Phương pháp kiểm tra chức năng

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 118 - 126)

- Tiểu sử bệnh lý

10.9. Phương pháp kiểm tra chức năng

Cùng với việc đo và đánh giá sự phát triển thể lực bên ngoài để nhận định đúng trình độ thể lực và khả năng hoạt động thể lực, cần phải kiểm tra chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể, tức là sự hoạt động của chúng. Thường thường trạng thái chức năng của các cơ quan tương ứng với hình thể bên ngoài của cơ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tầm vóc có thể phát triển tốt nhưng tình trạng chức năng của các cơ quan lại có thể không tốt. Vì vậy, kiểm tra chức năng là nội dung không thể thiếu được của kiểm tra y học.

Kiểm tra chức năng của cơ quan thường phải tiến hành trong lúc yên tĩnh và kiểm tra phản ứng của các cơ quan đối với hoạt động thể lực. Đó là hai mặt khác nhau, mặc dù có liên quan với nhau của một trạng thái chức năng. Các số liệu thu được trước tiên sẽ sử dụng để so sánh với tiêu chuẩn trung bình của người thường và của vận động viên, qua đó rút ra những kết luận cần thiết về trạng thái chức năng của cơ quan cũng như của toàn bộ cơ thể vận động viên.

Kiểm tra chức năng được tiến hành theo các hệ cơ quan, cơ quan và được phân chia theo các hệ chức năng đó. Trong y học thể dục thể thao nhìn chung, vẫn áp dụng các phương pháp kiểm tra chức năng thông dụng, trong số đó được sử dụng rộng rãi nhất là các phương pháp được trình bày sau đây:

10.9.1. Kiểm tra chức năng hệ thần kinh và thần kinh - cơ Hệ thần kinh và thần

kinh - cơ của vận động viên được nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phỏng vấn, quan sát, bằng các thử nghiệm chức năng... Trong đó, phương pháp kiểm tra chức năng có vị trí đặc biệt quan trọng do có độ chính xác và tính khách quan cao. Trong y học thể dục thể thao thường sử dụng các phương pháp ghi các đặc tính điện sinh vật để kiểm tra chức năng thần kinh và thần kinh cơ.

a. Phương pháp ghi điện não:

Là phương pháp ghi dòng điện sinh vật của não. Thông qua việc ghi trực tiếp dòng điện sinh vật của não, có thể nghiên cứu trạng thái của các quá trình thần kinh cơ bản trong yên tĩnh và trong vận động. Để ghi dòng điện sinh vật của não cần phải có thiết bị đặc hiệu là máy ghi điện não với một bộ điện cực để ghi dòng điện ở các vùng khác nhau trên não. Phân tích đồ thị điện não do máy ghi được (điện não đồ) có thể xác đinh được độ dài, tần số, biên độ và hình dạng các sóng điện não, qua đó đánh giá trạng thái chức năng của não.

Là phương pháp ghi dòng điện sinh vật của cơ xương bằng máy chuyên dụng. Phương pháp điện cơ được sử dụng trong thể dục thể thao để xác định nhiều tính chất quan trọng của bộ máy thần kinh cơ như hoạt tính điện, thời kỳ tiềm phục co cơ và giãn cơ, tốc độ co cơ, sức bền co cơ tĩnh...

c. Phương pháp đo trương lực cơ (độ căng của cơ)

Bằng thiết bị đo chuyên dụng được gọi là Miotonometer. Trương lực cơ thường được đo cho từng cơ ở trạng thái bình thường, căng cơ tối đa, thả lỏng cơ tối đa và tính các chỉ số chênh lệch. Chính sự chênh lệch về trương lực cơ trong các trạng thái co cơ khác nhau thể hiện khả năng hoạt động của cơ rõ rệt nhất.

d. Phương pháp đo nhiệt độ da

Nhiệt độ da là chỉ số sinh lý đặc trưng cho trạng thái chức năng của hệ thần kinh dinh dưỡng và quá trình trao đổi nhiệt ở cơ phía dưới. Hiện nay, để đo nhiệt độ da với mục đích nghiên cứu, người ta thường sử dụng nhiệt kế điện tử có độ sai số 0,1C.

e. Phương pháp đo thời trị

Lực nhỏ nhất của dòng điện có thể gây hưng phấn ở tổ chức được gọi là cường độ cơ sở.Thời gian tối thiểu để tổ chức có phản ứng trả lời khi kích thích với một lực bằng hai lần cường độ cơ sở được gọi là thời trị. Thời trị thể hiện tốc độ phát sinh hưng phấn (tính linh hoạt thần kinh) của bộ máy thần kinh cơ. Thời trị được đo bằng máy đo thời trị, có bộ phận kích thích điện và bộ phận ghi thời gian.

