Chỉ tiêu theo dõi và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 53)

3.5.1. Chỉ tiêu theo dõi

Tổng số quả bị bệnh

- Tỷ lệ bệnh (%) = x 100 Tổng số quả điều tra

- Hiệu lực phòng trừ theo Abbott:

C - T

HL (%) = ---* 100% C

Trong đó: + HL là hiệu lực phòng trừ (%);

+ C là tỉ lệ bệnh của công thức đối chứng sau phòng trừ; + T là tỉ lệ bệnh của công thức xử lý sau phòng trừ;

3.5.2. Phân tích số liệu

Số liệu thu được sẽ được xử lý theo chương trình thống kê sinh học EXCEL và IRRISTAT 4.0.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH MỐC XANH, MỐC LỤC HẠI CAM QUÝT DO NẤM PENICILLIUM SPP GÂY RA TẠI MỘT SỐ CHỢ TẠI QUÝT DO NẤM PENICILLIUM SPP GÂY RA TẠI MỘT SỐ CHỢ TẠI HÀ NỘI

4.1.1. Các triệu chứng của bệnh mốc lục (Penicillium digitatum) và mốc xanh (Penicillium italicum) trên trái cây họ cam quýt (Penicillium italicum) trên trái cây họ cam quýt

Triệu chứng ban đầu của bệnh mốc lục tương tự như mốc xanh. Vết bệnh ban đầu là chấm nhỏ hơi ướt, sau đó vết bệnh phát triển, mô bệnh mềm hơn, chảy nước, vết bệnh biến màu vàng nâu. Các vết bệnh thối lan nhanh và có thể thối đến các múi bên trong quả. Sợi nấm màu trắng xuất hiện trên bề mặt vỏ. Sau khi vết bệnh đạt đến đường kính khoảng 2,5 cm, bào tử màu xanh ô liu (mốc lục) hoặc bào tử màu xanh lam (mốc xanh) được sản sinh, chỉ để lại một vân trắng hẹp của sợi nấm và làm mềm vỏ xung quanh vùng bị tổn thương. Các bào tử màu xanh bao phủ phần quả bị bệnh có thể trở thành màu nâu ô liu khi già. Nếu độ ẩm tương đối thấp, toàn bộ trái cây co lại nhăn, khô. Nếu độ ẩm tương đối cao, nấm mốc và các vi khuẩn khác tham gia và quả thối mềm, phân hủy hàng loạt.

Hình 4.1 Bệnh mốc xanh trên cam Hình 4.2. Bệnh mốc lục trên cam 4.1.2. Tình hình bệnh mốc xanh, mốc lục hại quả cây có múi tại một số chợ trên địa bàn TP Hà Nội

Kết quả điều tra tại 3 khu chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội là: chợ Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm), chợ Sấu (huyện Hoài Đức), chợ Long Biên (quận Long Biên) trong 2 đợt điều tra theo mùa rộ của từng loại quả: quýt, bưởi da xanh vào tháng 11/2016; cam Sành, cam Văn Giang, bưởi Diễn vào tháng 01/2017 chúng tôi thu được kết quả tại bảng 4.1 và bảng 4.2:

Bảng 4.1: Tình hình bệnh mốc xanh trên quả cây có múi tại một số chợ trên địa bàn TP Hà Nội

Giống

Tỷ lệ bệnh mốc xanh (%) qua các đợt điều tra Tháng 11/2016 Tháng 01/2017

CS LB TQ CS LB TQ

Cam Văn Giang 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Cam sành 1,0 0,5 1,0 1,5 1,0 1,5 Quýt 2,0 1,5 2,0 1,0 1,0 1,5 Bưởi da xanh 0,0 0,0 0,0 - - - Bưởi Diễn - - - 0,0 0,0 0,0 Chú thích: CS: Chợ Sấu LB: Chợ Long Biên TQ: Chợ Trâu Quỳ

(-): không ghi nhận số liệu do mùa quả đã hết hoặc chưa tới

Bảng 4.2: Tình hình bệnh mốc lục trên quả cây có múi tại một số chợ trên địa bàn TP Hà Nội

