Cao chiết lá chè được tinh chế với clorofom và etylaxetat

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chiết tách hợp chất POLYPHENOLS ứng dụng trong dược mỹ phẩm và thực phẩm từ lá chè xanh được trồng tại xã suối nghệ huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 87)

Sau tinh chế chúng tôi tiến hành đo lại hàm lượng polyphenol tổng nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chiết tới hàm lượng polyphenol tổng, kết quảđược trình bày ở bảng 3.13 như sau:

Bảng 3. 13: Khảo sát Ảnh hưởng của quá trình tinh chế polyphenol

Mẫu chè Mẫu trước tinh chế Mẫu sau tinh chế (Đo ngay)

Mẫu sau tinh chế

(Lưu 2 ngày)

PP tổng (%) 20,06 19,51 15,89

KL cao (g) 0,42 0,087 0,09

Hình 3. 15: Biểu đồảnh hưởng của quá trình tinh chế polyphenol

Quá trình tinh chế làm giảm một phần hàm lượng polyphenol tổng. Mẫu sau chiết để 2 ngày cũng làm giảm lượng polyphenol tổng, nguyên nhân có thể là do polyphenol bị oxy hóa theo thời gian.

3.7. Kết quảđịnh tính, định lượng polyphenol trong lá chè

Mẫu chè sau chiết tách bằng các điều liện tối ưuđã thu được hàm lượng polyphenol tổng 20,06 % Chất Khô và 0,42 (g) cao chiết. Sản phẩm này được tiến hành định tính bằng thuốc thử, sắc ký lớp mỏng TLC và UV – VIS.

Cao chiết lá chè sau tinh chế thu được 0,087 (g) cao, gửi mẫu định lượng bằng

phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.

3.7.1. Định tính các hợp chất trong lá chè bằng thuốc thử

Chúng tôi tiến hành định tính 7 chỉ tiêu trong cao lá chè bằng thuốc thử, kết quả được trình bày ở bảng 3.14 dưới đây:

Bảng 3. 14: Kết quả khảo sát định tính các nhóm chất

STT Hợp chất Thuốc thử Hiện tượng Kết quả

1 Anthranoid Ethanol; HCl 4N; FeCl3 20%; NaOH %

Màu đỏ +

2 Steroid –

triterpenoid (CH3CO)2O; H2SO4 Màu xanh tím +

3 Vitamin C K3[Fe(CN)6] 5%; FeCl3 5% Kết tủa xanh + 4 Saponin Nước cất/ HCl/NaOH Có sự tạo bọt +

5 Alkaloid Thuốc thử Wagner Kết tủa nâu + 6 Polyphenol K3[ Fe(CN)6] 1% +FeCl3 1% Kết tủa xanh đen + 7 Glycozittim Phản ứng Keller - Kaliani Vòng màu tím đỏ +

Qua kết quả định tính cho thấy sự hiện diện của hầu hết các hợp chất như

saponin, vitamin C, Anthranoid … và polyphenol xuất hiện rất rõ.

3.7.2. Định tính bằng TLC

Chúng tôi tiến hành sắc ký lớp mỏng với hệ dung môi Hệ dung môi khai triển:

Cloroform: Methanol: Axit axetic (9: 3: 3) Kết quảthu được ởhình 3.16 như sau:

Thực nghiệm Của Tác giả Ashray Gupta

Hình 3. 16: Định tính polyphenol bằng TLC hiện bản UV: 254 nm

Kết quảđịnh tính bằng TLC cho thấy ở hệ 1 có 1 vết tròn to với Rf = 0,77, còn

với tài liệu tham khảo “Extraction, Purification, Identification and Estimation of Catechins from Camellia sinensis” của tác giả Ashray Gupta với hệ dung môi như trên

thì các vết xuất hiện ở vị trí tương tự, chúng tôi dự đoán có thể là 3 trong 7 hợp chất catechin Epigallocatechingallate (EGCG), Epicatechingallate (ECG), Epigallocatechin (EGC), Gallocatechingallate (GCG), Epicatechin (EC), Gallocatechin (GC) và Catechin (C).

