Ảnh hưởng của hợp chất hóa học edta đến sự phát triển của nấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 70 - 73)

P.digitatum và p .italicum trên môi trường PDA

4.6. Ảnh hưởng của hợp chất hóa học edta đến sự phát triển của nấm

TRIỂN CỦA NẤM P.DIGITATUM VÀ P.ITALICUM TRÊN MÔI

TRƯỜNG PDA

4.6.1. Ảnh hưởng của hợp chất EDTA đến sinh trưởng của nấm P.italicum

Kết quả thể hiện ảnh hưởng của muối EDTA tới sinh trưởng của nấm

P.italicum trên môi trường PDA được nêu các bảng 4.11.

Bảng 4.11. Hiệu quả kháng nấm của EDTA với nấm P.italicum trên mơi trường PDA

Nồng độ (M)

Đường kính tản nấm(mm) sau nuôi cấy (ngày) Hiệu lực(%)

1 2 3 4 5 6 7

0,01 4,00b 8,67a 13,33a 14,67b 15,67b 16,67b 18,00b 21,74a

0,02 4,00b 6,00b 9,00c 14,00b 15,67b 17,00b 18,33b 20,29b

0,03 4,00b 6,33b 10,00b 12,33c 13,67c 15,33b 17,00b 26,09a

0,04 4,00b 6,33b 9,67b 11,67c 13,33c 14,67c 16,33b 28,99a

Đối chứng 6,33a 9,33a 13,67a 16,33a 18,33a 20,33a 23,00a 0,00c

Kết quả tại bảng 4.11 cho thấy hiệu lực phòng trừ nấm P.italicum của

EDTA là khá thấp. Hiệu lực cao nhất ở nồng độ 0,04 M chỉ đạt 28,99 % và thấp nhất ở công thức 0,02 M với hiệu lực phòng trừ nấm là 20,29 %. Nấm P.italicum phát triển ở ngày thứ hai sau cấy chuyển ở tất cả các cơng thức. Sau 7 ngày theo dõi đường kính tản nấm ở cơng thức đối chứng đạt 23 mm, tiếp đến là cơng thức 0,02 M với đường kính 18,33 mm, cơng thức 0,01 M đạt đường kính 18,0 mm và 0,03 M là 17,0 mm, thấp nhất ở công thức 0,04 M- 16,33 mm.

Nghiên cứu của Askarne L. et al. (2013) cho thấy EDTA2Na có thể ức chế sự phát triển của sợi nấm trên môi trường PDA lên đến 100% ở nồng độ 20 mM đối với nấm P.italicum. Một nghiên cứu khác của Askarne L. et al. (2011) thử

nghiệm khả năng ức chế sự phát triển của sợi nấm và sự sản sinh bào tử của nấm

P.italicum cho kết quả EDTA2Na có thể ức chế 100 % sự sinh trưởng của sợi

nấm và sự sản sinh bào tử ở nồng độ thấp nhất được thử nghiệm 0,02 M. Nồng độ EC50 hay nồng độ ức chế tối thiểu được xác định đối với EDTA là 10 mM đối với nấm P.italicum. Hai nghiên cứu trên cho thấy sự khác biệt khá lớn so với kết quả của thí nghiệm hiện tại. Sự khác biệt trên có thể do sự khác biệt về chủng nấm P.italicum được sử dụng ở hai thí nghiệm.

4.6.2. Ảnh hưởng của hợp chất EDTA đến sinh trưởng của nấm P.digitatum Bảng 4.12. Hiệu quả kháng nấm của EDTA với nấm P.digitatum Bảng 4.12. Hiệu quả kháng nấm của EDTA với nấm P.digitatum

trên môi trường PDA

Nồng độ (M)

Đường kính tản nấm(mm) sau ni cấy (ngày) Hiệu lực(%) 1 2 3 4 5 6 7 0,01 4,67b 8,67b 10,00c 13,67b 15,67b 18,00b 20,33b 29,07a 0,02 5,00b 9,00b 12,00b 14,67b 16,67b 18,00b 19,67b 31,40a 0,03 4,00c 8,67b 12,67b 16,00b 18,33b 19,33b 20,33b 29,07a 0,04 4,00c 5,67c 8,33c 11,00c 12,67c 16,00b 19,33b 32,56a

Đối chứng 8,67a 15,33a 19,00a 22,33a 24,00a 26,67a 28,67a 0,00b

Biểu đồ 4.5. Hiệu lực phòng trừ nấm P.italicum và P.digitatum của EDTA ở các công thức

Đối chứng 0,01 M 0,02 M

0,03 M 0,04 M

Hình 4.13. Sự phát triển của nấm P.italicum trên môi trường PDA bổ sung EDTA các nồng độ 0,01 M, 0,02 M, 0,03 M, 0,04 M sau 7 ngày nuôi cấy

Qua bảng 4.12 và biều đồ 4.5, chúng ta thấy hiệu lực phòng trừ nấm

P.digitatum của EDTA đạt kết quả thấp ở các cơng thức thí nghiệm. Hiệu lực

phòng trừ cao nhất ở nồng độ 0,04 M với kết quả là 32,56 %, thấp nhất ở các công thức 0,01 M và 0,03 M với hiệu lực 29,07 % cịn ở cơng thức 0,02 M là

31,4 %. Tuy nhiên các công thức trên không thể hiện được sai khác có ý nghĩa khi so sánh ở mức α=0,05.

Hiệu lực phòng trừ nấm P.digitatum của EDTA ở các công thức luôn cao hơn so với P.italicum. Tuy nhiên mức sai khác này cũng không thực sự lớn.

Có thể kết luận rằng hiệu lực phịng trừ nấm P.digitatum và P.italicum của muối EDTA là rất thấp ở các nồng độ thí nghiệm 0,01 M, 0,02 M, 0,03 M và 0,04 M.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 70 - 73)