Kết quả khảo sát quy trình lưu mẫu và sấy cao chiết lá chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chiết tách hợp chất POLYPHENOLS ứng dụng trong dược mỹ phẩm và thực phẩm từ lá chè xanh được trồng tại xã suối nghệ huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 97 - 101)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.9. Kết quả khảo sát quy trình lưu mẫu và sấy cao chiết lá chè

3.9.1. Ảnh hưởng của hàm lượng polyphenol tổng theo thời gian lưu mẫu

Các hợp chất thiên nhiên có nhược điểm là không bền theo thời gian, vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát thời gian lưu mẫu để kiểm tra xem mẫu có thể bền trong khoảng thời gian nào, sau đây là kết quảthu được:

Bảng 3. 22: Ảnh hưởng của thời gian lưu mẫu đến hàm lượng polyphenol

Ngày 1 2 4 6 8 10 12 14 16 18

PP tổng (%) 19.45 18.55 17.54 17.47 17.16 16.81 16.15 15.42 12.92 12.3

Khối lượng cao 11.01 11.3 11.01 10.68 11.04 10.84 11.1 10.98 10.89 10.81

Hình 3. 23: Biểu đồảnh hưởng của thời gian lưu mẫu đến hàm lượng polyphenol

Từ kết quả cho thấy mẫu cao polyphenol có nồng độ polyphenol tổng giảm nhẹ

từngày 1 đến ngày 8 ( từ 19,45% - 18,55%), giảm mạnh từ ngày 14-16 và thấp nhất ở

ngày thứ 18 (12,3%).

3.9.2. Ảnh hưởng của sấy ở nhiệt độ cao tới hàm lượng polyphenol tổng trong cao

chiết lá chè

Các sản phẩm ứng dụng thực phẩm, dược mỹ phẩm thường được xử lý ở nhiệt

độ, điều đó làm ảnh hưởng tới hàm lượng polyphenol của chế phẩm, vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát các điều kiện nhiệt độ sấy tới chất lượng cao chiết lá chè. Mẫu đối chứng là mẫu không sấy bằng nhiệt độ cao.

Bảng 3. 23: Ảnh hưởng của nhiệt độđến hàm lượng polyphenol

Nhiệt độ Mẫu đối chứng 90 100 110 120

Pp tổng (%) 20,51 19,23 15,69 15,38 1,41

KL cao (g) 0,42 0,40 0,38 0,35 0,18

Hình 3. 24: Biểu đồảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hàm lượng polyphenol

Từ kết quả trên cho thấy nhiệt độ càng cao hàm lượng polyphenol tổng càng giảm, ở nhiệt độ 120 0C hàm lượng polyphenol giảm mạnh còn 1,41% ,vì vậy chúng tôi quyết định sấy thăng hoa cao chiết lá chè nhằm giữ lại các thành phần có lợi cho sức khỏe khác như protein, lipit, gluxit, vitamin, enzyme và hoạt chất sinh học, màu sắc, mùi, vị…v.v

3.9.3. Sấy thăng hoa cao chiết lá chè

Sản phẩm sấy thăng hoa cao chiết lá chè giữđược màu và mùi thơm đặc trưng

của lá chè so với sấy ở nhiệt độ cao.

Hình 3. 25: Bột chiết lá chè sau khi sấy thăng hoa

So sánh hàm lượng polyphenol tổng và tính oxy hóa của bột polyphenol sau khi sấy thăng hoa và cao polyphenol sau khi chiết thu được kết quả sau:

Cao polyphenol Bột sấy thăng hoa

PP tổng (%) 19,45 18,75

Tính oxy hóa 3,025 2,88

Qua bảng kết quả trên ta thấy hàm lượng polyphenol tổng và tính oxy hóa của bột sấy thăng hoa giảm không nhiều so với cao polyphenol (từ 19,45 xuống còn 18,75 và 3,025 xuống còn 2,88) cho thấy tính ổn định của polyphenol trước và sau khi sấy

Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của bột sấy thăng hoa trên 4 loại vi khuẩn

E.coli; B. cereus; S. typhi; P.aeruginosa; S. aureus, kết quảthu được ở bảng sau:

Bảng 3. 24: Hoạt tính kháng khuẩn của bột sấy thăng hoa

STT Đường kính vòng kháng khuẩn Nồng…… D (mm) độ ……… (mg/ml)………

E.coli B. cereus S. typhi S. aureus

1 Dịch chè 800 7,0 8,0 7,0 7,0 2 Dịch chè 400 6,0 7,0 6,5 6,5 3 Dịch chè 200 5,0 6,0 6,0 6,0 4 Dịch chè 100 3,0 4,0 6,0 5,0 5 Chloramphenicol 11,0 12 13,0 14,0 6 Tetracycline 7,3 8,0 6,0 8,0

Hình 3. 27: Khảnăng kháng 4 chủng vi khuẩn của Bột sấy thăng hoa Chú thích: 1: 800 mg/ml 2: 400 mg/ml 3: 200 mg/ml 4: 100 mg/ml 5: chứng (+) tetracyline 6: chứng (+) Ampicyline7: chứng (-) DMSO 5%

Kết quả thu được cao polyphenol sau khi sấy thăng hoa vẫn có khảnăng kháng

khuẩn cao so với trước khi sấy thăng hoa dù giảm nồng độ xuống còn 100 mg/ml cho thấy quá trình sấy thăng hoa không làm ảnh hưởng đến khảnăng kháng khuẩn của cao polyphenol trong lá chè.

Từđó ta rút ra kết luận sau: Cao polyphenol sau khi sấy thăng hoa hàm lượng polyphenol tổng, tính oxy hóa và khả năng kháng khuẩn ổn định cho thấy phương

pháp sấy thăng hoa nhằm bảo quản polyphenol có tính khả thi cao, có thể áp dụng trong thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chiết tách hợp chất POLYPHENOLS ứng dụng trong dược mỹ phẩm và thực phẩm từ lá chè xanh được trồng tại xã suối nghệ huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)