Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng polyphenol/catechin trong lá chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chiết tách hợp chất POLYPHENOLS ứng dụng trong dược mỹ phẩm và thực phẩm từ lá chè xanh được trồng tại xã suối nghệ huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Polyphenol trong chè

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng polyphenol/catechin trong lá chè

Giống chè: Hàm lượng polyphenol/catechin phụ thuộc rất lớn vào giống chè. Nhìn chung, chè Ấn Độ (Asammica) thường có hàm lượng polyphenol cao hơn giống chè Trung Quốc (Sinensis).[9] Wu và cộng sự [71] cho biết, hàm lượng catechin tổng số

trong 04 giống chè Trung Quốc (Ziya, Wuniuzao, Huangyezao, Fudingdabaicha) dao

động từ11,4% CK đến 22,5% CK. Ở Việt Nam, Vũ Hồng Sơn và Hà Duyên Tư[7] đã

chỉ ra rằng, hàm lượng polyphenol tổng số của giống chè Shan > PH1 > Trung du > LDP1. Nhìn chung hàm lượng này trong lá non thu hái vụ đông dao động trong khoảng từ 17,5 – 19,6% CK.

Độ non già của nguyên liệu: Độ non già của lá chè có ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng polyphenol. Nhìn chung, lá càng non hàm lượng polyphenol/catechin càng lớn. Trong một búp chè, hàm lượng này giảm theo thứ tự: lá 1 > lá 2 > lá 3 > cuộng.[10] Trong nghiên cứu của Baptista và cộng sự,[22] hàm lượng polyphenol tổng số đạt 18,5% CK trong búp 1 tôm 2 lá, trong khi nó chỉ là 11,5% CK trong các lá bánh tẻ và già (hỗn hợp từ lá thứ3 đến lá thứ 8).

Mùa vụ thu hoạch: Sự tổng hợp tannin hay polyphenol trong lá chè chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cường độ chiếu sáng, khi cường độ chiếu sáng tăng thì hàm lượng

này tăng và ngược lại.[9][74] Do vậy trong một năm, hàm lượng polyphenol trong lá chè thường đạt cực đại vào mùa hè và thấp hơn ở mùa thu và mùa xuân.

Chế độ canh tác: Dinh dưỡng cho cây chè cũng ảnh hưởng đến hàm lượng tannin và polyphenol trong nguyên liệu. Nhìn chung, khi tăng lượng bón phân đạm thì hàm lượng polyphenol trong lá chè giảm và hàm lượng này tăng khi tăng lượng lân và ka li.[17]

Ngoài các yếu tố trên thì hàm lượng polyphenol trong lá chè cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thổ nhưỡng, khí hậu, tuổi cây...[45] Nguyễn Văn Chung và

Trương Hương Lan [2] đã khảo sát hàm lượng polyphenol tổng số trong chè xanh tại Phú Thọ, Thái Nguyên và Lâm Đồng, các tác giả cho biết hàm lượng này đạt trung bình 14,8% CK, 18,5% CK và 18,8% CK tương ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chiết tách hợp chất POLYPHENOLS ứng dụng trong dược mỹ phẩm và thực phẩm từ lá chè xanh được trồng tại xã suối nghệ huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)