Bệnh mốc xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 26)

Nguồn: http://www.biolib.cz/IMG/GAL/270005.jpg

Hai loài nấm P.italicum và P.digitatum thường gây hại nhưng bệnh mốc

xanh phát triển nhanh hơn ở nhiệt độ 25- 30 oC và gây tổn thương và thối quả cam. Bào tử nấm mốc xanh P.italicum khơng có khả năng lây nhiễm cho cam

lành lặn, không bị tổn thương, trong khi đó bào tử của nấm P.digitatum gây bệnh mốc lục có thể lây nhiễm cho cam lành lặn và gây thiệt hại nghiêm trọng cho cam sau thu hoạch.

2.1.5. Một số phương pháp xử lí nấm bệnh sau thu hoạch

Theo Eckert and Ogawa (1985), tổn thất sau thu hoạch trên cam có thể lên tới 50 % trong một vụ thu hoạch. Từ đó có thể thấy các bệnh sau thu hoạch đang gây thiệt hại lớn đối với cam nói riêng và rau quả nói chung. Hiện nay trên thế giới đang sử dụng một số phương pháp xử lí rau quả sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất. Các phương pháp phổ biến đó là:

2.1.5.1. Bảo quản nhiệt độ thấp

Trái cây sau khi thu hoạch vẫn diễn ra hoạt động sống, do vậy nếu để trong khơng khí phần lớn sẽ tiến tới giai đoạn chín và thối hỏng. Để làm chậm tiến trình này thì bảo quản lạnh đang được sử dụng phổ biến.

Tác dụng bảo quản của phương pháp này là nhờ nhiệt độ tồn trữ thấp làm chậm hoặc ngừng hẳn phản ứng sinh hóa và sự phát triển của vi sinh vật.

Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đồng thời tới bản thân rau quả và tác nhân gây bệnh. Đối với rau quả, nhiệt độ thấp ngăn chặn sự mất nước, giữ độ ẩm cần thiết,

làm chậm hoạt động trao đổi chất và kìm hãm q trình chín. Vì rau quả trở nên nhạy cảm hơn với tác nhân gây bệnh khi chuyển sang giai đoạn chín, già nên việc làm chậm q trình chín càng có ý nghĩa quan trọng.

Đối với tác nhân gây bệnh nhiệt độ tồn trữ ở nhiệt độ thấp làm chậm sự phát triển của bệnh sau thu hoạch theo hai cách. Một là, trực tiếp ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Hai là, gián tiếp làm chậm q trình chín, duy trì khả năng tự bảo vệ của bản thân rau quả.

Tuy nhiên, việc bảo quản lạnh dẫn tới những tồn thất nhất định, phổ biến là tổn thương lạnh (G. A. Khan et al., 2007). Mức độ tổn thương phụ thuộc vào sự nhạy cảm của từng loại rau quả với nhiệt độ, nhiệt độ bảo quản và thời gian tiếp xúc (S. Lurie, 1998).

2.1.5.2. Phương pháp xử lý nước nóng

Xử lí nước nóng là phương pháp vật lí phổ biến, sử dụng trong bảo quản rau quả. Nguyên tắc là nước phải có nhiệt độ đủ cao để bất hoạt tác nhân gây bệnh đồng thời không làm biến đổi xấu tới rau quả.

Cả hai phương pháp xử lý nóng và lạnh đều có hiệu quả trong bảo quản quả có múi. Thí nghiệm bảo quản quả cam ngọt giống Blood red trong 60 ngày cho thấy hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số tăng trong 45 ngày đầu tuy nhiên giảm ở giai đoạn 60 ngày. Hàm lượng đường và acid hữu cơ trong tép cam ở mức thấp nhất sau 60 ngày. Hao hụt về khối lượng thấp nhất, hàm lượng đường, axit hữu cơ, chất rắn hòa tan là cao nhất khi bảo quản bằng nhiệt độ cao (50oC trong 15 phút) (G. A. Khan et al., 2007).

