Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ dung môi là một trong các yếu tố quan trọng nhất trong việc chiết tách polyphenol thực vật. Việc lựa chọn dung môi có thể ảnh hưởng đến cả loại và hàm lượng các hợp chất phenol chiết tách được [46] [51]. Độ
hòa tan của các hợp chất phenol chịu ảnh hưởng lớn bởi độ phân cực của dung môi sử
dụng. Nghiên cứu vấn đềnày chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.4.
Bảng 3. 4: Ảnh hưởng của nồng độdung môi đến hàm lượng polyphenol tổng
Nồng độ (%) 50 55 60 65 70 75 80 96
PP tổng (%) 16,09 16,45 17,01 18,55 19,67 19,28 13,29 12,76
KL cao (g) 0,41 0,42 0,43 0,42 0,43 0,41 0,40 0,40
Hình 3. 5: Biểu đồảnh hưởng của nồng độ tới hàm lượng polyphenol tổng
y = 0.0118x + 0.0403 R² = 0.9973 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 10 20 30 40 50 60 Mật đ ộ q uan g Nông độ C (𝜇g/ml)
Chúng tôi nhận thấy rằng, hàm lượng polyphenol tổng tăng từ 16,09% đến 18,55% khi nồng độ dung môi từ 50 - 60% và ổn định ở nồng độ dung môi 65 - 75%,
sau đó giảm mạnh ở 80 - 96% còn 12,76%, điều đó cho thấy nồng độ dung môi có ảnh
hưởng lớn đến hiệu suất chiết polyphenol chè nhưng không ảnh hưởng nhiều tới khối
lượng cao thu được (Khối lượng cao thu được lớn nhất là 0,43 (g) và thấp nhất là 0,4 (g)).
Điều này có thể giải thích là do độ hòa tan của các hợp chất phenol chịu ảnh hưởng lớn bởi độ phân cực của dung môi sử dụng. Do quá trình chiết hướng tới nhiều loại hợp chất khác nhau cùng tồn tại trong llas chè nên sử dụng hỗn hợp các loại dung môi
để tạo ra một dung dịch có độ phân cực trung bình. Trong chiết tách các hợp chất
phenolic chè, dung môi thường được sử dụng là methanol, ethanol, acetone, diethyl ether và ethyl acetate. Các acid có độ phân cực cao (benzoic, cinnamic acid) có thể được chiết với hỗn hợp của alcohol –nước hoặc acetone – nước. Các hợp chất phenol
ở dạng glycoside (tan nhiều trong nước) được tách bởi hỗn hợp nước với methanol, ethanol hoặc acetone.
Vậy ở đây chúng tôi lựa chọn Etanol ở nồng độ 70%, hàm lượng polyphenol tổng là 19,67% cho các nghiên cứu tiếp theo.