3.7.3. Định tính bằng UV – VIS

Dịch chè phản ứng với thuốc thử pha loãng Folin-Ciocalteau phenol (FC) và natri cacbonat (Na2CO3), sau đó được so sánh với dung dịch trắng của thuốc thử Folin- Ciocalteau và natri carbonate. Màu xanh lục của dung dịch biểu thị sự xuất hiện của polyphenol.

Chúng tôi tiến hành quét phổ nhằm xác định bước sóng cực đại và sự có mặt của polyphenol trong dịch chè trước và sau tinh chế.

Kết quảđược trình bày ở các bảng 3.15 và 3.16 như sau:

Bảng 3. 15: Biểu đồảnh hưởng của quá trình tinh chế polyphenol

Số thứ tự Bước sóng (nm) Mật độ quang (Abs)

1 962,0 0,18077

2 832,5 0,13155

3 735,0 0,14960

Bảng 3. 16: Kết quảđo bước sóng của dịch chè sau khi tinh chế

Số thứ tự Bước sóng (nm) Abs

1 963,0 0,13765

2 835,0 0,07445

Kết quả quét phổ dịch chè trước và sau tinh chếcó các bước sóng hấp thụ tối ưu

gần giống nhau (962 và 963; 832,5 và 835; 735 và 755) và giống với TCVN 9745- 1:2013 về bước sóng hấp thụ tối ưu là 765 (nm) cho thấy có thể có sự có mặt của polyphenol trong dịch chiết lá chè trước và sau tinh chế.

Hình 3. 17: Phổquét bước sóng UV VIS của dịch chè trước và sau tinh chế

3.7.4. Định lượng polyphenol lá chè bằng HPLC

Điều kiện thử nghiệm: Môi trường thử nghiệm ở nhiệt độ (25 ± 30C).

Bảng 3. 17: Hàm lượng các chất trong polyphenol

STT /Item No. Tên mẫu /Name of samples Chỉ tiêu phân tích /Analyzed item Đơn vị /Unit Kết quả /Test Results Phương pháp phân tích /Test Methods 1 Cao chiết lá chè Epigallocatechingallate mg/g 118.54 HPLC Epicatechin mg/g 15.09

Hình 3. 18: Phổ sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC

Bảng 3. 18: Kết quả sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC

Qua kết quả phổ HPLC ta thấy có xuất hiện 15 hợp chất trong đó định danh

được 4 chợp chất là EGC (Epigallocatechine), EC (Epicatechin), EGCG (Epigallocatechingallate ) và ECG (Epicatechingallate), và định lượng được 2 hợp chất

là EGCG (118,54 mg/g) và EC (15,09mg/g). Qua đó ta thấy quá trình tinh chế cao chiết thu được cao polyphenol khá tinh khiết, lẫn tạp chất không đáng kể.

3.8. Kết quả khảo sát hoạt tính sinh học của lá chè

3.8.1. Kết quả hoạt tính oxy hóa

Tsai và cộng sự[123]đã nhận thấy rằng trong tất cả các thử nghiệm, lá chè có hoatj tính kháng oxy hóa mạnh nhất, nên chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt tính oxy

hóa trên 4 loại lá: lá chè, lá lô hội, lá neem, lá xoài, thu được kết quảđo mật độ quang như trình bày ở bảng 3.19. Bảng 3. 19: Độ hấp thụ quang của cao các loại lá ở cùng nồng độ Một số loại lá Mật độ quang Lá Chè xanh 3,10 Lá Lô hội 0,46 Lá Neem 0,31 Lá Xoài 0,14

Hình 3. 19: Biểu đồ khảnăng oxy hoá các loại lá

Từ kết quả trên ta thấy trong các loại lá, độ hấp thụ quang ở nồng độ 10 𝜇g/ml

của cao lá Chè xanh cao nên lực kháng oxy hóa của cao lá Chè xanh vượt trội so với các lá còn lại, cao gấp 22,1 lần lá xoài, gấp 10 lần lá neem, gấp 6,74 lần lá lô hội.