Giống Tỷ lệ bệnh mốc lục (%) qua các đợt điều tra Tháng 11/2016 Tháng 01/2017

CS LB TQ CS LB TQ

Cam Văn Giang 0,0 0,0 0,0 1,5 1,0 1,5

Cam sành 1,0 1,5 2,0 2,5 1,5 2,5

Quýt 4,0 2,5 5,0 3,0 2,5 3,0

Bưởi da xanh 2,0 1,0 2,5 - - -

Bưởi Diễn - - - 2,5 1,5 2,5

Biểu đồ 4.1. Tình hình bệnh mốc xanh, mốc lục hại quả cây có múi tại một số chợ qua các đợt điều tra

Kết quả tại bảng 4.1, 4.2 và biểu đồ 4.1 cho thấy tỷ lệ bệnh mốc lục (P.digitatum) là phổ biến hơn bệnh mốc xanh (P.italicum) do khả năng gây bệnh và đặc điểm sinh trưởng vượt trội hơn cả. Ở chợ Trâu Quỳ tại huyện Gia Lâm có tỷ lệ bệnh mốc lục là cao nhất trong 2 đợt điều tra là 5 % trên quýt và cũng là nơi có tỷ lệ bệnh cao hơn cả so với các chợ khác trên các giống cam Văn Giang (1,5 %), bưởi da xanh, bưởi Diễn, cam Sành (2,5 %). Đối với bệnh mốc xanh trên quýt là 2 %, cam sành 1,5 % và không phát hiện thấy bệnh mốc xanh trên giống camVăn Giang và hai giống bưởi Diễn, bưởi da xanh. Chợ Sấu tại huyện Hoài Đức có tỷ lệ bệnh mốc lục cũng khá cao trên quýt 4 %. Tại chợ Long Biên luôn có tỷ bệnh thấp hơn các chợ khác ở cả 5 giống cam quýt được khảo sát.

Lý do là chợ Long Biên là chợ hoa quả đầu mối lớn ở Hà Nội và miền Bắc nên việc trung chuyển cam quýt diễn ra nhanh chóng hầu như là trong ngày nên tỷ lệ bệnh phát hiện ở mức thấp. Chợ Sấu cũng là một chợ đầu mối lớn của huyện Hoài Đức tuy nhiên cam quýt còn bị tồn đọng chưa phân phối hết và còn một số lượng lớn cam quýt được bán lẻ nên vẫn phát hiện bệnh mốc xanh, mốc lục với tỷ lệ bệnh khá cao so với chợ Long Biên. Chợ Trâu Quỳ huyện Gia Lâm là chợ bán lẻ thời gian cam quýt được bày bán khá lâu cùng với quá trình vận chuyển, buôn bán gây vết thương cơ giới tạo điều kiện cho nấm mốc xâm nhập và gây hại chính vì vậy tỷ lệ bệnh mốc xanh, mốc lục ở chợ này cao hơn so với các chợ khác.

Quýt là loại quả có vỏ ngoài mỏng và mềm nên dễ bị tổn thương trong quá trình thu hái, vận chuyển và buôn bán. Đó là lý do quýt có tỷ lệ bệnh mốc xanh, mốc lục cao. Chỉ cần một vết thương do cuống của các chúng đâm vào nhau sau một ngày bệnh đã có thể lây lan và biểu hiện triệu chứng. Cam Sành, cam Văn Giang, bưởi Diễn hay bưởi da xanh là các loại cam quýt có vỏ dày, khó bị tổn thương nên tỷ lệ bệnh thấp hơn quýt.

4.2. PHÂN LẬP VÀ GIÁM ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH MỐC XANH, MỐC LỤC TRÊN CAM QUÝT LỤC TRÊN CAM QUÝT

Sau khi thu thập một số mẫu cam có vết bệnh mốc xanh, mốc lục điển hình, chúng tôi tiến hành phân lập, nuối cấy làm thuần nấm gây bệnh trên môi trường PDA.

