Cách tiến hành quan sát sư phạm

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 83 - 87)

- Khái niệm chung

8.6. Cách tiến hành quan sát sư phạm

8.6.1. Những điều kiện cần có để tiến hành quan sát sư phạm thành công

Để quan sát sư phạm đạt hiệu quả, trước mắt nhà nghiên cứu đặt ra bốn điều kiện cơ bản: một là phải chọn đối tượng quan sát; hai là hạn chế đến mức tối đa tính chủ quan trong quan sát sư phạm; ba là có cách quan sát đúng và bốn là biết phân tích đánh giá quá trình giáo dục - giáo dưỡng.

Vấn đề chọn đối tượng quan sát bao giờ cũng phụ thuộc vào nhiệm vụ nghiên cứu, nghĩa là nhiệm vụ nghiên cứu nào thì có đối tượng quan sát tương ứng. Vấn đề không phải chỉ là quan sát cái gì trong quá trình giáo dục thể chất (chẳng hạn như hình thức tổ chức lên lớp), mà điều quan trọng hơn là nó được tiến hành như thế nào, trình độ điêu luyện đạt đến đâu. Quan sát sư phạm, theo thường lệ,

không chỉ theo dõi ở thầy có tay nghề uyên thâm, qua nhiều năm sống với nghề sư

phạm, những thầy có trình độ sư phạm ở mức trung bình, mà còn cả các thầy vừa mới bước vào nghề nữa. Quan sát cũng tiến hành trên các đối tượng học sinh và vận động viên khác nhau: loại khá giỏi, loại trung bình và loại yếu kém. Xin lưu ý rằng, dẫu bất kỳ trường hợp nào nhà nghiên cứu cũng không được làm ảnh hưởng tới những hoạt động giáo dục - giáo dưỡng bình thường của thầy giáo.

Thủ thuật quan sát là vấn đề hết sức có ý nghĩa của quan sát sư phạm. Người nghiên cứu không thể quan sát được đầy đủ hoạt động của tất cả thầy giáo và học sinh, nên phải dựa trên nhiệm vụ và yêu cầu nghiên cứu mà chọn trong họ một số người làm đối tượng quan sát và ghi chép các hoạt động của họ.

Vấn đề nâng cao tính khách quan và hạn chế đến mức cao nhất tính chủ quan trong quan sát, luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu. Để cho quan sát và phân tích được khách quan nhà nghiên cứu - nhà quan sát phải có sự am hiểu sâu sắc, có tầm suy nghĩ độc đáo và có sự nhạy cảm với quá trình sư phạm để có thể nhìn thấy các hiện tượng và sự kiện trong quá trình quan sát. Trong công việc phải biết bồi dưỡng và sử dụng những người có năng lực chuyên môn để giúp tiến hành quan sát, chẳng hạn huấn luyện viên thì quan sát quá trình huấn luyện và thi đấu ở môn chuyên sâu, còn giáo viên thể dục thể thao thì quan sát các giờ học thể dục trong nhà trường.

Không những vậy, những thủ thuật sau đây không kém phần quan trọng trong việc góp phần nâng cao tính khách quan trong quan sát và phân tích, đánh giá mà nhà nghiên cứu phải quan tâm. Đó là, cùng một hiện tượng và sự kiện, nhưng phải tiến hành quan sát nhiều lần và có nhiều người cùng tham gia; so sánh, đối chiếu kết quả quan sát của mình với các thông tin khoa học tương tự đã có hoặc tranh thủ ý kiến phân tích, đánh giá của giáo viên đứng lớp; so sánh kết quả quan sát với các số liệu thu được của bác sĩ thể thao, tự đánh giá của học sinh và vận động viên cũng như với thành tích thể thao...; thu thập các thông tin bằng các phương pháp khác; sử dụng các thiết bị khác nhau có khả năng ghi lại khách quan các hiện tượng sư phạm... Ví dụ để nghiên cứu tác động của lượng vận động đối với vận động viên, người ta quan sát chủ yếu qua mức độ mệt mỏi mà biểu hiện ở da mặt (bình thường hoặc tái), tính chất thực hiện động tác, nét mặt, giọng nói, thái độ đối với buổi tập, nhịp tim, nhịp thở, mồ hôi..., cũng như ghi lại các yếu tố môi trường (khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm...). Những số liệu quan sát này kết hợp với kết quả phỏng vấn vận động viên về cảm giác chủ quan, về sự phấn hứng, cùng với số liệu chuẩn đoán của bác sĩ để làm cơ sở cho sự đánh giá và phân tích,

