Xây dựng cơ chế huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh huế min (Trang 36 - 38)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.3.1. Xây dựng cơ chế huy động vốn

NHTM có thể sử dụng các kênh huy động vốn sau:

Huy động tiền gửi: Đây là hình thức huy động vốn mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế, cá nhân… trong xã hội thông qua hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm, thanh toán hộ, các khoản cho vay tạo tiền gửi và các nghiệp vụ kinh doanh khác. NHTM có thể cung ứng các sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm với các hình thức và thời hạn linh hoạt khác nhau tùy vào chính sách sản phẩm của mỗi Chi nhánh trong từng thời kỳ nhất định.

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của NHTM. Thông thường nguồn vốn này phụ thuộc vào ba thông số chính: Lãi suất do các NHTM trả cao hay thấp; Lãi suất của các loại hình đầu tư khác như: trái phiếu, cổ phiếu,... và thu nhập của khách hàng. Trong đó thông số đầu tiên đượccoi là quan trọng nhất. Vì thế việc đưa ra chiến lược lãi suất như thế nào, hình thức huy động ra sao để thu hút được vốn nhiều và kinh doanh có lãi là điều quan trọng hàng đầu, phản ánh khả năng điều hành của các NHTM.

Huy động vốn tiền gửi là kênh huy động vốn quan trọng nhất của NHTM vì đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động. Nguồn vốn này có quy mô lớn, thời hạn đa dạng, tạo tiền đề vốn cho các NHTM có thể cung ứng dịch vụ tín dụng, đầu tư và các dịch vụ ngân hàng khác. Tuy nhiên, nguồn vốn này có mức độ cạnh tranh lớn trên thị trường. Trong khi đó, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào nên NHTM phải quản lý vốn huy động tiền gửi chặt chẽ nhằm tránh rủi ro thanh khoản.

Hiện nay các NHTM thực hiện việc huy động vốn tiền gửi của khách hàng thông qua nhiều kênh huy động như: Kênh truyền thống qua trụ sở chính, các chi nhánh, các phòng giao dịch…; kênh điện tử.

+ Huy động vốn qua kênh truyền thống: Đây là kênh huy động chính, phổ biến

của các NHTM. Thông qua trụ sở chính, chi nhánh và phòng giao dịch cung ứng các sản phẩm dịch vụ tiền gửi cho khách hàng. Việc huy động vốn qua kênh này cần phải có sự làm việc trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng tại trụ sở, chi nhánh hay các phòng giao dịch của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thường phát triển mạng lưới chi nhánh rộng khắp, luôn sẵn sàng cung ứng dịch vụ cho KH để có thể bán được nhiều sản phẩm dịch vụ tiền gửi qua kênh huy động này. Kênh huy động này rất nhiều ưu điểm như: nhân viên có thể hiểu hơn về khách hàng, từ đó thuyết phục họ, có thể giải đáp trực tiếp các thắc mắc của khách hàng, gây được thiện cảm với khách hàng…nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại các nhược điểm như hạn chế về thời gian giao dịch, hạn chế về số lượng giao dịch, có thể gây ra tình trạng hàng chờ quá nhiều khiến khách hàng không hàilòng...

+ Huy động vốn qua kênh điện tử: Một phương thức huy động mới, cung cấp sản

phẩm dịch vụ tiền gửi của ngân hàng đến người tiêu dùng thông qua con đường internet, mạng điện tử giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí mà ngân hàng cũng không cần phải đầu tư nhiều vào việc xây dựng thêm các chi nhánh và thuê nhân sự tốn kém. Không những thế việc khách hàng tương tác với ngân hàng qua kênh điện tử sẽ không bị hạn chế về thời gian, số người giao dịch,ít hàng chờ. Tuy nhiên kênh huy động vốn này cũng tồn tại các nhược điểm như: Chi phí đầu tư cho máy móc thiết bị ban đầu cũng khá lớn, việc sử dụng thiết bị máy móc cũng đòi hỏi khách hàng phải có kiến thức, máy móc đôi khi bị hỏng hóc cần sửa chữa, hoặcdễ bị trộm cắp, bị hack...

Vốn đi vay: Khi cần vốn thì các NHTM có thể đi vay trực tiếp từ các tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng nước ngoài, từ công ty mẹ, vay vốn điều chuyển trong cùng hệ thống…Nhưng dù vay ở nguồn nào thì nhìn chung chi phí cho các khoản vay trực tiếp thường cao hơn chi phí phải trả cho các hình thức huy động vốn khác. Tuy nhiên nguồn vốn này đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cân đối nguồn vốn của các chi nhánh tại những thời điểm nhất định.

NHTM cũng có thể vay dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá, đây là nghiệp vụ huy động vốn của NHTM dưới hình thức phát hành các chứng từ như: Chứng chỉ tiền gửi (kỳ phiếu), trái phiếu… Trong nghiệp vụ này, NHTM chủ động đứng ra thu gom vốn trong xã hội bằng việc phát hành các giấy tờ có giá nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Thông thường việc phát hành được thực hiện sau khi đã tiến hành cân đối toàn hệ thống của NHTM giữa nguồn vốn và sử dụngvốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh huế min (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)