Sự lây nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 33)

Nấm P.digitatum thường tồn tại trong đất dưới dạng bào tử từ mùa này qua mùa khác. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nhất là khí hậu mát mẻ vào mùa thu và mùa đông, lượng bào tử nấm tăng lên và phân tán theo gió vào trong không khí, lên tán cây, vỏ quả… gây bệnh cho cam.

Ngoài ra, bào tử trong không khí sẽ phân tán vào nhà bao gói, phòng bảo quản, thiết bị vận chuyển… tất cả đều là nguồn tích lũy bào tử có khả năng gây bệnh cho quả. Quả bị xây xát, tổn thương hoặc quả càng chín thì nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao. Loại nấm này cũng có thể xâm nhập vào trái cây hư hỏng do chấn thương lạnh.

Bệnh mốc lục do nấm P.digitatum gây ra thường gây thối hỏng trên các chất hữu cơ và hình thành vô số bào tử. Bào tử của chúng có thể dễ dàng phát tán trong không khí và vì vậy, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của chuỗi cung ứng (thu hoạch, nhà bao gói, vận chuyển, bảo quản, phân phối trên thị trường…).

Về chu kì gây bệnh, khi trái cây bị nhiễm bệnh ở mùa này, bào tử mốc lục tồn tại trong vườn cây qua mùa khác và lây nhiễm cho mùa sau. Đối với cam Valencia khi lưu trữ trong thời gian dài ở nhiệt độ thấp hơn 5 oC thì bệnh mốc lục phát triển yếu hơn so với mốc xanh vì bào tử mốc lục phát triển chậm ở nhiệt độ thấp hơn 10 oC. Vì vậy, bệnh mốc lục ít phổ biến khi trái cây được bảo quản lạnh. Sự lây nhiễm và hình thành bào tử cũng có thể lặp đi, lặp lại nhiều lần suốt vụ thu hoạch trong nhà đóng gói, nhà bảo quản cộng với khả năng sinh sản nhiều của bào tử nấm P.digitatum cho phép chúng phát triển và có thể kháng lại hóa chất dùng để diệt nấm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 33)