Có hai cách quan sát cơ bản, nhưng cách thông thường là quan sát bằng mắt để ghi vào biên bản. Ghi bằng lời văn thì dài dòng không theo kịp tiến trình hoạt động sư phạm, ghi tốc ký thì nhanh hơn, nhưng chúng lại đòi hỏi phải xử lý kết quả lâu hơn. Vậy muốn nhanh chóng ghi lại mỗi hoạt động đã được xác minh từ trước, trước khi tiến hành quan sát, nhà nghiên cứu phải mã hoá chúng. Đây là điều kiện tiên quyết của quan sát sư phạm phù hợp với quan sát trực tiếp và có khả năng ghi lại các hoạt động sư phạm mà nhà nghiên cứu mong muốn. Như vậy, có nghĩa là mỗi một hoạt động (hiện tượng hoặc sự kiện sư phạm) được mang một dấu hiệu hay một ký hiệu nào đấy trong biên bản quan sát và người ta gọi dấu hiệu hay ký hiệu đó là đơn vị quan sát. Chẳng hạn “O” là ký hiệu đã được mã hoá để thay vào sự kiện “giáo viên giảng giải” ở trong biên bản.

- Ghi theo ký hiệu, hiện có 2 cách: ghi theo tần số và ghi theo điểm, ở cách

ghi theo tần số nhà quan sát chỉ ghi lại sự kiện xuất hiện. Ví dụ “ ” là 5 lần “giáo

viên giúp đỡ học sinh” trong buổi tập (mỗi gạch tương ứng với 1 lần giúp đỡ, nghĩa là tương ứng với 1 đơn vị quan sát). Cách ghi theo điểm là mỗi đơn vị quan sát đồng thời được quy ước thành một thang đánh giá (như tốt 5 điểm, khá 4 điểm, trung bình 3 điểm, yếu 2 điểm và kém 1 điểm). Ví dụ, trong thể dục dụng cụ nếu vận động viên thực hiện được 1 động tác nhóm A (nhóm thấp nhất) được 1 điểm, nhóm B được 2 điểm, nhóm C được 4 điểm và nhóm D được 8 điểm. Như vậy, số điểm ghi được không những phản ánh được tần số quan sát mà thôi, mà còn biết cả các giá trị của các thông tin thu được, nên cách này mang ý nghĩa thông tin hơn cách thứ nhất.

Như đã nói ở mục 2, để quan sát và đánh giá về năng lực diễn xuất, truyền cảm, uyển chuyển... không có cách nào hơn là thành lập nhóm trọng tài với những người am hiểu để tiến hành như trong thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật...

Phân tích đánh giá quá trình giáo dục - giáo dưỡng có vị trí hàng đầu trong công việc của nhà nghiên cứu, nhưng có hai trở ngại lớn nhất khi đánh giá và phân tích là tính chủ quan của nhà nghiên cứu, thứ đến là có sự sai sót trong ghi chép các sự kiện và hiện tượng sư phạm.

Vì vậy, muốn có số liệu khách quan, chính xác, nhà nghiên cứu trước hết phải có sự chuẩn bị chu đáo cho công việc, nhất là cách quan sát. Mặt khác, khi

phân tích phải chú ý kết hợp với số liệu thu được của các phương pháp khác (ví dụ

ở phương pháp ghi thời gian, phương pháp kiểm tra y học…).

Đánh giá hoạt động thi đấu hiện nay đóng vai trò rất quan trọng đối với vận động viên. Muốn thế, không có cách nào khác là quan quan sát và ghi chép lại (cả bằng biên bản, cả bằng camera) các hoạt động thi đấu đang diễn ra. Nhờ việc ghi chép đầy đủ tất cả các kỹ thuật động tác (theo đơn vị quan sát) của vận động viên, nhà quan sát có thể thấy được không những chỉ có số lần và chất lượng thực hiện động tác, mà còn động tác nào vận đông viên ưa dùng nhất, động tác kỹ thuật nào là phổ biến nhất ở vận động viên các hạng, xác định được khuynh hướng đang tranh chấp của phát triển trình độ điêu luyện kỹ thuật, xác định được sự phân phối các dòng tác theo từng giai đoạn hoặc từng vị trí chức năng của cuộc đấu.

Muốn có kết quả phân tích khách quan, thì quan sát đối tượng nghiên cứu phải tiến hành nhiều lần. Đó là ưu việt lớn của quan sát sư phạm. Trong phân tích kết quả quan sát sư phạm, cần phải làm sáng tỏ cả những mặt ưu điểm hoặc tích cực, nhược điểm hoặc thiếu sót trong hoạt động của thầy và trò. Đồng thời, cũng lưu ý rằng phân tích kết quả quan sát không những chỉ đưa ra các tài liệu hoặc số liệu quan sát được, mà điều quan trọng hơn là bằng các số liệu ấy đưa ra những lời giải thích xác đáng.

