Một số phương pháp xử lí nấm bệnh sau thu hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 26 - 29)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1.5.Một số phương pháp xử lí nấm bệnh sau thu hoạch

2.1. Cây cam

2.1.5.Một số phương pháp xử lí nấm bệnh sau thu hoạch

Theo Eckert and Ogawa (1985), tổn thất sau thu hoạch trên cam có thể lên tới 50 % trong một vụ thu hoạch. Từ đó có thể thấy các bệnh sau thu hoạch đang gây thiệt hại lớn đối với cam nói riêng và rau quả nói chung. Hiện nay trên thế giới đang sử dụng một số phương pháp xử lí rau quả sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất. Các phương pháp phổ biến đó là:

2.1.5.1. Bảo quản nhiệt độ thấp

Trái cây sau khi thu hoạch vẫn diễn ra hoạt động sống, do vậy nếu để trong khơng khí phần lớn sẽ tiến tới giai đoạn chín và thối hỏng. Để làm chậm tiến trình này thì bảo quản lạnh đang được sử dụng phổ biến.

Tác dụng bảo quản của phương pháp này là nhờ nhiệt độ tồn trữ thấp làm chậm hoặc ngừng hẳn phản ứng sinh hóa và sự phát triển của vi sinh vật.

Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đồng thời tới bản thân rau quả và tác nhân gây bệnh. Đối với rau quả, nhiệt độ thấp ngăn chặn sự mất nước, giữ độ ẩm cần thiết,

làm chậm hoạt động trao đổi chất và kìm hãm q trình chín. Vì rau quả trở nên nhạy cảm hơn với tác nhân gây bệnh khi chuyển sang giai đoạn chín, già nên việc làm chậm q trình chín càng có ý nghĩa quan trọng.

Đối với tác nhân gây bệnh nhiệt độ tồn trữ ở nhiệt độ thấp làm chậm sự phát triển của bệnh sau thu hoạch theo hai cách. Một là, trực tiếp ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Hai là, gián tiếp làm chậm q trình chín, duy trì khả năng tự bảo vệ của bản thân rau quả.

Tuy nhiên, việc bảo quản lạnh dẫn tới những tồn thất nhất định, phổ biến là tổn thương lạnh (G. A. Khan et al., 2007). Mức độ tổn thương phụ thuộc vào sự nhạy cảm của từng loại rau quả với nhiệt độ, nhiệt độ bảo quản và thời gian tiếp xúc (S. Lurie, 1998).

2.1.5.2. Phương pháp xử lý nước nóng

Xử lí nước nóng là phương pháp vật lí phổ biến, sử dụng trong bảo quản rau quả. Nguyên tắc là nước phải có nhiệt độ đủ cao để bất hoạt tác nhân gây bệnh đồng thời không làm biến đổi xấu tới rau quả.

Cả hai phương pháp xử lý nóng và lạnh đều có hiệu quả trong bảo quản quả có múi. Thí nghiệm bảo quản quả cam ngọt giống Blood red trong 60 ngày cho thấy hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số tăng trong 45 ngày đầu tuy nhiên giảm ở giai đoạn 60 ngày. Hàm lượng đường và acid hữu cơ trong tép cam ở mức thấp nhất sau 60 ngày. Hao hụt về khối lượng thấp nhất, hàm lượng đường, axit hữu cơ, chất rắn hòa tan là cao nhất khi bảo quản bằng nhiệt độ cao (50oC trong 15 phút) (G. A. Khan et al., 2007).

Rau quả thường chịu được nhiệt độ khoảng 44 – 55 oC trong 5 – 10 phút. Bệnh mốc lục hại quả thuộc họ cây có múi do P.digitatum gây ra bị hạn chế khi xử lí nhiệt ở 62 oC trong 20 giây sau 1- 3 ngày nhiễm bệnh, thí nghiệm được tiến hành trên quả bưởi (D. Pavoncello et al., 2000).

2.1.5.3. Bảo quản bằng hóa chất

Sử dụng hóa chất là một phương pháp hiệu quả trong bảo quản rau quả nói riêng và thực phẩm nói chung. Trong thực phẩm các hóa chất ưu tiên sử dụng gồm acid sorbic và muối sorbat. Chúng được sử dụng cho nhiều loại thực phẩm từ rau quả, tới các sản phẩm thịt, sữa… Sở dĩ chúng được sử dụng rộng rãi như vậy là vì chúng có khả năng ức chế và trì hỗn sự phát triển của một lượng lớn vi sinh vật bao gồm nấm men, nấm mốc, vi khuẩn. Tuy nhiên hiệu quả kháng nấm men, nấm mốc tốt hơn so với vi khuẩn.

Để phòng trừ nấm Penicillium gây bệnh trên cam quýt người ta thường sử dụng thuốc diệt nấm như Thiabendazole (TBZ), Benomyl, Imazalil, Natricacbornate... Thiabendazole, Benomyl được sử dụng làm thuốc diệt nấm sau thu hoạch từ những năm 1960. Chúng được sử dụng rộng rãi trên thế giới để kiểm soát hư hỏng cho quả thuộc họ citrus gây ra bởi P.digitatum, P.italicum (S. Fatemi, et al., 2011), bệnh thối cuống do Diplodia natalensis & Phomopsis citri…

Gần đây xuất hiện hiện tượng kháng thuốc diệt nấm trên chuối đã xử lý trước và sau thu hoạch. Do vậy, để đạt hiệu quả kháng nấm tốt nên sử dụng kết hợp các thuốc diệt nấm, kết hợp sử dụng thuốc diệt nấm với xử lí nước nóng, thuốc diệt nấm với tạo màng bao…

Ngồi ba phương pháp chính trên cịn có một số biện pháp bảo quản khác, cụ thể:

- Kiểm soát thành phần khơng khí CA (Controlled Atmosphere): đây là

phương pháp bảo quản rau quả tươi mà thành phần khơng khí trong màng bao gói được điều chỉnh trong suốt q trình bao gói.

Mục đích bao gói CA là nhằm giảm q trình hơ hấp, mức độ sinh khí etylen, làm chậm q trình chín bằng cách thay đổi thành phần khơng khí bao gói, tăng lượng CO2, N2, giảm lượng O2.

- Điều chỉnh MA (Modified Atmosphere):

Mục đích của phương pháp MA là làm giảm hoạt động hô hấp và các phản ứng sinh hóa, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật bằng cách làm tăng hàm lượng CO2 và giảm lượng O2 khi đưa vào và khơng có sự điều chỉnh nào trong suốt q trình bảo quản.

Tóm lại, cả hai phương pháp đều dựa vào quá trình sinh lý hơ hấp tự nhiên của rau quả. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bảo quản bằng CA và MA trong rau quả, ngoài tác động tới q trình sinh lí của rau quả cịn có thể làm chậm q trình phát triển bệnh sau thu hoạch trong thời gian bảo quản trên nhiều loại quả khác nhau như: bơ, chuối, ổi, mận, nhãn, xồi… (E.Yahia, 1998).

- Phương pháp bao gói dùng màng: Nguyên tắc của phương pháp là phủ một lớp màng lên bề mặt quả tránh sự xâm nhập tác nhân gây bệnh. Nguyên liệu tạo màng có thể là chitosan, sáp ong, parafin, các polysacchared... có bổ sung các phụ gia chất hóa dẻo, chất nhũ hóa... giúp q trình tạo màng được thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 26 - 29)