Ảnh hưởng của hợp chất hóa học edta đến sự phát triển của nấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 70)

P.digitatum và p .italicum trên môi trường PDA

4.6. Ảnh hưởng của hợp chất hóa học edta đến sự phát triển của nấm

TRIỂN CỦA NẤM P.DIGITATUM VÀ P.ITALICUM TRÊN MÔI TRƯỜNG PDA

4.6.1. Ảnh hưởng của hợp chất EDTA đến sinh trưởng của nấm P.italicumKết quả thể hiện ảnh hưởng của muối EDTA tới sinh trưởng của nấm Kết quả thể hiện ảnh hưởng của muối EDTA tới sinh trưởng của nấm

P.italicum trên môi trường PDA được nêu các bảng 4.11.

Bảng 4.11. Hiệu quả kháng nấm của EDTA với nấm P.italicum trên môi trường PDA

Nồng độ (M)

Đường kính tản nấm(mm) sau nuôi cấy (ngày) Hiệu lực(%)

1 2 3 4 5 6 7

0,01 4,00b 8,67a 13,33a 14,67b 15,67b 16,67b 18,00b 21,74a

0,02 4,00b 6,00b 9,00c 14,00b 15,67b 17,00b 18,33b 20,29b

0,03 4,00b 6,33b 10,00b 12,33c 13,67c 15,33b 17,00b 26,09a

0,04 4,00b 6,33b 9,67b 11,67c 13,33c 14,67c 16,33b 28,99a

Đối chứng 6,33a 9,33a 13,67a 16,33a 18,33a 20,33a 23,00a 0,00c

Kết quả tại bảng 4.11 cho thấy hiệu lực phòng trừ nấm P.italicum của EDTA là khá thấp. Hiệu lực cao nhất ở nồng độ 0,04 M chỉ đạt 28,99 % và thấp nhất ở công thức 0,02 M với hiệu lực phòng trừ nấm là 20,29 %. Nấm P.italicum

phát triển ở ngày thứ hai sau cấy chuyển ở tất cả các công thức. Sau 7 ngày theo dõi đường kính tản nấm ở công thức đối chứng đạt 23 mm, tiếp đến là công thức 0,02 M với đường kính 18,33 mm, công thức 0,01 M đạt đường kính 18,0 mm và 0,03 M là 17,0 mm, thấp nhất ở công thức 0,04 M- 16,33 mm.

Nghiên cứu của Askarne L. et al. (2013) cho thấy EDTA2Na có thể ức chế sự phát triển của sợi nấm trên môi trường PDA lên đến 100% ở nồng độ 20 mM đối với nấm P.italicum. Một nghiên cứu khác của Askarne L. et al. (2011) thử nghiệm khả năng ức chế sự phát triển của sợi nấm và sự sản sinh bào tử của nấm

P.italicum cho kết quả EDTA2Na có thể ức chế 100 % sự sinh trưởng của sợi nấm và sự sản sinh bào tử ở nồng độ thấp nhất được thử nghiệm 0,02 M. Nồng độ EC50 hay nồng độ ức chế tối thiểu được xác định đối với EDTA là 10 mM đối với nấm P.italicum. Hai nghiên cứu trên cho thấy sự khác biệt khá lớn so với kết quả của thí nghiệm hiện tại. Sự khác biệt trên có thể do sự khác biệt về chủng nấm P.italicum được sử dụng ở hai thí nghiệm.

4.6.2. Ảnh hưởng của hợp chất EDTA đến sinh trưởng của nấm P.digitatum

Bảng 4.12. Hiệu quả kháng nấm của EDTA với nấm P.digitatum

trên môi trường PDA

Nồng độ (M)

Đường kính tản nấm(mm) sau nuôi cấy (ngày) Hiệu lực(%) 1 2 3 4 5 6 7 0,01 4,67b 8,67b 10,00c 13,67b 15,67b 18,00b 20,33b 29,07a 0,02 5,00b 9,00b 12,00b 14,67b 16,67b 18,00b 19,67b 31,40a 0,03 4,00c 8,67b 12,67b 16,00b 18,33b 19,33b 20,33b 29,07a 0,04 4,00c 5,67c 8,33c 11,00c 12,67c 16,00b 19,33b 32,56a

Đối chứng 8,67a 15,33a 19,00a 22,33a 24,00a 26,67a 28,67a 0,00b

Biểu đồ 4.5. Hiệu lực phòng trừ nấm P.italicum và P.digitatum của EDTA ở các công thức