Bảng 3. 20: Kết quả lực kháng oxy hoá theo nồng độ

Mẫu Nồng độ Mật độ quang

Mẫu trước tinh chế 10 μg/ml 3,42

Mẫu trước tinh chế 20 μg/ml 3,80

Mẫu trước tinh chế 30 μg/ml 4,50

Mẫu táchbéo bằng hexan 10 μg/ml 3,03

Mẫu sau tinh chế (Đo ngay) 10 μg/ml 3,10

Mẫu sau tinh chế(Lưu mẫu 2 ngày) 10 μg/ml 2,90

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50

Lá Chè xanh Lá Lô hội Lá Neem Lá Xoài

Độ hấp

Hình 3. 20: Biểu đồ lực kháng oxy hoá theo nồng độ

Kết quả cho thấy tính oxy hóa phụ thuộc vào nồng độ cao chiết, nồng độ càng

tăng, tính oxy hóa càng tăng. Mẫu sau khi tinh chếcó tính oxy hóa kém hơn mẫu trước

khi tinh chế, mẫu sau chiết để 2 ngày có tính oxy hóa kém hơn mẫu mới, nguyên nhân

có thể là mẫu sau khi tinh chế hoặc để lâu tiếp xúc với không khí và ánh sáng, bị oxy hóa làm giảm hàm lượng polyphenol tổng.

Mẫu tách béo bằng hexan có tính oxy hóa kém hơn mẫu không tách béo, như vậy

quá trình tách béo cũng làm ảnh hưởng tới hàm lượng polyphenol tổng.

3.8.2. Hoạt tính kháng khuẩn

Chúng tôi khảo sát hoạt tính kháng khuẩn trên 5 loại vi khuẩn: E.coli; B.

cereus; S. typhi; P.aeruginosa; S. aureus. Kết quả bảng 3.21 trình bày đường kính

vòng kháng khuẩn của 5 loại vi khuẩn trên, khảnăng kháng khuẩn được xác định dựa trên khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn được thể hiên qua đường kính kháng khuẩn được tạo ra trên đĩa Petri, đường kính càng lớn hoạt tính kháng khuẩn càng cao, vi khuẩn đó hoạt động càng kém.

Bảng 3. 21: Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lá chè STT STT Đường kính vòng kháng khuẩn Nồng…… D (mm) độ ……… (mg/ml)………

E.coli B. cereus S. typhi P. aeruginosa S. aureus

1 Dịch chè 800 7,0 8,0 6,0 6,5 6,7 2 Dịch chè 400 6,5 7,5 4,0 6,0 4,0 3 Dịch chè 200 5,3 6,0 4,0 4,0 4,0 4 Dịch chè 100 5,3 5,0 4,0 3,0 3,5 5 Chloramphenicol 13 15 13 14 12 6 Tetracycline 7,3 8,0 6,0 4,0 4,3

Từ kết quả cho thấy nồng độ dịch chè càng giảm, đường kính kháng khuẩn càng giảm, khi pha loãng nồng độ dịch chè tới nồng độ 100 mg/ml thì vẫn thấy đường kính vòng kháng ở cả 5 loại vi khuẩn tức là khả năng kháng khuẩn của cao chiết lá chè rất cao dù nồng độ cao chiết chè rất thấp. Các vòng kháng đều rất to, rõ ràng và có sự

chênh lệch ít.

Hình 3. 22: Khảnăng kháng 5 chủng vi khuẩn của cao chiết lá chè Chú thích: 1: 800 mg/ml Chú thích: 1: 800 mg/ml 2: 400 mg/ml 3: 200 mg/ml 4: 100 mg/ml 5: chứng (+) tetracyline 6: chứng (+) Ampicyline7: chứng (-) DMSO 5%

Trên chủng E.coli khi khảo sát các nồng độ trên cho thấy có sự giảm nhẹ từ nồng độ

800 mg/ml và 400 mg/ml là 7 mm và 6,5 mm. Khi giảm nồng độ còn 200 mg/ml và 100 mg/ml thì đường kính kháng khuẩn không thay đổi là 5,3 mm cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lá chè đối với chủng E.coli tương đối ổn định, dù giảm nồng độ xuống thấp 100 mg/ml thì vẫn có khảnăng kháng.

Trên chủng vi khuẩn B.cereus khi khảo sát các nồng độ trên cho thấy có sự

giảm nhẹ từ nồng độ 800 mg/ml - 100 mg/ml là 8 mm xuống 5 mm cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của dịch lá chè đối với chủng giảm dần theo chiều giảm nồng độ cao chiết lá chè.

Trên chủng vi khuẩn S.typhi khi khảo sát ở nồng độ 800 mg/ml thì đường kính

vòng kháng là 6 mm, sau đó giảm còn 4mm và không thay đổi dù giảm xuống các

nồng độ 200mg/ml, 100mg/ml.

