triển giáo dục thể chất. Ví dụ để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chương trình giáo dục thể chất mới trong nhà trường, người ta phải quan sát nhiều chỉ tiêu, phải theo dõi ở nhiều học sinh và ở nhiều trường.

Nhờ quan sát này mà không chỉ có thể biết được khuynh hướng chung của sự phát triển thể chất của học sinh mà còn có thể đánh giá các hiện tượng chi tiết khác nữa.

8.5.2. Quan sát đề tài

Ở loại quan sát này phạm vi đối tượng quan sát ít hơn và hẹp hơn so với quan sát ở trên, tối thiểu là các hiện tượng sư phạm, nhưng đòi hỏi phải nghiên cứu sâu hơn. Ví dụ, lên sấp ở xà đơn sẽ không được nếu không phát triển sức mạnh cơ tay và cơ bụng.

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn nghiên cứu khoa học vì nó tương đối phù hợp với công tác nghiên cứu của cá nhân.

8.5.3. Quan sát diện

Đây là loại quan sát tương tự như quan sát theo vấn đề nhưng chủ yếu đề cập tới sự quan sát ở trên một bình diện lớn về một mặt hay nhiều mặt của quá trình giáo dục - giáo dưỡng.

Quan sát kiểu này giúp nắm được bức tranh toàn cảnh về giáo dục và giáo dưỡng. Quan sát như thế không thể một vài hoặc một nhóm người tham gia, mà cần có một sự động viên đông đảo người cùng tiến hành. Vì vậy, nó có nhược điểm là tốn tiền, tốn của, thông tin đôi khi dễ vênh nhau và thiếu phần chính xác, nên họa hoằn mới tiến hành.

8.5.4. Quan sát điểm

Là loại quan sát mà về nội dung tương tự như quan sát diện, còn về bình diện thì nhờ có tính đại diện, với lực lượng người tham gia ít hơn và ít tốn kém hơn.

Quan sát này được tổ chức tốt cũng đưa lại những thông tin quý báu không chỉ có khả năng đánh giá những nơi quan sát mà còn đánh giá tình hình chung về giáo dục thể chất. Vì vậy, quan sát này cũng thường được sử dụng.

8.5.5. Quan sát thăm dò

Đây là loại quan sát thường không có chương trình cụ thể, với mục đích nhằm hoàn thiện dự báo kết quả nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu.

Nó thường tiến hành trước thực nghiệm và quan sát cơ bản. Trong thời gian quan sát thăm dò, người ta đặc biệt chú ý lựa chọn xác đáng kỹ thuật và cách quan sát (chọn vị trí quan sát, cách ghi chép...).

Thiếu quan sát thăm dò, sẽ làm cho nhà nghiên cứu thêm khó khăn, vì vậy đòi hỏi họ phải có sự chuẩn bị chu đáo về phương pháp.

8.5.6. Quan sát cơ bản

Đây là loại quan sát theo chương trình, có kế hoạch, có cách ghi chép vào biên bản và biểu mẫu.

Vì công việc quan sát nhiều nên cần có người giúp việc quan sát (ví dụ như ghi số lần ném bóng và số lần bóng vào rổ chẳng hạn).

Quan sát này đòi hỏi chỉ ghi những cái gì nhìn thấy rõ và chỉ ghi có hoặc không (tất nhiên chủ yếu theo dấu hiệu), ghi chép phải chính xác và phải có sự quan sát thử trước khi tiến hành quan sát chính thức.

Quan sát cơ bản có ưu thế lớn là qua đó có thể thu được những số liệu và nhờ vậy nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích và đánh giá quá trình sư phạm.

8.5.7. Quan sát bên trong Đây là loại quan sát mà trong đó người quan sát vừa là

người tham gia tích cực vào quá trình giáo dục - giáo dưỡng, nơi mà họ cần phải phân tích và đánh giá.

Khó mà đánh giá hết mặt tốt của kiểu quan sát này. Nhờ nó chúng ta có thể phát hiện những điểm sâu kín của quá trình sư phạm mà quan sát thường khó nhìn thấy.

Quan sát này tuy vậy chỉ áp dụng với người quan sát có thể lực tốt để thực hiện đầy đủ các yêu cầu sư phạm, chỉ khi phân tích ở nhóm có thể lực khoẻ và vận động viên, nhưng không được dùng để nghiên cứu trẻ em. Nhược điểm của quan sát bên trong là không có khả năng ghi lại tất cả sự kiện trong quá trình giáo dục, mà nhà nghiên cứu chỉ có thể ghi được những cái gì còn nhớ sau buổi tập mà thôi (có thể khắc phục là nhờ người giúp, quay camera). Nhược điểm thứ hai của loại quan sát này là phải đòi hỏi một thời gian để làm quen giữa nhà nghiên cứu với giáo viên và học sinh. Nhược điểm cơ bản thứ ba là nhà nghiên cứu vì thế mà sẽ bị “đồng hoá” và làm tắt đi những cảm thụ mới mẻ và những ý tưởng tốt đẹp khiến nhà nghiên cứu theo đuổi từ trước.