Đối chứng 0,01 M 0,02 M

0,03 M 0,04 M

Hình 4.13. Sự phát triển của nấm P.italicum trên môi trường PDA bổ sung EDTA các nồng độ 0,01 M, 0,02 M, 0,03 M, 0,04 M sau 7 ngày nuôi cấy

Qua bảng 4.12 và biều đồ 4.5, chúng ta thấy hiệu lực phòng trừ nấm

P.digitatum của EDTA đạt kết quả thấp ở các công thức thí nghiệm. Hiệu lực phòng trừ cao nhất ở nồng độ 0,04 M với kết quả là 32,56 %, thấp nhất ở các công thức 0,01 M và 0,03 M với hiệu lực 29,07 % còn ở công thức 0,02 M là

31,4 %. Tuy nhiên các công thức trên không thể hiện được sai khác có ý nghĩa khi so sánh ở mức α=0,05.

Hiệu lực phòng trừ nấm P.digitatum của EDTA ở các công thức luôn cao hơn so với P.italicum. Tuy nhiên mức sai khác này cũng không thực sự lớn.

Có thể kết luận rằng hiệu lực phòng trừ nấm P.digitatum và P.italicum của muối EDTA là rất thấp ở các nồng độ thí nghiệm 0,01 M, 0,02 M, 0,03 M và 0,04 M.

4.7. ẢNH HƯỞNG CỦA HỢP CHẤT HÓA HỌC NAHCO3 ĐẾN SỰ SINH

TRƯỞNG CỦA NẤM P.DIGITATUM VÀ P.ITALICUM TRÊN MÔI TRƯỜNG PDA

4.7.1 Ảnh hưởng của NaHCO3 đến sự sinh trưởng của nấm P.italicum

Bảng 4.13 thể hiện kết quả thí nghiệm trong điều kiện in vitro khả năng kháng nấm P.italicum của muối NaHCO3.

Bảng 4.13. Hiệu quả kháng nấm của muối NaHCO3 với nấm P.italicum trên môi trường PDA

Nồng độ (%)

Đường kính tản nấm(mm) sau nuôi cấy (ngày) Hiệu lực(%) 1 2 3 4 5 6 7 2 4,00b 6,67b 9,67b 12,33b 14,33b 15,00b 16,00b 30,43b 3 4,00b 5,00c 7,67c 10,00c 11,00c 12,00c 12,67c 44,93a 4 4,00b 4,67c 7,33c 10,00c 12,00c 14,00c 14,33c 37,68a 5 4,00b 4,33c 6,67d 8,67d 10,33d 12,00c 13,00c 43,48a

Đối chứng 6,33a 9,33a 13,67a 16,33a 18,33a 20,33a 23,00a 0,00c

LSD 0,05 0,48 0,91 0,97 1,11 1,16 2,01 2,39 8,25

Kết quả tại bảng 4.13 cho thấy muối NaHCO3 có khả năng ức chế sự phát triển của nấm P.italicum tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Hiệu lực phòng trừ cao nhất ở công thức 3 % với kết quả là 44,93 % tiếp đến là công thúc 5 % với hiệu lực là 43,48 %, 4 % là 37,68 %. Hiệu lực ức chế thấp nhất thể hiện ở công thức 2 % với kết quả là 30,43 %. Tuy nhiên các kết quả ở công thức 3 %, 4 % và 5 % không thể hiện sự sai khác có ý nghĩa khi so sánh ở mức α=0,05. Các công thức 3 %, 4 % và 5 % có sự sai khác với công thức 2 % và công thức đối chứng.

Thí nghiệm của Askarne L. et al. (2013) cho thấy khả năng ức chế của muối NaHCO3 thể hiện ở hiệu lực ức chế trên nấm P.italicum đạt 48,88 % ở nồng độ 20 mM. Cũng thí nghiệm của Askarne L. et al. thực hiện năm 2011 với nồng độ 0,2 M NaHCO3 có thể ức chế 100 % sự phát triển của nấm P.italicum, khả năng ức chế nảy mầm đạt 60,35 % ở nồng độ thử nghiệm 2 mM.

4.7.2 Ảnh hưởng của NaHCO3 đến sự sinh trưởng của nấm P.digitatum Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của NaHCO3 đến sự sinh trưởng của nấm Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của NaHCO3 đến sự sinh trưởng của nấm

P.digitatum được thể hiện qua bảng 4.14.