Rau quả thường chịu được nhiệt độ khoảng 44 – 55 oC trong 5 – 10 phút. Bệnh mốc lục hại quả thuộc họ cây có múi do P.digitatum gây ra bị hạn chế khi xử lí nhiệt ở 62 oC trong 20 giây sau 1- 3 ngày nhiễm bệnh, thí nghiệm được tiến hành trên quả bưởi (D. Pavoncello et al., 2000).

2.1.5.3. Bảo quản bằng hóa chất

Sử dụng hóa chất là một phương pháp hiệu quả trong bảo quản rau quả nói riêng và thực phẩm nói chung. Trong thực phẩm các hóa chất ưu tiên sử dụng gồm acid sorbic và muối sorbat. Chúng được sử dụng cho nhiều loại thực phẩm từ rau quả, tới các sản phẩm thịt, sữa… Sở dĩ chúng được sử dụng rộng rãi như vậy là vì chúng có khả năng ức chế và trì hỗn sự phát triển của một lượng lớn vi sinh vật bao gồm nấm men, nấm mốc, vi khuẩn. Tuy nhiên hiệu quả kháng nấm men, nấm mốc tốt hơn so với vi khuẩn.

Để phòng trừ nấm Penicillium gây bệnh trên cam quýt người ta thường sử dụng thuốc diệt nấm như Thiabendazole (TBZ), Benomyl, Imazalil, Natricacbornate... Thiabendazole, Benomyl được sử dụng làm thuốc diệt nấm sau thu hoạch từ những năm 1960. Chúng được sử dụng rộng rãi trên thế giới để kiểm soát hư hỏng cho quả thuộc họ citrus gây ra bởi P.digitatum, P.italicum (S. Fatemi, et al., 2011), bệnh thối cuống do Diplodia natalensis & Phomopsis citri…

Gần đây xuất hiện hiện tượng kháng thuốc diệt nấm trên chuối đã xử lý trước và sau thu hoạch. Do vậy, để đạt hiệu quả kháng nấm tốt nên sử dụng kết hợp các thuốc diệt nấm, kết hợp sử dụng thuốc diệt nấm với xử lí nước nóng, thuốc diệt nấm với tạo màng bao…

Ngồi ba phương pháp chính trên cịn có một số biện pháp bảo quản khác, cụ thể:

- Kiểm soát thành phần khơng khí CA (Controlled Atmosphere): đây là

phương pháp bảo quản rau quả tươi mà thành phần khơng khí trong màng bao gói được điều chỉnh trong suốt q trình bao gói.

Mục đích bao gói CA là nhằm giảm q trình hơ hấp, mức độ sinh khí etylen, làm chậm q trình chín bằng cách thay đổi thành phần khơng khí bao gói, tăng lượng CO2, N2, giảm lượng O2.

- Điều chỉnh MA (Modified Atmosphere):

Mục đích của phương pháp MA là làm giảm hoạt động hơ hấp và các phản ứng sinh hóa, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật bằng cách làm tăng hàm lượng CO2 và giảm lượng O2 khi đưa vào và khơng có sự điều chỉnh nào trong suốt q trình bảo quản.

Tóm lại, cả hai phương pháp đều dựa vào quá trình sinh lý hơ hấp tự nhiên của rau quả. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bảo quản bằng CA và MA trong rau quả, ngồi tác động tới q trình sinh lí của rau quả cịn có thể làm chậm q trình phát triển bệnh sau thu hoạch trong thời gian bảo quản trên nhiều loại quả khác nhau như: bơ, chuối, ổi, mận, nhãn, xồi… (E.Yahia, 1998).

- Phương pháp bao gói dùng màng: Nguyên tắc của phương pháp là phủ một lớp màng lên bề mặt quả tránh sự xâm nhập tác nhân gây bệnh. Nguyên liệu tạo màng có thể là chitosan, sáp ong, parafin, các polysacchared... có bổ sung các phụ gia chất hóa dẻo, chất nhũ hóa... giúp q trình tạo màng được thuận lợi.