Các mẫu nấm được phân ly và nuôi cấy trên môi trường PDA được tiến hành quan sát đặc điểm tản nấm, sợi nấm và cơ quan sinh sản của nấm là cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh, so sánh với các đặc điểm của các loài nấm

Penicillium digitatum, Penicilliumitalicum các tác giả Vũ Triệu Mân (2007), J.C Frisvad and R.A Samson (2004).

Nấm Penicillium digitatum :

-Tản nấm trên môi trường PDA có màu xanh nhạt tới màu xanh đậm theo độ già của tản nấm. Sau 7 ngày nuôi cấy, tản nấm có màu xanh lục đặc trưng, sau 10 -14 ngày nấm chuyển sang màu xanh nâu. Mép tản nấm màu trắng, tản nấm dẹt, không xốp.

-Sợi nấm không màu, đa bào, đường kính 4 - 20 µm.

-Cành bào tử phân sinh đơn bào, phân nhánh 1 - 2 lần với 2 - 6 nhánh con. -Bào tử phân sinh không màu, khi tập hợp có màu xanh lục, bào tử đơn bào hình bầu dục hoặc hình tròn. Nhánh con không màu, thon dài, đỉnh không nhọn. Kích thước 6 - 8 x 4 - 7 µm.

Hình 4.3. Bào tử nấm,cành bào tử phân sinh nấm P.digitatum

Hình 4.4. Khuẩn lạc của

P.digitatum trên môi trường PDA sau 7 ngày cấy đơn bào tử

Nấm Penicillium italicum:

- Tản nấm trên môi trường PDA có màu xanh lam đặc trưng sau 7 ngày nuôi cấy. Tản nấm chuyển màu vàng nâu sau 10 - 14 ngày nuôi cấy.

- Sợi nấm đa bào, không màu, đường kính 2 - 12 µm.

- Cành bào tử phân sinh đơn bào, phân nhánh 3 lần với 2 - 4 nhánh

- Nhánh con không màu, hình dùi trống nhỏ, đỉnh hơi nhọn. Bào tử phân sinh không màu, khi tập hợp lại có màu xanh lam, đơn bào hình tròn đến bầu dục nối thành chuỗi ở trên đỉnh nhánh con.

- Không màu nhưng khi tập hợp lại có màu xanh lam, đơn bào, hình tròn hoặc bầu dục kết nối với nhau ở đỉnh nhánh, với kích thước 3 - 5 x 2 - 3 µm.

Hình 4.5. Bào tử nấm,cành bào tử phân sinh nấm P.italicum

Hình 4.6. Khuẩn lạc của P.italicum trên môi trường PDA sau 7 ngày Bảng 4.3. Đặc điểm của nấm P.italicum và P.digitatum

P.italicum P.digitatum

Sợi nấm Không màu, đường kính 2 - 12 µm.

Không màu, đường kính 4 - 20 µm.

Cành bào tử phân sinh Phân nhánh 3 lần với 2 - 4 nhánh, các nhánh có kích thước 180 - 250 x 4 - 5 µm.

Phân nhánh 1 - 2 lần với 2 - 6 nhánh, các nhánh có kích thước 160 - 240 x 4 - 5 µm.

Bào tử phân sinh Không màu nhưng khi tập hợp lại có màu xanh lam, đơn bào, hình tròn hoặc bầu dục kết nối với nhau ở đỉnh nhánh, với kích thước 3 - 5 x 2 - 3 µm.

Không màu nhưng khi tập hợp lại có màu xanh ô liu, đơn bào, hình tròn hoặc bầu dục kết nối với nhau ở đỉnh nhánh, với kích thước 6 - 8 x 4 - 7 µm.

Đặc điểm trên môi trường PDA

Xuất hiện các đường phân chia từ tâm của tản nấm sau 3 - 4 ngày nuôi cấy.

Không xuất hiện đường phân chia.

Các đặc điểm trên phù hợp với công bố trong các nghiên cứu của Jens C. Frisvad and Robert A Samson (2004). Theo đó nấm P.digitatum có các đặc điểm sau đây:

- Cành bào tử phân nhánh phân nhánh 2 lần.