Bảng 4.14. Hiệu quả kháng nấm của muối NaHCO3 với nấm

P.digitatum trên môi trường PDA

Nồng độ (%)

Đường kính tản nấm(mm) sau nuôi cấy (ngày) Hiệu lực(%) 1 2 3 4 5 6 7 2 4,00b 7,00b 10,00b 13,33b 19,67a 20,00b 21,33b 25,58b 3 4,33b 7,00b 8,00c 10,67b 14,00b 15,67c 17,00b 40,70a 4 4,00b 5,67b 8,33b 10,67b 15,67b 17,33b 19,33b 32,56a 5 4,00b 6,33b 11,00b 12,00b 14,67b 16,33b 18,33b 36,05a

Đối chứng 8,67a 15,33a 19,00a 22,33a 24,00a 26,67a 28,67a 0,00c

LSD 0,05 0,64 1,76 2,64 3,38 4,90 3,89 3,74 11,84

Đối chứng 2 % 3 %

4 % 5 %

Hình 4.14. Sự phát triển của nấm P.italicum trên môi trường PDA bổ sung NaHCO3 2, 3, 4, 5 % sau 7 ngày nuôi cấy

Hiệu lực phòng trừ nấm của NaHCO3 thấp nhất là 25,58 % ở nồng độ 2% đối với nấm P.digitatum. Hiệu lực phòng trừ nấm của NaHCO3 cao nhất là 44,93 % ở nồng độ 3 % đối với nấm P.digitatum là 40,70 %. Tuy nhiên các nồng độ 3

%, 4 % và 5 % đều không thể hiện sự sai khác có ý nghĩa chính vì vậy ta sẽ sử dụng nồng độ 3 % cho các thí nghiệm trên quả tiếp sau.

Nghiên cứu của L. Cerioni et al. (2011) cho thấy NaHCO3 có khả năng ức chế sự nảy mầm của nấm P.digitatum trong điều kiện invitro.

J. L.Smilanick et al. (1999) cũng đã tìm ra nồng độ của NaHCO3 để ức chế sự nảy mầm của bào tử nấm P.digitatum là 14,1 mM.

M. Zamani et al. (2009) chỉ ra rằng NaHCO3 có thể làm giảm sự nảy mầm của nấm P.digitatum từ 11 % - 83% tương ứng với các nồng độ 0 – 5 % trong điều kiện thí nghiệm invitro.

NaHCO3 còn có khả năng ức chế sự nảy mầm của nấm P.expansum với hiệu lực lên tới 80 % ở nồng độ 0,6 % sau 10h ủ bệnh (Tongfei Lai et al., 2015).

4.8. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÒNG, TRỪ BỆNH MỐC LỤC CỦA MỘT SỐ CHẤT TRÊN CAM QUÝT SỐ CHẤT TRÊN CAM QUÝT

Mục đích của việc đánh giá khả năng phòng và trừ bệnh mốc lục là để xác định thời điểm xử lý quả có hiệu quả nhất. Xử lý quả khi nào là thích hợp: trước khi bệnh xuất hiện hay xử lý khi bệnh còn chưa xuất hiện là câu hỏi cần được giải đáp trong thí nghiệm này.

Để đánh giá khả năng trừ bệnh của các chất đã làm thí nghiệm in vitro trong các phần trước của báo cáo ta tiến hành như sau: Chọn cam có độ chín, kích thước đồng đều từ các nhà vườn. Làm sạch quả bằng nước sạch sau đó nhúng qua cồn 70o trong 30s, làm khô trong điều kiện phòng. Tiến hành lây nhiễm nhân tạo như hướng dẫn trên phần phương pháp nghiên cứu. Sau khi lây nhiễm nhân tạo nhúng quả trong các dung dịch các chất saponin 2 mg/ml trong 10 phút, chitosan 2 %, EDTA 0,04 M, NaHCO3 3 % trong 2 phút, để khô rồi cho vào trong các túi nilon bảo quản ở ẩm độ 90 %. Đối chứng cam được xử lý bằng nước cất.Theo dõi sự phát sinh bệnh sau mỗi ngày. Kết quả được thể hiện ở các bảng 4.16.

Khả năng phòng bệnh cam được xử lý ngược lại: tạo vết thương cơ học, nhúng trong các dung dịch thí nghiệm sau đó cam được để khô trong vòng 3h ở nhiệt độ phòng rồi lây nhiễm nhân tạo. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.15.