2.2. NẤM PENICILLIUM 2.2.1. Phân loại khoa học 2.2.1. Phân loại khoa học

Giới: Fungi; Ngành phụ: Ascomycotina; Lớp: Plectomyceste; Bộ: Eurotiales; Họ: Eurotiaceae; Chi: Penicillium. 2.2.2. Đặc điểm chung

Theo Bùi Xuân Đồng và Nguyễn Huy Văn (2000), chi Penicillium đặc

trưng bởi các đặc điểm:

Sợi nấm có ngăn vách, phân nhánh, khơng màu hoặc màu nhạt, đôi khi màu sẫm.

Tản nấm có màu lục, vàng lục, xanh lục, lục xám, xám, đơi khi có màu vàng, đỏ, tím hoặc trắng. Mặt trái tản nấm khơng màu hoặc có màu sắc khác nhau, trên môi trường thạch nuôi cấy không màu hoặc có màu sắc do có mặt các sắc tố hòa tan tương ứng. Tản nấm có hoặc khơng có vết khía xun tâm hay đồng tâm, có hoặc khơng có giọt nước tiết ra (exudat).

Cành bào tử phân sinh mang bào tử trần (còn gọi là "chổi", penicillius) hoặc chỉ gồm giá bào tử trần với một vịng thể bình ở đỉnh giá (cấu tạo một vòng, monoverticillate), hoặc gồm giá bào tử trần với hai đến nhiều cuống thể bình (metulae) ở phần ngọn giá, trên đỉnh của mỗi cuống thể bình đó có các thể bình (cấu tạo hai vịng, biverticillate). Trường hợp các giá bào tử trần mang một hoặc nhiều nhánh (branch) ở phần ngọn giá, sau đó các nhánh mang các cuống thể bình và các cuống thể bình lại mang các thể bình cũng được coi là cấu tạo hai vịng. Khi các cuống thể bình xếp đều đặn và sát nhau trên ngọn giá, cấu tạo hai vịng đó gọi là cấu tạo hai vòng đối xứng, trường hợp các cuống thể bình xếp khơng đều đặn trên phần ngọn giá hoặc có nhánh, cấu tạo này được gọi là cấu tạo hai vịng khơng đối xứng. Trường hợp giá bào tử trần mang nhiều nhánh và các nhánh này cùng với các cuống thể bình, các thể bình xếp đều đặn và sát nhau, cành bào tử phân sinh mang bào tử trần có cấu tạo nhiều vịng (polyverticillate).

Giá bào tử trần có thể phát triển từ các sợi nấm nằm sát cơ chất, sát mặt môi trường thạch ni cấy (các sợi nền), khi đó thường có chiều dài đều nhau và khẩn

lạc có dạng mặt nhung (velutinate). Giá bào tử trần có thể là nhánh của các sợi nấm khí sinh, khuẩn lạc trong trường hợp này có mặt dạng len hoặc xốp bông (lanate, floccose). Trường hợp các giá bào tử trần là các nhánh của các bó sợi hoặc bản thân chúng tụ họp lại với nhau thành các bó giá, khuẩn lạc đặc trưng bởi sự có mặt của các bó sợi (funiculose) hoặc của các bó giá (fasciculate).

Tế bào sinh bào tử trần của các lồi thuộc chi Penicillium là các thể bình. Thể bình ở nhiều lồi của chi nấm này có phần đỉnh ngắn và thon nhỏ dần, phần đỉnh này thường có đường kính vào khoảng ⅓ đường kính của phần thân. Một số lồi thuộc nhóm lồi Biverticillata-Symmetrica có thể bình hình mũi dáo (thể bình có phần đỉnh tương đối dài và thon nhỏ dần).

Bào tử trần của các loài thuộc chi Penicillium thuộc tip phialoconidi (tip cơ bản euconidi), khơng có vách ngăn, hình cầu, gần cầu, hình trứng, elip, đơi khi hình trụ. Khi riêng rẽ, các bào tử trần không màu hoặc màu nhạt. khi tụ họp thành đám, thường có màu lục, vàng lục, lục xanh, lục xám, xám. Các bào tử trần này tạo thành chuỗi dài trên miệng thể bình.