- Bào tử phân sinh kích thước lớn, hình bầu dục hoặc tròn, có màu xanh ô liu. Nấm P.italicum được mô tả với đặc điểm:

- Cành bào tử phân sinh phân nhánh 3 lần với 2-4 nhánh con.

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA NẤM P.ITALICUM VÀ P.DIGITATUM TRƯỞNG CỦA NẤM P.ITALICUM VÀ P.DIGITATUM

4.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và môi trường PGA đến sinh trưởng của nấm

Penicillium spp

Để xác định ảnh hưởng của nhiệt độ, môi trường PDA tới sự sinh trưởng của

Penicillium spp, chúng tôi tiến hành cấy nấm P.italicum và P.digitatum trên môi trường PDA và 3 mức nhiệt độ là 20, 25, 30 oC. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Penicillium

spp. trên môi trường PDA

Nấm To C

Đường kính tản nấm Penicillium.spp trên môi trường PDA (mm) 1NSC 3 NSC 5 NSC 7 NSC P.digitatum 30 9,00 17,00 24,33 30,33 25 7,83 16,50 23,00 26,00 20 6,50 14,33 21,00 25,00 P.italicum 30 5,00 14,00 22,00 26,67 25 4,83 13,83 20,33 23,33 20 3,33 9,17 15,33 17,33 LSD0.05 0.94 1.07 1.72 2.43

Chú thích: NSC là ngày sau cấy

Theo bảng 4.4, trong 3 mức nhiệt từ 20 - 30oC sự phát triển của P.digitatum luôn tốt hơn P.italicum trên môi trường PDA. Ở ngày thứ 7 tại mức nhiệt 30 oC, đường kính tản nấm P.digitatum là 30,33 mm trong khi P.italicum là 26,67 mm, ở 25 oC,

P.digitatum là 26,00 mm và P.italicum là 23,33 mm, và ở 20 oC, P.digitatum là 25,00 mm trong khi P.italicum là 17,33 mm. Tất cả đều là sự sai khác có ý nghĩa.

Sự phát triển của P.italicum là tốt nhất ở nhiệt độ 30 oC, đường kính tản nấm tăng từ 5,00 mm tới 26,67 mm trong 7 ngày trong khi ở mức nhiệt 20 oC là từ 3,33 mm tới 17,33 mm. Chúng ta thấy sự sai khác có ý nghĩa giữa các mức nhiệt độ 20 o, 30 o và 25 oC. Sự phát triển của P.italicum phụ thuộc nhiều hơn vào nhiệt độ.

Kết quả cho thấy P.digitatum phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 30 oC, đường kính tản nấm là 30,33 mm sau 7 ngày cấy chuyển nhưng ở 20 oC là 25,00 mm. Sự phát triển của P.digitatum là sai khác có ý nghĩa giữa 3 mức nhiệt độ trong ngày thứ nhất sau cấy. Trong khi ở ngày thứ 3 và thứ 5 chỉ có sự sai khác ý nghĩa giữa mức nhiệt 20 oC và 25 oC, còn 30 oC và 25 oC thì không. Trong ngày thứ 7 có sự sai khác giữa mức nhiệt 30 oC và 25 oC nhưng không có ý nghĩa ở mức 25 oC và 20

sau cấy, còn ở mức 20 oC là ở ngày thứ 2. Điều này cũng tương tự đối với

P.italicum. Vì vậy ta có thể kết luận rằng sự phát triển của P.digitatum là khác biệt ở nhiệt độ 20 oC và 25 oC, P.digitatum phát triển không tốt ở nhiệt độ thấp.

