Cấu tạo EDTA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 42 - 44)

2.6.2. Ứng dụng

EDTA được sử dụng trong công nghệ sản xuất chất tẩy rửa, xử lý nước, công nghiệp giấy và các ngành công nghiệp khác. Trong ni trồng thủy sản nó được dùng để xử lý kim loại nặng và giảm độ cứng của nước.

Trong y học, EDTA được sử dụng trong liệu trình giải độc kim loại nặng như thủy ngân, chì hay loại bỏ sắt thừa ra khỏi cơ thể. EDTA được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích máu. Nó là một thuốc chống đông máu cho mẫu máu cho CBC / FBEs.

Trích theo Nguyễn Trường Giang (2012), EDTA cũng có tác động lên vi khuẩn gram âm vì có khả năng phá vỡ màng tế bào thơng qua xâm nhập và làm mất nhóm acetyl (COCH3), từ đó giảm thiểu lượng Mg và Ca trong tế bào và làm mất chức năng của vách lipopolysarcharide.

Theo thông tư số 27/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2012 liều lượng EDTA cho phép trong bảo quản và chế biến thực phẩm dao động từ 25-1000 mg/kg tùy theo từng loại thực phẩm.

2.6.3. Những nghiên cứu về EDTA trong bảo quản

Theo nghiên cứu của Askarne L. et al. (2011) cho thấy EDTA có thể ức

chế sự phát triển của sợi nấm và hình thành bào tử lên đến 100 % ở nồng dộ 0,02 M đối với nấm P.italicum.

Nồng độ tối thiểu ức chế tối thiểu EC50 của Na2EDTA là 2,67 mM đối với

P. italicum, tỷ lệ giảm lên đến 100 %. Tỷ lệ bệnh áp dụng trên cam Clementine

(Citrus reticulata Blanco) là 100 % và mức độ nghiêm trọng của bệnh là 92,8 % ở nồng độ 50 mM. Kết quả dựa theo nghiên cứu của Askarne L. (2013).

2.7. NaHCO3

2.7.1. Đặc điểm chung

Natri hiđrocacbonat hay natri bicacbonat là tên gọi phổ biến trong hóa học, Do được sử dụng rất rộng rãi trong thực phẩm nên nó có nhiều tên gọi, bread soda, cooking soda, bicarbonate of soda, trong tiếng Việt được biết đến nhiều hơn với tên "thuốc muối", "muối nở", bột nở, bột nổi, thuốc sủi. Trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường, tên của nó được rút ngắn xuống còn natri bicarb, bicarb soda, hoặc chỉ đơn giản là bicarb. Trong ngành thực phẩm còn được biết đến với tên baking soda, có cơng thức hóa học là NaHCO3.

Tính chất vật lý

Natri Hidrocacbonat, NaHCO3 baking soda, là một chất rắn màu trắng có dạng tinh thể và trơng giống như bột, hơi mặn và có tính kiềm tương tự như loại soda dùng trong tẩy rửa (natri carbonat, tức E500(i), cơng thức hóa học Na2CO3) do đó nếu muốn bạn cũng có thể dùng baking soda như một chất tẩy rửa.

Ngoài tự nhiên, Baking soda được tìm thấy trong quặng nahcolite ở những nơi có hoặc từng có suối khống, loại khống chất này được tạo ra từ hàng ngàn năm trước khi mà các sông hồ bị bay hơi một cách nhanh chóng bởi nhiệt độ cao.

Tính chất hóa học

Bảng 2.5. Tính chất hóa học của NaHCO3

Cơng thức phân tử NaHCO3

Phân tử gam 84,007 g/mol

Bề ngoài Chất rắn kết tinh màu trắng.

Khối lượng riêng 2,159 g/cm3, rắn.

Điểm nóng chảy Phân hủy tại 50 °C

Độ hòa tan trong nước 7,8 g/100 ml (18 °C)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 42 - 44)