Tình hình vốn huy động vốn của PVcomBank Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh huế min (Trang 63 - 67)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ

2.2.1. Tình hình vốn huy động vốn của PVcomBank Huế

2.2.1.1. Quy mô, cơ cấu và tốc độtăng trưởng nguồn vốn huy động

Bảng 2.3. Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động tại PVcomBank Huế qua 3 năm 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % Tổng vốn huy động 795,3 100 1.234,5 100 1.125 100 439,2 55,2 -109,5 -8,9

Theo loại tiền

- Tiền gửi bằng VNĐ 780,8 98,2 1.232,4 99,8 1.124 99,9 451,6 57,8 -108 -8,8 - Tiền gửi bằng ngoại tệ 14,5 1,8 2,1 0,2 1 0,1 -12,4 -85,5 -1 -52,4 Theo kỳ hạn - Tiền gửi không kỳ hạn 4,91 0,6 14,9 1,2 11,2 1,0 9,99 203,5 -4 -24,8 - Tiền gửi có kỳ hạn 790,4 99,4 1219,6 98,8 1113,4 99,0 429,2 54,3 -106 -8,7 + Dưới 12 tháng 39,5 5,0 61,4 5,0 31,4 2,8 21,9 55,4 -30 -48,9 + Trên 12 tháng 750,9 94,4 1.158,2 93,8 1.082 96,2 407,3 54,2 -76 -6,6 Theo loại khách hàng

- Tiền gửi của

cá nhân 793 99,7 1.232 99,8 1.122 99,7 439 55,4 -110 -8,9

- Tiền gửi của

tổ chức 2,3 0,3 2,5 0,2 3 0,3 0,2 8,7 1 20,0

“Nguồn: PvcomBank Huế” ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Theo bảng 2.3, tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh trong năm 2016, cụ thể mức tăng trưởng đạt 55% so với 2015. Nguyên nhân là nền kinh tế được tái cơ cấu mạnh mẽ gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Năm 2017, NHNN điều hành linh hoạt tỷ giá, hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Đồng USD tăng giá do xu hướng tăng của lãi suất tại Mỹ gây sức ép lên tỷ giá USD/VND. Nhiều khách hàng có xu hướng đầu tư vào USD thay vì gửi tiết kiệm VND. Lạm phát dù được kiểm soát nhưng vẫn gây áp lực nhất định khiến lãi suất tăng, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tiền gửido đó năm 2017 tiền gửi giảm 9%, phản ánh sự sụt giảm nhẹ của HĐV tại PVB Huế.

Xét theo loại tiền, PVcomBank Huế chủ yếu chú trọng đến các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp trong nước, do đó nguồn vốn huy động được chủ yếu là VND. Tỷ trọng huy động vốn VND qua các năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là: 98,2%, 99,8% và 99,9%. Tỷ trọng vốn huy động bằng VND cao sẽtránh được rủi ro về tỷ giá. Trong năm 2017 chỉ số lạm phát của Việt Nam gây áp lực lên lãi suất, và thị trường tài chính rất cạnh tranh, làm cho luồng tiền rất khan hiếm nên việc vốn huy động bằng VND có sụt giảm nhẹ (-8,8%).

Xét theo kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng có sự biến động lớn nhất. Năm 2016 số dư huy động của tiền gửi không kỳ hạn tăng hơn 200%,

trước khi giảm 24% vào năm 2017. Nguồn vốn này mặc dù có tính ổn định không cao

nhưng chi phí huy động rất thấp, do đó nếu tận dụng được nguồn vốn này sẽ làm giảm đáng kểchi phí huy động vốn của ngân hàng.

Tiền gửi trung và dài hạn, là tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu HĐV qua các năm. Năm 2016 tăng 54% so với năm 2015 thì năm 2017 giảm 6,5%. Tuy nhiên nếu xét về số tuyệt đối thì mức giảm tiền gửi trung vàdài hạn không đáng kể.

Tiền gửi không kỳ hạn tại PVcomBank Huế chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các cá nhân. Doanh số huy động của loại tiền gửi này đối với khách hàng doanh nghiệp là không đáng kể là vì PVcomBank Huế không tập trung phát triển nhiều đối với mảng khách hàng này.

