Đặc điểm của nấm Penicillium italicum gây bệnh mốc xanh trên cam sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 35 - 37)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Đặc điểm của nấm Penicillium italicum gây bệnh mốc xanh trên cam sau

XANH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH

2.4.1. Đặc điểm hình thái

Nấm mốc xanh do nấm Penicillium italicum Wehmer gây ra, thuộc nhóm Nấm Bất tồn (Deuteromycetes).

Hình 2.3. Tản nấm P.italicum trên mơi trường PDA

Hình 2.4. Cành, bào tử nấm

P.italicum

Sợi nấm khơng màu, đường kính 2 - 12 µm. Cành bào tử phân sinh khơng màu, phân nhánh 3 lần, số nhánh con thường là 2 - 4 nhánh, tồn bộ cành có kích thước 180 - 250 x 4 - 5 µm. Nhánh con khơng màu, hình dùi trống nhỏ, đỉnh hơi nhọn. Bào tử phân sinh không màu, khi tập hợp lại có màu xanh lam, đơn bào hình bầu dục nối thành chuỗi ở trên đỉnh nhánh con, kích thước 3 - 5 x 2 - 3 µm. Sợi nấm mốc xanh phát triển trong phạm vi nhiệt độ 6 - 33

oC, thích hợp nhất ở nhiệt độ 27 oC. Bào tử phân sinh hình thành ở nhiệt độ 9 – 29 oC, thích hợp nhất là 20 oC. Nấm phát triển thích hợp ở độ pH từ 2,9 - 6,5.

2.4.2. Đặc tính gây hại

Nấm tồn tại trong đất, sản sinh bào tử và lây nhiễm vào quả trên cây và trên mặt đất. Vào mùa thu và mùa đơng nhiệt độ lạnh có lợi cho sự phát triển của nấm, như nấm mốc lục, nấm phát triển nhanh nhất vào khoảng 24 °C. Tuy nhiên, mốc xanh phát triển tốt hơn so với mốc lục ở nhiệt độ dưới l0 °C và có thể chiếm ưu thế hơn mốc lục trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ 24 °C. Một số lượng lớn các bào tử được sản sinh và được phát tán bởi gió từ bề mặt của trái cây nhiễm bệnh. Các bào tử nảy mầm, lây nhiễm sang trái khác khi các chất dinh dưỡng, độ ẩm thuận lợi và có vết thương hình thành trong quá trình thu hoạch và xử lý thậm chí chấn thương mà chỉ liên quan đến một vài tuyến dầu là đủ để gây ra sự xâm nhiễm. Các loại nấm cũng có thể xâm nhập trái qua một số chấn thương về mặt sinh lý gây ra, chẳng hạn như thương tích liên quan với tổn thương lạnh và các sự cố vỏ cuống. P.italicum có thể lây lan từ trái nhiễm bệnh sang trái khỏe mạnh

bệnh và hình thành bào tử có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhà đóng gói và trong các phịng lưu trữ. Khả năng sản sinh bào tử mạnh mẽ của P.italicum

cho phép nấm phát triển các chủng kháng với thuốc diệt nấm hóa học.

2.4.3. Triệu chứng gây hại

Bệnh mốc xanh (Penicillium italicum) gây hại quả cây có múi làm các mô bệnh mềm, chảy nước và chỗ bị bệnh hơi bị đổi màu. Các điểm thối lớn sẽ làm thối múi sớm. Sợi nấm màu trắng xuất hiện trên bề mặt vỏ. Sau khi nó đạt đến đường kính khoảng 2,5 cm bào tử màu xanh lá cây hoặc màu xanh ô liu được sinh ra, chỉ để lại một vân trắng hẹp của sợi nấm và làm mềm vỏ xung quanh vùng tổn thương. Nếu độ ẩm tương đối thấp toàn bộ trái cây co lại nhăn nheo, khô quắt. Nếu độ ẩm tương đối cao nấm mốc và các vi khuẩn khác tham gia làm trái mềm và phân hủy thối hỏng hàng loạt. Nấm mốc xanh P.italicum không giống như P.digitatum (mốc lục) lây lan lan trong các thùng đóng gói và gây

bệnh làm cả túi trái cây bị bệnh. Nấm cũng có thể chiếm ưu thế trong các loại quả xử lý bằng thuốc diệt nấm vì sức đề kháng của P.italicum với các thuốc này xảy ra thường xuyên hơn P.digitatum (H. Boubaker et al., 2009).

2.4.4. Kiểm soát

Xử lý nấm gây bệnh mốc xanh tương tự nấm P.digitatum gây bệnh mốc lục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 35 - 37)