Các nghiên cứu, ứng dụng về chitosan trong bảo quản nông sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 40 - 42)

Tại báo cáo kết quả đánh giá hiệu lực phòng chống tuyến trùng hại cây hồ tiêu ngày 1/4/2014 của Viện BVTV (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) đã đề cập đến một hỗn hợp chế phẩm sinh học từ chitosan gồm Jianon Chitosan Super và Indusol No4… Việc thử nghiệm hỗn hợp này đã thu được kết quả khả quan. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong đất đạt 75,1 % và trong rễ đạt 65,63 %.

Theo nghiên cứu của Trần Đức Vinh (2012), nồng độ chitosan thích hợp để bảo quản cà chua là 2 % ở cả nhiệt độ thường cũng như điều kiện bảo quản lạnh. Ở nồng độ này màng chitosan có khả năng hạn chế hô hấp của quả tốt nhất, lượng khí CO2 thoát ra ít nhất, quả sau khi bảo quản có trạng thái cảm quan tốt nhất. Và quả cần 2 lần nhúng vào dung dịch chitosan để tạo màng tốt nhất.

Bùi Thanh Trung (2013) cho thấy nhúng cà chua trong dung dịch chitosan 2 % có thể bảo quản cà chua trong 28 ngày ở nhiệt độ thường và 35 ngày ở nhiệt độ 12 - 13 oC.

Nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Thủy chỉ ra rằng sau 30 ngày bảo quản, chanh được xử lý chitosan ở nồng độ 1,5 % có hạo hụt khối lượng tự nhiên là 2,44 % nhỏ hơn chanh được xử lý ở 1 % và 2 % và vỏ chanh có màu xanh hơn, độ cứng của quả cũng cao hơn hẳn so với 2 nồng độ còn lại. Hàm lượng các thành phần hóa sinh là cao nhất trong 3 công thức, hàm lượng chất khô tổng số là 7,09 %, hàm lượng axit hữu cơ tổng số là 4,77 %, hàm lượng vitamin C 16,86 mg.

Năm 2006, Lê Văn Hòa, Đại học Cần Thơ và các cộng sự tiến hành nghiên cứu qui trình bảo quản sau thu hoạch các loại trái cây: quýt đường, bưởi Năm Roi, cam sành, cam mật và cam xoàn. Thời gian bảo quản trái quýt đường lên đến 8 tuần bằng cách bao màng Chitosan ở nồng độ 0,25 % kết hợp với bao Polyethylene (PE) đục 5 lỗ với đường kính mỗi lỗ 1 mm và ghép mí lại bằng máy ép. Sau đó, bảo quản ở nhiệt độ 12 oC. Với phương pháp này, phẩm chất bên

trong trái như: hàm lượng đường, hàm lượng vitamin C... luôn ổn định, tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp, màu sắc vỏ trái đồng đều và đẹp. Ngoài trái quýt đường, các nhà khoa học cũng nghiên cứu thêm quy trình bảo quản trái quýt hồng (quýt Tiều) bằng cách bảo quản trong bao PE (nhưng chỉ đục 3 lỗ, mỗi lỗ 1 mm) và bảo quản ở nhiệt độ lạnh (15 oC). qui trình này cho phép thời gian tồn trữ kéo dài đến 9 tuần.

Một nghiên cứu của G. R. Plácido et al. (2015) đã tiến hành xử lý quýt với dung dịch chitosan 2 % và bảo quản trong 30 ngày cho kết quả là quả quýt có sự thay đổi màu sắc quả ít nhất, quả giữ nguyên được hàm lượng các chất rắn hòa tan, vitamin C và nồng độ axit.

M.Y.Al-Hetar et al. (2010) cho thấy chitosan có thể kiểm soát được 76.36 % đường kính tản nấm, 96.53 % sự sản sinh bào tử Fusarium oxysporum f. sp.

cubense Race 4 (FocR4) gây hại trên chuối ở nồng độ 8 mg/ml.

Theo các nghiên cứu về chitosan trong bảo quản rau quả cho thấy, chitosan được chiết xuất từ vỏ tôm có tác dụng giảm sự hô hấp, sự sản sinh etylen, O2 nội tại (K.A. Saputra et al. 2009).

Chanh được bảo quản bằng chitosan 1,5 % sau 30 ngày có hàm lượng các thành phần hóa sinh: chất khô tổng số 7,09 %, axit hữu cơ 4,77 %, vitamin C 16,86 mg (Đỗ Thị Thủy, 2007).

Chitosan 2 % có thể bảo quản cà chua được 28 ngày ở nhiệt độ thường và 35 ngày ở nhiệt độ 12-13 oC (Bùi Thanh Trung, 2013).

Tỉ lệ hư hỏng trong bảo quản sau 16 ngày ở nhiệt độ 20 oC và 42 ngày ở 0

oC là cao hơn so với xử lý chitosan trên quả nho, kết quả tương tự đối với đu đủ và cam quýt. Mặt khác, chitosan giúp nâng cao mẫu mã của sản phẩm xoài (Hà Thị Thúy, 2012). Sự khác nhau về mẫu mã không thể hiện ở 3 ngày đầu của thí nghiệm chỉ xuất hiện sai khác ở ngày thứ 7. Trọng lượng của quả cũng giảm đi ít hơn so với công thức đối chứng không sử dụng chitosan.

Ngoài ra chitosan còn giúp ức chế sự sinh trưởng của các loại nấm gây hại sau thu hoạch trên cam quýt như P. digitatum, P. italicum, B. lecanidion và B. cinerea và một số vi khuẩn Gram - , Gram + trong một thời gian ngắn.

Kết quả nghiên cứu của M. El Guilli et al.(2015) cũng cho thấy chitosan có khả năng ức chế sự phát triển của P.digitatum trong điều kiện in vitro và in vivo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 40 - 42)