Bảng 4.15. Khả năng phòng bệnh mốc lục (P.digitatum) trên cam của một số hoạt chất sinh học và hóa học

Hoạt chất Thời gian ủ bệnh (ngày) Tỷ lệ bệnh (%) sau

1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày

Đối chứng 0 - 1 16,67a 58,33a 100a 100a 100a 100a 100a

NaHCO3 3 % 2 - 3 0,00b 16,67b 50,00b 66,67b 91,67a 100a 100a

EDTA 0,04 M 2 - 3 0,00b 8,33b 33,33c 58,33b 100a 100a 100a

Saponin 2 mg/ml 4 - 7 0,00b 0,00b 0,00d 8,33c 16,67b 16,67b 16,67b

Chitosan 2 % 7 0,00b 0,00b 0,00d 0,00c 0,00b 0,00b 0,00b

LSD 0,05 12,15 20,15 12,15 22,73 25,77 24,30 24,30

Qua kết quả trên ta thấy cam được phòng bệnh bằng chitosan 2 % không bị nhiễm bệnh sau thời gian 7 ngày lây nhiễm, đối với saponin là 4 - 7 ngày nhưng có sự sai khác với chitosan. EDTA và NaHCO3 tỷ lệ nhiễm bệnh là 100 % sau 7 ngày và thời gian tiềm dục là thấp chỉ 2 - 3 ngày đó là kết quả không có sự sai khác có ý nghĩa đối với công thức đối chứng. Sau 7 ngày tỷ lệ bệnh ở hai công thức saponin 2 mg/ml và chitosan 2 % là sai khác có ý nghĩa với hai công thức muối EDTA 0,04 M và NaHCO3 3 %. Từ đó có thể thấy chitosan và saponin có hiệu quả trong phòng bệnh mốc lục trên cam.

Bảng 4.16. Khả năng trừ bệnh mốc lục (P.digitatum) trên cam của một số hoạt chất sinh học và hóa học

Hoạt chất Thời gian ủ bệnh (ngày) Tỷ lệ bệnh (%) sau 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày

Đối chứng 0 41,67a 66,67a 100a 100a 100a 100a 100a

NaHCO3 3 % 2 - 3 0,00b 0,00b 25,00b 50,00b 66,67b 100a 100a

EDTA 0,04 M 2 0,00b 0,00b 25,00b 50,00b 75,00a 100a 100a

Saponin 2 mg/ml 2 - 7 0,00b 0,00b 0,00c 0,00c 8,33c 16,67b 16,67b Chitosan 2 % 4 - 7 0,00b 0,00b 0,00c 0,00c 8,33c 16,67b 16,67b

LSD 0,05 12.15 12.15 21.04 21.04 29.14 36.45 35.43

Đối với thí nghiệm trừ bệnh kết quả tương tự kết quả phòng bệnh tuy nhiên tỷ lệ bệnh ở các ngày trong thí nghiệm trừ bệnh hầu hết đều cao hơn ở thí nghiệm phòng bệnh. Thời gian ủ bệnh ở công thức saponin giao động lớn từ 2 - 7 ngày trong khi chitosan là 4 - 7 ngày, ở công thức NaHCO3, EDTA chỉ có thể kìm hãm bệnh mốc lục sau 2 - 3 ngày và 2 ngày. Sau 6 ngày tỷ lệ bệnh lên đến 100 %

vết bệnh được theo dõi. Sau 7 ngày tỷ lệ bệnh của saponin và chitosan đều là 16,67 %. Kết quả trên cho thấy chitosan 2 % và saponin 2 mg/ml có khả năng trừ bệnh mộc lục trên cam.

Kết quả trên tương đồng với các nghiên cứu của L. Cerioni et al. (2012) cho thấy khi cam quýt lây nhiễm nhân tạo với nấm mốc lục P.digitatum được xử lý bằng NaHCO3 2 % tỷ lệ bệnh lên đến 43.33 %, 81.67 % sau 3h và 6h.

Nghiên cứu của Weining Hao et al. (2010) cho thấy tea saponin (TS) khi kết hợp với chủng Bacillus amyloliquefaciens HF - 01 được sử dụng để đánh giá khả năng kiểm soát Penicillium digitatum. Thí nghiệm được bố trí HF - 01 kết hợp với 50 μg mL−1 TS có khả năng kiểm soát được trên 90 % mốc xanh, mốc lục và thối chua.

Một nghiên cứu của M. Musto et al. (2014) cho thấy chiết suất lá cây

Solanum nigrum có chứa các thành phần như alkaloids, tannins, flavonoids, saponins,… Chiết suất này có tác dụng ức chế chống lại Penicillium digitatum

trên đĩa thạch petri. Đồng thời chiết suất này cũng có tác dụng phòng nấm gây thối khi bảo quản chanh có lây nhiễm nhân tạo trong 7 ngày ức chế 100 %, đến ngày thứ 14 và 21 hoạt động này giảm khả năng ức chế chỉ còn tương ứng là 85,71 % và 57,14 %. Tác dụng trừ nấm chỉ đạt 14,29 % sau 7 ngày bảo quản.