Bào tử trần cũng như giá bào tử trần, các nhánh, các cuống thể bình, các thể bình tùy từng loại có mặt ngồi nhẵn, ráp, có gai hoặc sần sùi, gồ ghề.

Một số ít lồi tạo thành hạch nấm (sclerotium). Hạch nấm cấu tạo bởi các tế bào có vách dày, có thể rất cứng hoặc mềm, hình cầu, gần cầu, khơng màu hoặc có màu sắc khác nhau, đơn độc hoặc thành cụm. Một số lồi như đã nói trên, có bào tử túi (ascosporum). Quả thể là những thể quả kín (cleisthothecium), có vỏ cứng hoặc mềm, có hoặc khơng có các sợi nấm bao quanh, thể sinh túi cuộn xoắn hoặc thẳng, bào tử túi (ascus) đơn độc hoặc thành chuỗi, bào tử túi khơng có vách ngăn, có hoặc khơng có rãnh và gờ xung quanh.

2.2.3. Hình dạng kích thước các lồi nấm Penicillium spp

Theo Bùi Xuân Đồng và Nguyễn Huy Văn (2000):

Penicillium chrysogenum Thom – Tản nấm 5 - 6 cm đường kính, màu lục

vàng, lục xanh, mặt dạng nhung, đơi khi có vài vùng xốp bơng nhẹ, nhiều rãnh xuyên tâm. Mặt trái tản nấm và môi trường xung quanh màu vàng, màu nâu tươi. Giọt dịch tiết màu vàng chanh. Giá bào tử trần nhẵn, phát triển từ hệ sợi nền, phần lớn 3,0 - 3,5 x 150 - 350 μm, mang 1 - 2 nhánh. Nhánh cùng với các vịng cuống thể bình, các vịng thể bình tạo thành chổi ba vịng. Nhánh nhẵn 3,0 - 3,5 x 15 - 25 μm. Cuống thể bình 2 - 5 cái trên đỉnh một nhánh 2 - 3 x 12 - 15 μm. Thể

bình xếp thành từng vịng 4-6 cái trên đỉnh một cuống thể bình 2,0 - 2,5 x 8 - 10 μm. Bào tử trần hình eclip, nhẵn, 2,5 - 3,5 x 3 - 4 μm, thành cột dài tới 200 μm.

Penicillium notatum Westling –Tản nấm 3,0 - 4,5 cm đường kính, màu lục

xanh, lục xám xanh, mặt dạng nhung, nhiều rãnh xuyên tâm. Mặt trái tản nấm màu vàng tươi, vàng nâu tươi. Giọt tiết rất nhiều, màu vàng tươi, vàng nâu nhạt. Giá bào tử trần nhẵn, phát triển hầu hết từ hệ sợi nền 2,5 - 3,0 x 250 - 500 μm, khơng có nhánh hoặc mang 1 - 2 nhánh. Nhánh nếu có nhẵn, 2,5 - 3,0 x 10 - 20 μm. Cuống thể bình thành vịng 3 - 6 cái trên đỉnh giá bào tử trần hoặc trên đỉnh mỗi nhánh 2,5 - 3,0 x 10 - 15 μm. Thể bình xếp thành vịng 3 - 6 cái 2,0 - 2,5 x 8 - 10 μm. Bào tử trần hình cầu, gần cầu, nhẵn 3,0 - 3,5 μm đường kính, xếp thành các chuỗi song song hay dạng cột, dài tới 100 µm.

Penicillium roqueforti Thom – Tản nấm 5 - 6 cm đường kính, mặt dạng

nhung, có các rãnh xun tâm khơng đều, màu lục xanh, lục xám, mặt trái màu lục xanh đến đen. Khơng có giọt tiết. Chổi đa dạng, một vòng, hai vòng, hoặc hai vòng với 1 - 2 nhánh mọc sát vào giá bào tử trần. Giá bào tử trần thường ngắn, 4 - 6 x 100 - 150 μm, có các nốt sần hiếm khi nhẵn. Cuống thể bình 3 - 4 cái thành vịng trên đỉnh giá hoặc đỉnh mỗi nhánh 3,0 - 4,5 x 12 - 15 μm. Thể bình thành vịng 4 - 6 cái trên đỉnh giá, đỉnh nhánh hoặc trên đỉnh mỗi cuống thể bình 3,0 - 3,5 x 8 - 12 μm. Bào tử trần hình cầu, gần cầu, thường 3,5 - 5,0 μm, đôi khi 7 - 8 μm đường kính, nhẵn, thành chuỗi song song.