10.9.2. Kiểm tra chức năng tim mạch

Để đánh giá chức năng tim mạch, cũng như các hệ cơ quan nội tạng khác của cơ thể, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: quan sát gõ, nghe... Tuy nhiên, các phương pháp kiểm tra chức năng có vai trò quan trọng nhất do cung cấp những thông tin khách quan và toàn diện về các chỉ số sinh lý đặc biệt, đặc trưng cho hoạt động của tim và mạch máu. Trong thể dục thể thao thường sử dụng các phương pháp kiểm tra chức năng sau đây:

a. Kiểm tra mạch

Kiểm tra mạch là kiểm tra tần số co bóp của tim. Mạch là chỉ số sinh lý quan trọng và có nhiều ứng dụng nhất trong kiểm tra y học thể dục thể thao. Mạch có thể được kiểm tra bằng nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp đơn giản và phổ biến nhất là đo mạch bằng cách sờ tay lên vùng có các động mạch lớn nằm gần bề mặt da như động mạch cổ tay, động mạch chủ, động mạch thái dương và tính số lượng đập của sóng dao động của thành mạch máu trong 1 phút. Trong thực tế, mạch thường được đo trong 10, 15 hoặc 30 giây rồi sau đó qui ra 1 phút. Mạch cũng có thể được đo bằng cách xác định thời gian của 20 hoặc 30 lần đập rồi sau đó cũng qui ra tần số mạch trong 1 phút. Cách đo mạch chính xác nhất là bằng các phương pháp sử dụng thiết bị ghi như phép ghi điện tim, ghi âm thanh tim...

b. Kiểm tra huyết áp

Huyết áp - áp lực của máu đè lên thành mạch, là một trong những chỉ số ứng dụng thực tiễn quan trọng nhất của hệ tim mạch. Huyết áp, cũng như mạch, có thể

được đo bằng nhiều cách, cách đo huyết áp được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là đo bằng phương pháp nghe theo Crotcov. Để đo huyết áp theo phương pháp kể trên cần phải có bộ dụng cụ đo đặc biệt bao gồm ống nghe y tế và thiết bị tạo áp lực (máy đo huyết áp).

Phương pháp đo huyết áp cụ thể được trình bày chi tiết trong các tài liệu kiểm tra y học. Khi đo huyết áp có thể xác định được huyết áp tối đa là áp lực của máu vào thời kỳ tim co và huyết áp tối thiểu là áp lực của máu vào thời kỳ tim giãn. Hiệu số của huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu được gọi là hiệu số huyết áp và là chỉ số có ý nghĩa quan trọng trong kiểm tra chức năng tim mạch vì nó gián tiếp thể hiện thể tích tâm thu của tim. .

Huyết áp còn có thể được đo bằng phương pháp ghi đồ thị, được gọi là huyết áp đồ, ghi lại dao động của thành mạch máu. Trên huyết áp đồ có thể xác định được huyết áp tối đa, tối thiểu, huyết áp trung bình và tính được chỉ số huyết áp đồ thể hiện trương lực của mạch máu.

c. Phương pháp ghi điện tim

Điện sinh vật của tim khi hoạt động là chỉ số chức năng tim có ý nghĩa rất lớn trong kiểm tra và đánh giá chức năng tim mạch. Điện tim được đo bằng máy đo chuyên dụng có khả năng ghi dòng điện hưng phấn phát sinh ở cơ tim. Đồ thị ghi dòng điện tim, được gọi là điện tâm đồ, là một đường biểu diễn đặc trưng có tính chu kỳ tương ứng với chu kỳ co giãn của tim. Mỗi một chu kỳ co giãn của tim làm xuất hiện một tổ hợp các sóng trên đồ thị ghi điện tim, được qui ước đặt tên bằng các chữ cái la tinh là PQRST. Trong đó có 3 sóng dương, hướng lên trên là P, R và T. Và 2 sóng âm, hướng xuống dưới là Q và S. Xung động hưng phấn của tim phát sinh từ nút xoang lan toả ở tâm nhĩ làm xuất hiện sóng P trên điện tâm đồ. Khoảng cách từ sóng P đến sóng Q thể hiện thời gian hưng phấn của tâm thất và dẫn truyền hưng phấn theo nút nhĩ thất và bó His. Sóng Q thể hiện sự lan toả hưng phấn từ các lớp cơ tim phía trong ra phía ngoài Sóng R thể hiện sự hưng phấn ở tâm thất. Sóng S thế hiện sự hưng phấn của bộ phận gốc tâm thất phải và trái. Cuối cùng là sóng T thể hiện quá trình dập tắt hưng phấn và tái cực ở tim

