Phân lập và giám định nấm gây bệnh mốc xanh, mốc lục trên cam quýt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 57 - 60)

LỤC TRÊN CAM QUÝT

Sau khi thu thập một số mẫu cam có vết bệnh mốc xanh, mốc lục điển hình, chúng tôi tiến hành phân lập, nuối cấy làm thuần nấm gây bệnh trên môi trường PDA.

Các mẫu nấm được phân ly và nuôi cấy trên môi trường PDA được tiến hành quan sát đặc điểm tản nấm, sợi nấm và cơ quan sinh sản của nấm là cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh, so sánh với các đặc điểm của các loài nấm

Penicillium digitatum, Penicilliumitalicum các tác giả Vũ Triệu Mân (2007), J.C Frisvad and R.A Samson (2004).

Nấm Penicillium digitatum :

-Tản nấm trên môi trường PDA có màu xanh nhạt tới màu xanh đậm theo độ già của tản nấm. Sau 7 ngày nuôi cấy, tản nấm có màu xanh lục đặc trưng, sau 10 -14 ngày nấm chuyển sang màu xanh nâu. Mép tản nấm màu trắng, tản nấm dẹt, không xốp.

-Sợi nấm không màu, đa bào, đường kính 4 - 20 µm.

-Cành bào tử phân sinh đơn bào, phân nhánh 1 - 2 lần với 2 - 6 nhánh con. -Bào tử phân sinh không màu, khi tập hợp có màu xanh lục, bào tử đơn bào hình bầu dục hoặc hình tròn. Nhánh con không màu, thon dài, đỉnh không nhọn. Kích thước 6 - 8 x 4 - 7 µm.

Hình 4.3. Bào tử nấm,cành bào tử phân sinh nấm P.digitatum

Hình 4.4. Khuẩn lạc của

P.digitatum trên môi trường PDA sau 7 ngày cấy đơn bào tử

Nấm Penicillium italicum:

- Tản nấm trên môi trường PDA có màu xanh lam đặc trưng sau 7 ngày nuôi cấy. Tản nấm chuyển màu vàng nâu sau 10 - 14 ngày nuôi cấy.

- Sợi nấm đa bào, không màu, đường kính 2 - 12 µm.

- Cành bào tử phân sinh đơn bào, phân nhánh 3 lần với 2 - 4 nhánh

- Nhánh con không màu, hình dùi trống nhỏ, đỉnh hơi nhọn. Bào tử phân sinh không màu, khi tập hợp lại có màu xanh lam, đơn bào hình tròn đến bầu dục nối thành chuỗi ở trên đỉnh nhánh con.

- Không màu nhưng khi tập hợp lại có màu xanh lam, đơn bào, hình tròn hoặc bầu dục kết nối với nhau ở đỉnh nhánh, với kích thước 3 - 5 x 2 - 3 µm.

Hình 4.5. Bào tử nấm,cành bào tử phân sinh nấm P.italicum

Hình 4.6. Khuẩn lạc của P.italicum trên môi trường PDA sau 7 ngày Bảng 4.3. Đặc điểm của nấm P.italicum và P.digitatum

P.italicum P.digitatum

Sợi nấm Không màu, đường kính 2 - 12 µm.

Không màu, đường kính 4 - 20 µm.

Cành bào tử phân sinh Phân nhánh 3 lần với 2 - 4 nhánh, các nhánh có kích thước 180 - 250 x 4 - 5 µm.

Phân nhánh 1 - 2 lần với 2 - 6 nhánh, các nhánh có kích thước 160 - 240 x 4 - 5 µm.

Bào tử phân sinh Không màu nhưng khi tập hợp lại có màu xanh lam, đơn bào, hình tròn hoặc bầu dục kết nối với nhau ở đỉnh nhánh, với kích thước 3 - 5 x 2 - 3 µm.

Không màu nhưng khi tập hợp lại có màu xanh ô liu, đơn bào, hình tròn hoặc bầu dục kết nối với nhau ở đỉnh nhánh, với kích thước 6 - 8 x 4 - 7 µm.

Đặc điểm trên môi trường PDA

Xuất hiện các đường phân chia từ tâm của tản nấm sau 3 - 4 ngày nuôi cấy.

Không xuất hiện đường phân chia.

Các đặc điểm trên phù hợp với công bố trong các nghiên cứu của Jens C. Frisvad and Robert A Samson (2004). Theo đó nấm P.digitatum có các đặc điểm sau đây:

- Cành bào tử phân nhánh phân nhánh 2 lần.

- Bào tử phân sinh kích thước lớn, hình bầu dục hoặc tròn, có màu xanh ô liu. Nấm P.italicum được mô tả với đặc điểm:

- Cành bào tử phân sinh phân nhánh 3 lần với 2-4 nhánh con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 57 - 60)