Penicillium digitatum có sợi nấm phát triển bên trái, bào tử xuất hiện màu

xanh gắn trực tiếp trên các đài dài từ sợi nấm, bào tử được sinh sản trong những chuỗi hoặc đứng sát nhau, bào tử có màu xám nhạt đến màu xanh lá, hình trịn đến hình trứng, thn dài, khơng vách và có kích thước từ 4 - 7 x 6 - 8 μm.

Penicillium italicum có sợi đài ngắn, mọc đứng lên từ sợi nấm và mọc

nhánh, đầu tận cùng thì phát triển các bào tử, bào tử có hình trứng thn dài, hình cầu đến hình trịn có màu xanh nhạt riêng biệt, trong sinh khối thì có màu xanh lơ, kích thức 2 - 3 x 3 - 5 μm.

2.2.4. Hình thức sinh sản

2.2.4.1. Sinh sản vơ tính

Penicillium sinh sản vơ tính với cọng bào tử và đính bào tử, cọng bào tử có

thể khơng phân nhánh, phân nhánh bậc 1, 2 hay 3.... và tận cùng của cọng bào tử là các thể bình, nếu cọng bào tử khơng phân nhánh thì tận cùng là các thể bình và các chuổi đính bào tử giống như cây cọ vẽ của các hoạ sĩ nên còn gọi là thể bình

vẽ (metulae), cán (ramus) và cọ vẽ (penicillus). Đính bào tử có dạng trịn có vách láng hay xần xùi nhưng chỉ có đơn nhân nhưng cũng có khi chúng có đa nhân.

Penicillium có đính bào tử mang màu xanh đặc trưng và phát tán dể dàng bởi gió

và khơng khí.

2.2.4.2. Sinh sản hữu tính

Chỉ có một vài lồi trong giống này có sinh sản hữu tính như Penicillium

vermiculatum, Penicillium stipitatum. Sợi nấm chứa những tế bào đơn nhân

phát triển thành túi noãn đơn nhân, túi noãn kéo dài và phân chia nhiều lần để cho ra khoảng 64 nhân, đồng thời, một túi đực cũng phát triển và quấn lấy túi nỗn đa nhân đó. Đầu của hùng cơ đâm xun vào nỗn phịng, cùng lúc nỗn phịng thành lập vách ngăn để chia ra từng tế bào chứa hai nhân, nhân của nỗn phịng sinh sản nhiều trong hùng cơ (điều này cho thấy hùng cơ phát triển nhiều nhưng vẩn khơng có tác dụng). Từ những tế bào nhị bội của nỗn phịng phát triển thành sợi noãn, nhân trong sợi nỗn phân cắt và hình thành nhiều nang bên trong. Nhiều tác giả khơng quan sát q trình thực sự hợp nhân và giảm phân nhưng hai nhân của mỗi nỗn phịng phải hợp lại thành tế bào nhị bội trong các nang và nhân tiếp hợp này phải trải qua giai đoạn giảm phân để tạo thành 8 nang bào tử trong mỗi nang. Nang có hình gần trịn và vách nang sẽ vở để phóng bào tử nang nằm trong Bào tử túi hình cầu, mỗi bào tử nẩy mầm cho ra một tản nấm mới.

2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA NẤM PENICILLIUM DIGITATUM GÂY BỆNH

MỐC LỤC TRÊN CAM SAU THU HOẠCH

Bệnh mốc lục do nấm Penicillium digitatum gây ra, loại nấm mốc này chỉ gây hại trên quả. Vết bệnh thường xuất hiện trên các vết thương xây xát. Lúc đầu vết bệnh là một điểm trong nhỏ, mọng nước màu vàng nâu, sau đó to dần, hơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 26)