Trên chủng P.aeruginosa khi khảo sát các nồng độ trên cho thấy có sự giảm nhẹ từ nồng độ 800 mg/ml - 100 mg/ml là 6,5 mm xuống 3 mm cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của dịch lá chè đối với chủng giảm dần theo chiều giảm nồng độ cao chiết lá chè

Trên chủng S.aureus khi tiến hành khảo sát với 4 nồng độ trên, nhận thấy sự

giảm mạnh từ nồng độ 800 mg/ml và 400 mg/ml là 6,7 mm xuống 4 mm, sau đó giảm

không đáng kể 4 mm xuống 3.5 mm khi giảm nồng độ từ 400 mg/ml xuống 100 mg/ml.

3.9. Kết quả khảo sát quy trình lưu mẫu và sấy cao chiết lá chè

3.9.1. Ảnh hưởng của hàm lượng polyphenol tổng theo thời gian lưu mẫu

Các hợp chất thiên nhiên có nhược điểm là không bền theo thời gian, vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát thời gian lưu mẫu để kiểm tra xem mẫu có thể bền trong khoảng thời gian nào, sau đây là kết quảthu được:

Bảng 3. 22: Ảnh hưởng của thời gian lưu mẫu đến hàm lượng polyphenol

Ngày 1 2 4 6 8 10 12 14 16 18

PP tổng (%) 19.45 18.55 17.54 17.47 17.16 16.81 16.15 15.42 12.92 12.3

Khối lượng cao 11.01 11.3 11.01 10.68 11.04 10.84 11.1 10.98 10.89 10.81

Hình 3. 23: Biểu đồảnh hưởng của thời gian lưu mẫu đến hàm lượng polyphenol

Từ kết quả cho thấy mẫu cao polyphenol có nồng độ polyphenol tổng giảm nhẹ

từngày 1 đến ngày 8 ( từ 19,45% - 18,55%), giảm mạnh từ ngày 14-16 và thấp nhất ở

ngày thứ 18 (12,3%).

3.9.2. Ảnh hưởng của sấy ở nhiệt độ cao tới hàm lượng polyphenol tổng trong cao

chiết lá chè

Các sản phẩm ứng dụng thực phẩm, dược mỹ phẩm thường được xử lý ở nhiệt

độ, điều đó làm ảnh hưởng tới hàm lượng polyphenol của chế phẩm, vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát các điều kiện nhiệt độ sấy tới chất lượng cao chiết lá chè. Mẫu đối chứng là mẫu không sấy bằng nhiệt độ cao.

Bảng 3. 23: Ảnh hưởng của nhiệt độđến hàm lượng polyphenol

Nhiệt độ Mẫu đối chứng 90 100 110 120

Pp tổng (%) 20,51 19,23 15,69 15,38 1,41

KL cao (g) 0,42 0,40 0,38 0,35 0,18

Hình 3. 24: Biểu đồảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hàm lượng polyphenol

Từ kết quả trên cho thấy nhiệt độ càng cao hàm lượng polyphenol tổng càng giảm, ở nhiệt độ 120 0C hàm lượng polyphenol giảm mạnh còn 1,41% ,vì vậy chúng tôi quyết định sấy thăng hoa cao chiết lá chè nhằm giữ lại các thành phần có lợi cho sức khỏe khác như protein, lipit, gluxit, vitamin, enzyme và hoạt chất sinh học, màu sắc, mùi, vị…v.v

3.9.3. Sấy thăng hoa cao chiết lá chè

Sản phẩm sấy thăng hoa cao chiết lá chè giữđược màu và mùi thơm đặc trưng

của lá chè so với sấy ở nhiệt độ cao.