8.6.2. Những công việc chuẩn bị cho quan sát sư phạm Có thể tóm tắt một số công

- Xác định rõ nhiệm vụ quan sát. Đây là công việc quan trọng hàng đầu, mà việc này là do nhiệm vụ nghiên cứu chi phối.

- Xác định đối tượng nghiên cứu. Nhà nghiên cứu định theo dõi mặt nào của quá trình giáo dục - giáo dưỡng để phục vụ cho nhiệm vụ quan sát kể trên.

- Xác định cách tiến hành quan sát, nghĩa là quan sát bằng mắt ghi biên bản, hay nhiếp ảnh, quay phim và camera, hoặc ghi âm.

- Chọn thủ thuật ghi các số liệu thu được (bằng lời văn, mã hoá hay tốc ký, băng hình hoặc thu băng).

- Chuẩn bị trước những phương tiện đảm bảo cho quan sát (biên bản, bút ghi, máy chụp ảnh, máy quay phim...).

- Làm việc với nơi sẽ tiến hành quan sát nếu cần thiết, đồng thời tiến hành chọn người và bồi dưỡng nghiệp vụ quan sát.

- Tiến hành quan sát thử để rút kinh nghiệm cho quan sát chính thức.

- Xác định các phương pháp xử lý và phân tích các số liệu quan sát thu được.

Cần lưu ý rằng hiệu quả ghi chép các tài liệu và số quan sát chỉ có thể được nâng cao khi có sự chuẩn bị chu đáo, công phu, nhất là chuẩn bị về biên bản, hình thức và nội dung quan sát.

8.6.3. Cách quan sát

Có hai cách quan sát, đó là quan sát bằng mắt và quan sát bằng các phương tiện kỹ thuật.

Quan sát bằng mắt: Để việc quan sát bằng mắt được thuận lợi, việc đầu tiên là phải lập được mẫu quan sát mà theo đó người quan sát ghi lại những gì quan sát được. Khi ghi vào biên bản (ví dụ mẫu quan sát ở bảng 2) có thể ghi bằng lời, ghi tốc ký hoặc ghi bằng các ký hiệu hay hình vẽ (các nhà thể dục hay dùng các hình que để ghi lại các động tác thể dục trong quan sát). Thông thường trong quan sát người ta hay đưa vào biên bản quan sát bằng các dấu hiệu hay ký hiệu đã được mã hoá tương ứng với mỗi hiện tượng hoặc sự kiện sư phạm.

Quan sát thông qua các phương tiện kỹ thuật là nhờ các thiết bị, máy móc để ghi lại các quá trình sư phạm mà nhà quan sát cần thiết. Thông thường người ta hay dùng máy ảnh, máy quay phim và camera, cũng như máy ghi âm để ghi lại các hình ảnh và âm thanh cần thiết do nhiệm vụ nghiên cứu yêu cầu. Cách quan sát này rất có lợi cho việc đánh giá kỹ thuật của vận động viên.

Tuy rằng, quan sát bằng phương tiện kỹ thuật xem ra có vẻ khách quan hơn, nhưng không phải vì thế mà coi thường việc quan sát bằng mắt. Trái lại, nói đến quan sát sư phạm chủ yếu là nói đến quan sát bằng mắt, nói đến giáo dục lại nói đến hoạt động của con người, của thầy và trò, cho nên chỉ con người mới hiểu được con người mà không có một phương tiện kỹ thuật nào có thể thay thế được. Khi

quan sát, phải sử dụng biên bản ghi chép (bảng 3). Biết kết hợp các cách quan sát

kể trên sẽ đưa lại cho ta những số liệu khách quan và sự phân tích đánh giá sát hợp với thực tiễn giáo dục - giáo dưỡng.

Dù cho quan sát bằng mắt, hay quay phim... nhà nghiên cứu không thể không chú ý tới vị trí quan sát. Phải chọn chỗ đứng quan sát, hoặc đặt máy quan sát phù hợp với yêu cầu và mục đích quan sát mới mong thu được các tài liệu và số liệu đúng theo yêu cầu.

Bảng 3. Biên bản tập luyện

Môn hỗn hợp… Thời gian bắt đầu…

Thời gian kết thúc….

Nguyễn Văn A Phạm Văn B Nguyễn Văn C …………..

Số động tác Thời gian (gy) Điểm Số động tác Thời gian (gy) Điểm Số động tác Thời gian (gy) Điểm Số động tác Thời gian (gy) Điểm

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w