Xét theo đối tượng khách hàng, đối tượng huy động vốn tại PVcomBank Huế chủ yếu là các cá nhân và tổ chức kinh tế, TCTD. Trong đó đối tượng là cá nhân chiếm tỷ

trọng lớn nhất. Điều này chứng tỏ mức độ ổn định về nguồn vốn huy động của ngân hàng, bởi lẻ nguồn vốn huy động từ cá nhân thường là những món tiền nhỏ và là nguồn tiền nhàn rỗi thật sự. Tiền gửi dân cư chủ yếu tồn tại dưới tiền gửi tiết kiệm (tiền gửi có kỳ hạn). Năm 2015, doanh sốhuy động vốn từ cá nhân chỉlà 793 tỷđồng thì đến năm 2016 đã tăng lên 1.232 tỷđồng, tương ứng với tỷ lệtăng là 55,4% và năm 2017 là 1.122 tỷđồng, giảm 9,8%. Sự sụt giảm này sởdĩ là do trong năm này tình hình kinh tếkhó khăn, áp lực lạm phát. Đồng thời trong năm này có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ một sốngân hàng TMCP khác như SHB, NCB, LienvietPost Bank và Bắc Á.

2.2.1.2.Tình hình thị phần huy động vốn

Bảng 2.4. Thị phần HĐVcủaPVcomBank Huếvà một số NHTMtừ 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2015 2016 2017 So sánh

2016/2015 2017/2016

Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± %

Tổng huy động trên địa bàn TT Huế 37.231 100 38.998 100 41.512 100 1.767 4,7 2.514,0 6,4 PVcomBank Huế 795,3 2,1 1.234,50 3,2 1.125 2,7 439,2 55,2 -109,5 -8,9 SHB Huế 993 2,7 1.172 3,0 1.105,2 2,7 179,0 18,0 -66,8 -5,7 Sacombank Huế 978 2,6 1.341 3,4 1.123,5 2,7 363,0 37,1 -217,5 -16,2 ACB Huế 1.000 2,7 1.257 3,2 1.345 3,2 257,0 25,7 88,0 7,0 VIBank Huế 862 2,3 997 2,6 1.034 2,5 135,0 15,7 37,0 3,7 VPBank Huế 921 2,5 1.102 2,8 988 2,4 181,0 19,7 -114,0 -10,3 Techcombank Huế 997 2,7 980 2,5 1.000 2,4 -17,0 -1,7 20,0 2,0 Vietcombank Huế 7.121 19,1 7.348 18,8 8.698 21,0 227,0 3,2 1.350,0 18,4 Vietinbank Huế 6.000 16,1 6.998 17,9 7.831 18,9 998,0 16,6 833,0 11,9 BIDV Huế 5.982 16,1 6.789 17,4 7.683 18,5 807,0 13,5 894,0 13,2 PvcomBank Huế 4.321 11,6 5.892 15,1 7.901 19,0 1.571,0 36,4 2.009,0 34,1 Các ngân hàng khác 7.260,7 19,5 3.887,5 10,0 1.678,3 4,0 -3.373,2 -46,5 -2.209,2 -56,8

“Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Tỉnh TT Huế” ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.4 cho thấy thị phần của PvcomBank Huế năm 2015 chiếm thị phần 2,1%; năm 2016 chiếm thị phần 3,2%; năm 2017 chiếm thị phần 2,7% so với tổng vốn huy động trên địa bàn TT Huế, một con sốkhiêm tốn so với các NHTM gốc quốc doanh vốn sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh như VTB Huế, BIDV Huế, VCB Huế, PvcomBank Huế. Tuy nhiên so với các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh như VIB Huế, SHB Huế, SacomBank Huế…, PVcomBank Huế vẫn chiếm tỷ trọng huy động vốn tương đương

2.2.1.3. Tình hình sử dụng vốn Bảng 2.5. Tình hình sử dụng vốn tại PVcomBank Huế từ 2015-2017 ĐVT: tỷđồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016

Giá trị Giá trị Giá trị ± % ± %

1. Số dư huy động 795,3 1.234,5 1.125 439,2 55,2 -109,5 -8,9

2. Dư nợ cho vay 166,14 264,3 320,9 98,2 59,1 56,6 21,4

3. Tỷ trọng dư nợ/huy động 21% 21% 29% - - 0,1 38,1

“Nguồn: PvcomBank Huế”

Tuy có sự sụt giảm về số dư huy động nhưng năm 2017 là năm PVcomBank Huế sử dụng vốn huy động hiệu quả nhất, với nguồn tiền cho vay ra chiếm gần30% số dư tiền gửi, tăng 38% so với 2 năm liền trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh huế min (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)