Là loại quan sát ngược với quan sát bên trong. Ở đây, người quan sát không tham gia với tư cách là thành viên thực hiện buổi tập mà trở thành người chứng kiến buổi tập. Quan sát này thường sử dụng nhiều hơn so với kiểu quan sát kể trên. Ưu điểm của loại quan sát này là không hạn chế phạm vi áp dụng, phù hợp hơn đối với nhà nghiên cứu và đơn giản hơn khi phân tích buổi tập.

Tuy nhiên, nó có nhược điểm là chỉ cảm nhận bên ngoài hoạt động sư phạm mà thôi. Việc này có thể khắc phục nếu như nhà nghiên cứu khá điêu luyện trong quan sát.

8.5.9. Quan sát công khai

Quan sát công khai là quan sát khi người tập và giáo viên biết người quan sát, quan sát cái gì ở mình. Quan sát này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu giáo dục.

Quan sát kiểu này có ưu điểm là không cần phải có thêm biện pháp tổ chức nào nữa. Nhưng có khó khăn là người bị quan sát sẽ không hài lòng và không tự nhiên khi biết có người đang quan sát họ. Nhưng nếu biết cách gần gũi với họ thì khó khăn đó có thể khắc phục được.

Khi quan sát công khai có cần công bố nhiệm vụ và nội dung quan sát cho đối tượng quan sát biết hay không là tuỳ thuộc điều kiện cụ thể, trước hết là vào khả năng biết cảm hoá đối tượng quan sát của nhà nghiên cứu về ý nghĩa và giá trị của quan sát đối với quá trình giáo dục - giáo dưỡng. Đồng thời nhà nghiên cứu cũng nên làm cho họ yên tâm về việc sử dụng các tài liệu chỉ vì mục đích duy nhất là khoa học.

8.5.10. Quan sát kín đáo Đây là loại quan sát mà cả người tập và giáo viên đều

không biết có người đang quan sát mình.

Ưu điểm của loại quan sát này là hành vi của người tập và giáo viên được tự nhiên. Quan sát này có giá trị trong việc xác định hứng thú xã hội đối với việc nâng cao trình độ chuẩn bị thể lực của người dân.

Khó khăn cơ bản của quan sát kiểu này là việc tổ chức quan sát, mà việc đó lại phụ thuộc vào nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của quá trình giáo dục - giáo dưỡng. Cách tốt nhất và khó nhất của quan sát kín đáo là sự quan sát đơn phương. Vì vậy, để thuận lợi đòi hỏi cần có một phòng chuyên biệt, có cửa kính để người quan sát làm việc.

8.5.11. Quan sát liên tục

Đó là sự quan sát hiện tượng sư phạm với thời gian kéo dài, không gián đoạn.

Ưu điểm của quan sát kiểu này là thấy được diễn biến của các hiện tượng và sự kiện sư phạm từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, nhờ thế mà có khái niệm hoàn chỉnh và nâng cao độ tin cậy của kết quả quan sát. Ví dụ theo dõi một buổi tập từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.

quan sát. Do đó, dấu hiệu quan sát liên tục không phải là chỉ về thời gian hoạt động của nhà nghiên cứu, mà là sự theo dõi thường xuyên ở tất cả các giai đoạn phát triển của một hiện tượng hay sự kiện giáo dục nào đó. Cho nên thời gian quan sát có thể kéo dài vài phút hoặc vài tháng là tùy thuộc vào nhiệm vụ và nội dung nghiền cứu.

8.5.12. Quan sát gián đoạn

Sự quan sát không phải đối với toàn bộ hiện tượng sư phạm, mà chỉ nghiên cứu phần chính của nó gọi là quan sát gián đoạn. Ở quan sát này tuy người ta không theo dõi quá trình diễn biến của hiện tượng và xem xét nhiều chi tiết, song lộ trình phát triển chung của nó và những dấu hiệu ban đầu và kết thúc thì vẫn ở trong tầm mắt của nhà quan sát.

Quan sát gián đoạn cho phép nghiên cứu các hiện tượng có sức cản trở to lớn

đến tác động của các nhân tố sư phạm. Nhưng việc này đòi hỏi phải có thời gian

dài mới thấy được những chuyển biến đáng kể (chẳng hạn theo dõi thái độ của học sinh các lớp đối với thể dục thể thao). Quan sát gián đoạn còn được tiến hành khi nhiệm vụ nghiên cứu đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu gián đoạn, nhưng kéo dài giữa các lần quan sát (ví dụ trong thực nghiệm sư phạm).

Qua phân tích các loại quan sát kể trên chúng ta thấy rõ mỗi loại trong từng cặp có ưu việt riêng và thiếu sót riêng và chỉ có thể sử dụng chúng trong những tình huống cụ thể do nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra và sẽ có hiệu quả khi được sử dụng trong phương án lồng ghép (ví dụ quan sát vấn đề có thể quan sát công khai hay kín đáo; quan sát liên tục hay quan sát gián đoạn).

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w