Qua kết quả của 2 thí nghiệm trên ta nhận thấy việc áp dụng biện pháp xử lý quả trước khi bệnh xuất hiện có hiệu quả hơn so với việc áp dụng sau khi bệnh đã xuất hiện và gây ra triệu chứng. Thời gian tiềm dục của các chất được kéo dài hơn, tỷ lệ bệnh của chitosan 2 % đạt ở mức 0 % so với đối chứng.

Dưới đây là một số hình ảnh về thí nghiệm trên:

Hình 4.15. Hình ảnh cam sau 7 ngày thí nghiệm

Hình 4.16. Hình ảnh bưởi bị nhiễm bệnh ở các công thức sau 28 ngày theo dõi

4.9. ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN BẢO QUẢN CỦA MỘT SỐ CHẤT TRÊN CAM QUÝT CAM QUÝT

Trong thí nghiệm này ta tiến hành phun bào tử hỗn hợp P.italicum và

P.digitatum lên các quả đã nhúng trong các dung dịch thí nghiệm, sau đó để khô, bảo quản trong các túi nilon riêng rẽ và bảo quản ở điều kiện thường. Tiến hành theo dõi tỷ lệ bệnh trong 1 tháng.

Bảng 4.17. Tỷ lệ bệnh mốc xanh, mốc lục trên cam, bưởi xử lý bằng các chất bảo quản

Phương pháp Tỷ lệ bệnh (%) HL

(%) 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày

Đối chứng Cam Sành 13,33 26,67 46,67 96,67 0,00 Bưởi Diễn 6,67 6,67 16,67 36,67 0,00 Saponin 2 mg/ml Cam Sành 3,33 3,33 16,67 43,33 55,18 Bưởi Diễn 0,00 3,33 10,00 23,33 36,38 Chitosan 2 % Cam Sành 0,00 0,00 3,33 20,00 79,31 Bưởi Diễn 0,00 0,00 10,00 20,00 45,46 EDTA 0.04 M Cam Sành 3,33 23,33 40,00 53,33 44,83 Bưởi Diễn 3,33 6,67 13,33 36,67 0,00 NaHCO3 3 % Cam Sành 0,00 16,67 43,33 76,67 20,69 Bưởi Diễn 0,00 3,33 13,33 36,67 0,00

Sau 28 ngày theo dõi cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh của cam luôn cao hơn ở bưởi, ở công thức đối chứng sau 28 ngày là 96,67 % và 36,67 %, ở công thức xử lý bằng chitosan hai loại này có tỷ lệ bệnh bằng nhau là 20,00 %, cao tiếp theo là công thức NaHCO3 có tỷ lệ là 76,67 % và 36,67 %, EDTA là 53,33 % và 36,67 % cuối cùng là saponin 43,33 % và 23,33 %. Chitosan 2 % có khả năng bảo quản cam, bưởi cao nhất trong các công thức được thí nghiệm.

Hiệu lực phòng trừ của chitosan trên cam Sành ở mức cao nhất với tỷ lệ 79,31 % so với đối chứng, trên bưởi Diễn là 45,46 %. NaHCO3 có hiệu lực phòng trừ thấp nhất trên hai giống cam Sành và bưởi Diễnvới tỷ lệ tương ứng là 20,69 %, 0 %.

Lý do bởi bưởi có lớp vỏ và cùi dày hơn cam nên thời gian bảo quản được dài hơn. Khi quả được xử lý bằng chitosan sẽ giúp tạo một lớp màng bao bọc quả giúp quả hạn chế sự mất phẩm chất và ngăn cản sự tấn công của nấm bệnh.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

- Bệnh mốc xanh, mốc lục hại phổ biến trên cam, quýt, bưởi tại các chợ hoa quả vùng Hà Nội. Bệnh hại mạnh trên quýt với tỷ lệ bệnh từ 1,5 - 5,0 %, sau đến cam tỷ lệ bệnh 0 - 2,5 %, hại nhẹ nhất là bưởi tỷ lệ bệnh từ 0 - 2,5 %.

- Bệnh mốc lục (P.digitatum) gây hại nặng hơn trên quả cam, quít và bưởi với tỷ lệ bệnh từ 1,0 - 5,0 %, bệnh mốc xanh (P.italicum) gây hại tỷ lệ bệnh thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 70)