7. Kết luận: Trình bày những kết quả mới của đề tài một cách ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng để trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu ở phần đặt vấn đề Các
5.4. Bảo vệ luận văn, luận án
Luận văn khoa học muốn được công nhận, nghiệm thu phải được bảo vệ công khai trước Hội nghị khoa học (có Hội đồng nghiệm thu) của trường Đại học, Viện Nghiên cứu, nơi có quyền công nhận kết quả luận văn.
5.4.1. Trình tự buổi bảo vệ Luận văn khoa học Theo quy định chung của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, buổi bảo vệ được tiến hành như sau:
- Chủ tịch Hội đồng công bố danh sách các thành viên có mặt, các điều kiện cho buổi bảo vệ và công bố chương trình làm việc.
- Thư ký Hội đồng đọc lý lịch khoa học của người bảo vệ, các điều kiện cần thiết để họ được phép bảo vệ (điểm thi các môn học bắt buộc, văn bằng, chứng chỉ).
- Các thành viên Hội đồng và những người tham dự nêu ý kiến về người bảo vệ (nếu thấy thắc mắc).
- Báo cáo viên trình bày bản luận văn khoa học dưới dạng tóm tắt (như đã nêu ở trên).
- Người hướng dẫn khoa học (giáo viên chỉ đạo) đọc nhận xét về tư cách đạo đức, năng lực chuyên môn, tinh thần và thái độ học tập, nghiên cứu khoa học trong quá trình làm luận văn và đề nghị lên Hội đồng khoa học cho phép được bảo vệ.
- Các phản biện đọc nhận xét theo văn bản, có thể phát biểu mở rộng, bổ sung theo vấn đề nghiên cứu.
- Thư ký Hội đồng khoa học đọc bản tổng hợp nhận xét của các cơ quan và các nhà khoa học gửi về Hội đồng.
- Hội đồng khoa học nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức trình độ báo cáo viên. Báo cáo viên ghi chép câu hỏi và chuẩn bị trả lời. Sau đó, các thính giả có mặt tiếp tục nêu câu hỏi, để báo cáo viên phải trả lời. Khi trả lời, nhà nghiên cứu diễn đạt đủ, rõ và ngắn gọn thẹo trình tự các câu hỏi, không được bỏ sót câu hỏi đã đặt ra.
- Hội đồng họp thảo luận, thống nhất cách đánh giá và cho điểm bằng bỏ phiếu kín. Đánh giá thực hiện theo hệ thống điểm 10. Ban kiểm phiếu sẽ tính trung bình cộng tất cả các điểm, để xếp thành các loại: giỏi, khá, trung bình và kém. Sau đó, kết quả được công bố công khai.
Sau khi công bố kết quả, nhà nghiên cứu có lời cám ơn Hội đồng khoa học, các phản biện và người hướng dẫn khoa học.
5.4.2. Phương pháp thuyết trình của báo cáo viên tại Hội nghị khoa học Thuyết
trình báo cáo khoa học không giống như giảng bài trên lớp. Khi giảng bài, trong
phạm vi thời gian 2 tiết (90 phút), trên cơ sở các đề mục của bài, giảng viên có thể
phân tích chi tiết vấn đề chuyên môn, có thể lấy thí dụ để minh họa, nhằm mục đích làm cho bài giảng thêm sinh động và người nghe hiểu bài. Song, khi thuyết minh khoa học, do thời gian hạn chế (15 - 30 phút) báo cáo viên chỉ trình bày các kết quả nghiên cứu chủ yếu, không được phép mở rộng vấn đề, biết khái quát và đưa ra các kết luận quan trọng nhất của đề tài.
Trình bày phần đặt vấn đề; nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu; tổ chức nghiên cứu, tốt nhất báo cáo viên phải thuộc lòng để diễn đạt được chủ động, có sức gợi cảm, lôi cuốn người nghe vào vấn đề chính của đề tài. Khi trình bày kết quả nghiên cứu, tác giả cần sử dụng tối đa lợi thế của biểu, bảng, sơ đồ, hình vẽ, nhấn mạnh vào những kết quả chủ yếu. Ở phần kết luận và đề nghị, nhà khoa học nên đọc chính xác từng câu, chữ, các con số được chọn lựa, không nên “tự nhớ” và kết luận sai (dù chỉ 1 vài con số) sẽ làm giảm giá trị khoa học của đề tài.
a. Vấn đề nắm càng chắc, càng ít mất bình tĩnh. Mức độ hồi hộp tỷ lệ nghịch với lao động bỏ ra cho công việc chuẩn bị.
b. Hình thức diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, cần dùng cách so sánh trực quan, cách đối chiếu, dùng các tính từ có hình tượng.
c. Diễn đạt ý phải ngắn gọn, loại bỏ những từ thừa, không có quan hệ đến nội dung làm lãng phí thời gian, giảm sự chú ý của thính giả.
d. Ý diễn đạt phải lưu loát, trôi chảy, không chuyển hay dừng đột ngột, phải xây dựng dàn bài thuyết trình, sao cho ý thứ hai thoát ra ngay từ ý đầu. Có sự chuyển tiếp tự nhiên từ vấn để này sang vấn đề khác. Để báo cáo khoa học đạt kết quả cao, phải tranh thủ sự chú ý của mọi người, duy trì sự chú ý đến cùng.
e. Tránh giọng văn sáo rỗng, nhất là lúc mở đầu hay kết thúc. Không nên sử dụng những thành ngữ lặp đi; lặp lại, thậm chí không dừng từ ngữ gần nhau. Nên nói to rõ ràng, rành mạch từng ý, không nói đơn điệu. Có thể nói đơn giản, song có diễn cảm. Giọng nói biểu lộ sự tin tưởng, có sức thuyết phục, có sức mạnh, có thể lên cao và hạ thấp, thay đổi giọng luôn theo nội dung và ý nghĩa của câu nói.
f. Cuối bài thuyết trình khoa học, phải biết gói tròn vấn đề, nên có sự liên hệ với ban đầu (so sánh với mục đích, nhiệm vụ đặt ra lúc bắt đầu báo cáo).
g. Cử chỉ làm cho lời nói thêm sinh động, song sử dụng chúng phải thận trọng: không lặp lại, đơn điệu, không đi lại nhiều lần trên diễn đàn.
Thông thường, với thời gian 15 - 30 phút (tuỳ theo đối tượng bảo vệ học vị), nhà nghiên cứu hoàn toàn có đủ thời gian để trình bày kết quả nghiên cứu của bất cứ loại đề tài nào.
Khi trình bày luận văn, báo cáo phải thể hiện sự khiêm tốn, lịch thiệp, có tinh thần chịu đựng khi thính giả nhận xét tốt hay kể cả phê phán bản luận văn và cách diễn đạt của mình có lúc gay gắt.
Nếu bảo vệ luận văn được tiến hành ở một địa điểm lạ, chưa quen, tốt nhất báo cáo viên phải quen với nơi sẽ bảo vệ, để tránh bị phân tán sự chú ý. Theo các nhà khoa học thì sự sáng tạo trước hết là ở sự tập trung cao độ về tinh thần và thể lực.