Vai trò của saponin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 47 - 48)

Ở thực vật, saponin được sử dụng như một chất bảo vệ cây chống lại vi khuẩn và nấm. Một số saponin thực vật (ví dụ như từ yến mạch và rau bina) có thể tăng cường hấp thu dinh dưỡng và hỗ trợ trong quá trình tiêu hóa động vật. Tuy nhiên, saponin thường có vị cay đắng và do đó có thể làm giảm độ ngon miệng của thực vật (ví dụ trong thức ăn gia súc) hoặc thậm chí chúng thấm độc tính đe dọa tính mạng của động vật. Dữ liệu cho thấy rõ rằng một số saponin là chất độc đối với sinh vật máu lạnh và côn trùng ở nồng độ cụ thể.

Saponin từ cây Gypsophila paniculata đã được chứng minh là làm tăng thêm đáng kể khả năng gây độc của các chất kháng độc tố và độc tố có mục tiêu khác nhằm chống lại các tế bào ung thư ở người. Các nhóm nghiên cứu của Giáo sư Hendrik Fuchs (Đại học Charité, Berlin, Đức) và Tiến sĩ David Flavell (Bệnh viện đa khoa Southampton, Vương quốc Anh) đang làm việc cùng nhau hướng tới sự phát triển của các saponin Gypsophila để sử dụng trong sự kết hợp với chất kháng độc tố hay độc tố nhắm mục tiêu khác cho bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu , u lympho và bệnh ung thư khác.

Saponin cũng đã được sử dụng như là chất phụ trợ vắc xin,ví dụ Quil A thành phần QS - 21, được cô lập từ vỏ cây Quillaja saponaria Molina, để kích thích cả hai đáp ứng miễn dịch Th1 và sản xuất độc tế bào T-lymphocyte (CTL) chống lại các kháng nguyên ngoại sinh làm cho chúng lý tưởng cho việc sử dụng vắc xin tiểu đơn vị và vắc xin nhằm chống lại tác nhân gây bệnh nội bào cũng như đối với vắc-xin điều trị ung thư nhưng với những tác dụng phụ nói trên của tán huyết. Trong việc sử dụng chúng như chất phụ gia trong sản xuất vắc xin, độc tính liên quan với phức sterol vẫn còn là một vấn đề lớn cần chú ý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 47 - 48)