Điện tim có thể được ghi trong yên tĩnh và trong hoạt động thể lực với các vị trí đặt điện cực khác nhau tạo thành các đạo trình.

d. Phương pháp ghi âm thanh tim (Âm tâm đồ)

Các âm thanh phát sinh trong tim khi hoạt động có thể ghi lại được bằng một thiết bị chuyên dụng dưới dạng đồ thị. Phương pháp âm tâm đồ có ý nghĩa quan trọng, bổ sung cho phương pháp nghe tim trong việc chẩn đoán các đặc điểm cấu tạo của tim như hẹp, hở van tim. Ngoài ra âm tâm đồ còn cho phép đánh giá chức năng co bóp, dẫn truyền của cơ tim và động thái của áp suất trong các buồng tim và mạch máu.

e. Phương pháp ghi động mạch đồ

động mạch nằm không sâu. Để ghi được các dao động của mạch máu các thiết bị dùng để đo phải có bộ phận cam nhận đặc biệt với nguyên lý cấu tạo khác nhau có khả năng khuyếch đại và biến các tín hiệu cơ học thành dòng điện rồi ghi lại.

Động mạch đồ thể hiện trạng thái co giãn của thành động mạch. Bằng phép ghi động mạch đồ có thể xác định được tốc độ lan truyền của sóng co bóp của thành mạch máu, là chỉ số sinh lý quan trọng để đánh giá chức năng thành mạch.

g. Phương pháp siêu âm tim

Phương pháp sử dụng siêu âm trong chẩn đoán chức năng y học là một trong các phương pháp được phổ biến rộng rãi và có độ tin cậy cao. Siêu âm tim có khả năng cung cấp nhiều chỉ số quan trọng về cấu tạo cũng như chức năng của tim mà các phương pháp chẩn đoán khác không thể đảm nhận được một cách trực tiếp và chính xác như: độ dày của thành tim, kích thước các buồng tim, thể tích tâm thu, thể tích máu dự trữ, kích thước các động mạch lớn... Vì vậy, siêu âm tim có ý nghĩa rất quan trọng trong y học thể thao, được sử dụng ngày càng phổ biến trong tuyển chọn, đánh giá trình độ tập luyện, nghiên cứu lượng vận động...

h. Kiểm tra thể tích tâm thu và thể tích phút

Thể tích phút là chỉ số quan trọng nhất, đặc trưng cho chức năng tim mạch. Đó là lượng máu mà tim đẩy được vào vòng tuần hoàn trong một phút, tính bằng l/phút hoặc ml/phút. Thể tích tâm thu là lượng máu mà tim đẩy vào mạch máu trong một lần co bóp. Như vậy, thể tích phút chính là thể tích tâm thu trong một phút.

Thể tích phút = thể tích tâm thu xtần số co bóp của tim

Thể tích phút và thể tích tâm thu có thể được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp chính xác nhất là dựa vào lượng oxy hấp thụ và sự chênh lệch nồng độ oxy trong máu động - tĩnh mạch. Tuy nhiên, các phương pháp thuộc nhóm trên ít được áp dụng trong thực tiễn y học thể thao, vì đòi hỏi phải có máy móc phức tạp và cần phải lấy máu của vận động viên. Trong kiểm tra y học sư phạm, thể tích phút và thể tích tâm thu có thể được xác định thông qua các chỉ số chức năng khác.