4.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và môi trường WA đến sinh trưởng của nấm

Penicillium spp

Tiến hành thí nghiệm tượng tự đối với môi trường WA thu được kết quả trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Penicillium

spp. trên môi trường WA

Nấm To C

Đường kính tản nấm Penicilium.spp trên môi trường WA (mm) 1 NSC 3 NSC 5 NSC 7 NSC P.digitatum 30 8,67 22,33 32,67 40,00 25 5,67 18,83 28,00 34,67 20 6,00 16,67 24,67 30,00 P.italicum 30 3,00 10,33 14,67 19,33 25 2,50 9,00 13,33 18,00 20 0,00 6,83 11,00 14,00 LSD 0.05 1.44 2.67 2.77 2.37

Theo bảng 4.5 ở 3 mức nhiệt độ 20, 25, 30 oC, sự phát triển của nấm

P.digitatum là tốt hơn P.italicum rất nhiều. Trong ngày thứ 7 ở 30 oC, đường kính tản nấm của P.digitatum là 40,00 mm, của P.italicum là 19,33 mm, ở 25 oC,

P.digitatum là 33,67 mm và P.italicum là 18,00 mm, và ở 20 oC, P.digitatum là 30,00 mm trong P.italicum là 14,00 mm. Sự chênh lệch trên là sai khác có ý nghĩa.

P.italicum phát triển tốt ở mức nhiệt 30 oC và 25 oC, không tốt ở nhiệt độ 20 oC. Ở ngày đầu tiên sau cấy chuyển, ở nhiệt độ 30 oC, 25 oC đường kính tản nấm là 3,00 mm và 2,50 mm trong khi ở 20 oC nấm không phát triển. Sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 mức nhiệt 30 oC, 25 oC là không có.

P.digitatum sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở mức nhiệt 30 oCvà kém nhất ở mức 20 oC, đường kính tản nấm tăng từ 8,67 mm ở ngày thứ nhất lên 40,00 mm ở ngày thứ 7 theo dõi trong khi tại mức nhiệt 20 oC là từ 6,00 mm lên 30,00 mm.Sự phát triển của P.digitatum là không khác biệt ở ngày thứ nhất và ngày thứ ba tuy nhiên từ ngày thứ năm đến ngày thứ 7 ta thấy sự sai khác có ý nghĩa. Sự phát triển của P.digitatum trên môi trường WA phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ.

Bảng 4.6. Khả năng sinh bào tử của nấm P.italicum, P.digitatum trên môi trường PDA, WA ở các mức nhiệt độ

Nấm Nhiệt độ (oC)

Môi trường WA Môi trường PDA 1NSC 3NSC 5NSC 7NSC 1NSC 3NSC 5NSC 7NSC P.italicum 30 - +- + ++ ++ +++ +++ +++ 25 - - +- + ++ +++ +++ +++ 20 - - - - - ++ +++ +++ P.digitatum 30 - - +- + ++ +++ +++ +++ 25 - - +- + ++ +++ +++ +++ 20 - - - - - ++ +++ +++

Chú thích: (-): Không xuất hiện bào tử (+) : > 50 - 200 bào tử/quang trường

(+-): 10 -50 bào tử/quang trường (++) : > 200 -300 bào tử/quang trường (+++) : > 300 bào tử/quang trường

Trong bảng 4.6 cho thấy nấm P.italicum không sản sinh bào tử ở mức nhiệt 20 oC sau 7 ngày theo dõi ở môi trường WA, trong khi cũng ở mức nhiệt đó trên môi trường PDA ngày thứ 2 nấm đã sản sinh bào tử tuy nhiên thưa. Ở mức nhiệt 30 oC nấm sản sinh bào tử ở ngày thứ 3 sau cấy tuy nhiên mật độ bào tử thấp, thưa sau 7 ngày sau cấy. Trên môi trường PDA nấm sản sinh bào tử tốt, tạo thành một khối màu xanh lam đặc trưng của nấm.

Nấm P.digitatum có khả năng sinh bào tử tương tự nấm P.italicum, ở mức nhiệt 25 oC, 30 oC ngay ngày đầu tiên sau cấy nấm đã sản sinh bào tử màu xanh lục tuy nhiên thưa hơn so với các ngày tiếp theo trên môi trường PDA. Trên môi trường WA, nấm sản sinh bào tử kém hơn, rất thưa, không tạo thành khối màu như trên môi trường PDA.

Có thể kết luận rằng, cả hai nấm đều phát triển tốt ở nhiệt độ 30 oC, và kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi (Trang 53)