Hình 3. 25: Bột chiết lá chè sau khi sấy thăng hoa

So sánh hàm lượng polyphenol tổng và tính oxy hóa của bột polyphenol sau khi sấy thăng hoa và cao polyphenol sau khi chiết thu được kết quả sau:

Cao polyphenol Bột sấy thăng hoa

PP tổng (%) 19,45 18,75

Tính oxy hóa 3,025 2,88

Qua bảng kết quả trên ta thấy hàm lượng polyphenol tổng và tính oxy hóa của bột sấy thăng hoa giảm không nhiều so với cao polyphenol (từ 19,45 xuống còn 18,75 và 3,025 xuống còn 2,88) cho thấy tính ổn định của polyphenol trước và sau khi sấy

Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của bột sấy thăng hoa trên 4 loại vi khuẩn

E.coli; B. cereus; S. typhi; P.aeruginosa; S. aureus, kết quảthu được ở bảng sau:

Bảng 3. 24: Hoạt tính kháng khuẩn của bột sấy thăng hoa

STT Đường kính vòng kháng khuẩn Nồng…… D (mm) độ ……… (mg/ml)………

E.coli B. cereus S. typhi S. aureus

1 Dịch chè 800 7,0 8,0 7,0 7,0 2 Dịch chè 400 6,0 7,0 6,5 6,5 3 Dịch chè 200 5,0 6,0 6,0 6,0 4 Dịch chè 100 3,0 4,0 6,0 5,0 5 Chloramphenicol 11,0 12 13,0 14,0 6 Tetracycline 7,3 8,0 6,0 8,0

Hình 3. 27: Khảnăng kháng 4 chủng vi khuẩn của Bột sấy thăng hoa Chú thích: 1: 800 mg/ml 2: 400 mg/ml 3: 200 mg/ml 4: 100 mg/ml 5: chứng (+) tetracyline 6: chứng (+) Ampicyline7: chứng (-) DMSO 5%

Kết quả thu được cao polyphenol sau khi sấy thăng hoa vẫn có khảnăng kháng

khuẩn cao so với trước khi sấy thăng hoa dù giảm nồng độ xuống còn 100 mg/ml cho thấy quá trình sấy thăng hoa không làm ảnh hưởng đến khảnăng kháng khuẩn của cao polyphenol trong lá chè.

Từđó ta rút ra kết luận sau: Cao polyphenol sau khi sấy thăng hoa hàm lượng polyphenol tổng, tính oxy hóa và khả năng kháng khuẩn ổn định cho thấy phương

pháp sấy thăng hoa nhằm bảo quản polyphenol có tính khả thi cao, có thể áp dụng trong thực tế.

3.10. Ứng dụng sản phẩm kem dưỡng da

Kem tan dùng ban ngày để bảo vệ da và làm đẹp da đã được tẩy sạch, làm mất lớp dầu trên da để các mỹ phẩm khác dễ dàng bám lên da. Khi sử dụng, kem phải lan

giữ ẩm làm mềm mại da. Chất lượng kem dưỡng da được đánh giá trên các chỉ tiêu cảm quan sau:

Bảng 3. 25: Chỉtiêu đánh giá cảm quan kem dưỡng da

(i) Cảm quan (35%) Trên sản phẩm Dạng và màu tự nhiên của nền Độ phân pha Độ bóng có ánh bạc Độlinh động

Trên đối tượng sử dụng

Độ gây chỉnh da Độ gây mát Độ gây mùi lạ (ii) Định lượng (45%) Trên sản phẩm Độ pH Độ lún kim (mm) Sai biệt độ lún kim (mm) Điểm bắt đầu chảy (oC)

Trên đối tượng sử dụng

Độ tan trên da (giây)

(iii) Tính an toàn cho người sử dụng (10.0%) Gây dịứng cho da

(iv) Tính an toàn cho môi trường (5.0%) (v) Tính tiện dụng (5.0%)

Kem dưỡng da làm từ cao chiết lá chè có màu xanh nhạt nhưng khi bôi lên da

có thể rửa được, màu xanh không bám lâu vào da, kem bôi lên mát và mịn, không kích

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thu được những kết quảnhư sau: 1. Về mặt lý thuyết

- Tìm hiểu được tình hình trồng trọt, tiêu dùng và thương mại hóa lá chè ở Việt Nam và trên thế giới.

- Tìm hiểu được các công trình nghiên cứu chiết tách polypheno, ưu nhược điểm của các phương pháp chiết tách trong nước và trên thế giới.

- Tìm hiểu về các chủng vi khuẩn, lựa chọn chủng vi khuẩn phù hợp để nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chiết tách hợp chất POLYPHENOLS ứng dụng trong dược mỹ phẩm và thực phẩm từ lá chè xanh được trồng tại xã suối nghệ huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)