Một trong các chỉ số thuận lợi nhất để tính thể tích tâm thu là huyết áp. Theo công thức tính của Stara thì thể tích tâm thu được xác định như sau: Thể tích tâm thu (Vs) = 90,97 + 0,54.HaM - 0,57.Ha- min - 0,61.T Đối với thiếu niên 8 - 14 tuổi thì áp dụng công thức:

Thể tích tâm thu (Vs) = 80 + 0,5.HaM - 0,6.Ha-min - 2T

Trong đó: HaM là hiệu số giữa Ha-max và Ha-min (tính bằng Hg - mm) Ha-min là huyết áp tối thiểu (tính bằng Hg-mm)

T là tuổi (tính bằng năm)

Giữa thể tích phút và công suất hoạt động có sự tương quan tuyến tính tương đối chặt chẽ. Vì vậy, nếu biết công suất hoạt động thì cũng có thể tính được thể tích phút theo công thức của Karpman như sau:

Trong đó: N là công suất vận động

Thể tích phút cũng có thể được tính theo hấp thụ Oxy theo công thức: Thể tích phút (V) - 5,6. Vo + 3,6

Trong đó: Vo là hấp thụ oxy

10.9.3. Kiểm tra chức năng hệ hô hấp

Cùng với hệ tim mạch, hô hấp có vai trò quan trọng trong hoạt động thể lực. Trong kiểm tra y học thể dục thể thao, kiểm tra chức năng hô hấp được tiến hành kết hợp với kiểm tra chức năng tim mạch và thường sử dụng các phương pháp sau đây.

a. Đo dung tích sống:

Dung tích sống (DTS) là lượng khí thở ra tối đa sau khi hít vào tối đa, được đo bằng phế dung kế khô hoặc phê dung kế nước. Dung tích sống là chỉ số chức năng đặc trưng cho khả năng cung cấp không khí của bộ máy hô hấp ngoài. Đo

dung tích sống còn được sử dụng trong nhiều thử nghiệm chức năng khác nhau. b.

Đo tần số hô hấp

Tấn số hô hấp (số lần thở trong một phút) được xác định bằng cách quan sát sự dao động của lồng ngực và các bộ phận của cơ quan hô hấp ngoài

c. Đo độ sâu hô hấp hay thể tích hô hấp (khílưu thông)

Đó là thể tích không khí hít vào thở ra trong một chu kỳ hô hấp bình thường. Thể tích hô hấp cũng được đo bằng phế dung kế.

d.Đo lực cơ hô hấp

Lực của các cơ tham gia hô hấp được đo bằng thiết bị đo áp lực (tương tự như huyết áp kế). Có thể đo lực thở ra, lực hít vào và thời gian duy trì các lực đó. Đơn vị tính bằng mm Hg.

e. Đo thể tích hô hấp

Thể tích hô hấp là lượng không khí được trao đổi ở phổi trong 1 phút. Đó chính là thể tích hô hấp (khí lưu thông) nhân với tần số hô hấp.

g. Đo thông khí phổi tối đa

Đó là lượng không khí tối đa có thể trao đổi ở phổi trong 1 phút. Để đo thông khí phổi tối đa cần phải có một thiết bị thu khí để người được kiểm tra thở vào với tốc độ và độ sâu lớn nhất. Thiết bị đó cần phải có bộ phận van hãm sao cho chỉ cho không khí đi vào và ngăn không cho không khí đi ra. Thông khí phổi tối đa thường được đo trong 15, 20 hoặc 30 giây rồi tính ra phút, vì thực tế người được kiểm tra khó có thể thở như vậy trong 1 phút.

10.10.4. Phương pháp thử nghiệm chức năng Tương tự như phương pháp thử

nghiệm sư phạm, trong kiểm tra y học cũng sử dụng thử nghiệm để đánh giá chức năng các cơ quan, đặc biệt là đánh giá khả năng thích nghi của các cơ quan đó với vận động Các thử nghiệm chức năng y học có vai trò đặc biệt quan trọng khi cần phải đánh giá những chức năng có tính chất tổng hợp, phụ thuộc vào khả năng hoạt động của nhiều cơ quan như khả năng hoạt động thể lực chung, khả năng hồi phục,

Về bản chất phương pháp thử nghiệm là sử dụng một tác nhân nào đó tác động lên cơ thể, rồi thông qua sự biến đổi các chỉ số nghiên cứu trước và sau tác động đó đề đánh giá chức năng của một cơ quan, hệ cơ quan hoặc toàn bộ cơ thể nói chung. Trong y học thể dục thể thao tác nhân kích thích có thể rất khác nhau như nhiệt độ, điện, áp suất, hoá chất... tuy nhiên phổ biến và thuận lợi nhất vẫn là sử dụng lượng vận dộng.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 118 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w