Các xã căn cứ vào khối lượng công việc, số lượng cán bộ đang làm việc tại UBND xã để xác định nhu cầu về cán bộ công chức cấp xã của mình và kiến nghị với phòng nội vụ huyện. Từ đó huyện tiến hành tổng hợp và tiến hành gửi sở nội vụ làm văn bản gửi UBND tỉnh, UBND tỉnh sẽ tiến hành phê duyệt hình thức lựa chọn thông qua việc phê duyệt kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã của UBND huyện trình.
UBND huyện sẽ căn cứ vào số lượng người đăng ký dự tuyển theo quy định và chủ tịch UBND huyện sẽ quyết định việc thành lập hội đồng tuyển dụng công chức xã và các ban giúp việc cho Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã để thực hiện việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển đặc cách công chức cấp xã.
Trong những năm qua, việc tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện thực hiện tương đối tốt: thông tin tuyển dụng đã được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thành – truyền hình, trang thông tin điện tử của UBND huyện, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của UBND huyện và cấp xã nơi tuyển dụng công chức về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng và chức danh công chức cần tuyển…. Trên thực tế, cán bộ công chức xã là những người thường xuyên tiếp xúc với người dân, người dân cũng thường xuyên lên UBND xã để làm việc. Chính vì vậy, đây là kênh thông tin quan trọng gửi đến các ứng viên đạt tiêu chuẩn để có thể tìm hiểu. Dựa trên các thông tin đó, các ứng viên có thể vào trang Web của UBND huyện để tìm hiểu thông tin hoặc tìm hiểu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để rõ được quy trình, quy định về hồ sơ, phương thức tuyển chọn.
Bảng 3.7: Đánh giá về tuyển dụng
Đơn vị: Điểm
Thang đo Điểm Độ lệch
chuẩn Đánh giá
Thông tin tuyển dụng được công bố rộng rãi
bằng nhiều kênh thông tin 3,7 1,02 Đồng ý
Các cán bộ được tuyển dụng có khả năng
phù hợp với vị trí yêu cầu 3,8 0,98 Đồng ý
Trình tự tuyển dụng đảm bảo tính công bằng,
minh bạch 3,6 0,97 Đồng ý
Chuyên môn phù hợp với vị trí công việc
hiện tại 3,6 0,98 Đồng ý
Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả
Chất lượng và hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào con người. Chính vì vậy, hoạt động tuyển dụng là rất quan trọng: lựa chọn những người có đủ phẩm chất, chuyên môn để có thể giải quyết tốt các công việc được giao. Với đặc thù là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, cán bộ xã là người trực tiếp gặp gỡ cũng như thực hiện các giao dịch công việc với người dân. Do vậy, khi tuyển dụng cũng cần có những đặc điểm đặc thù của địa phương như: khuyến khích người địa phương, khuyến khích người dân tộc…. Để làm được điều này thì quá trình công bố tuyển dụng cần được công bố rộng rãi để nhiều người biết đến. Với chỉ tiêu “Thông tin tuyển dụng được công bố rộng rãi bằng nhiều kênh thông tin” đạt điểm số là 3,7 điểm. Thêm vào đó, khi tổ chức thi tuyển, các tiêu chí và tiêu chuẩn cho từng vị trí đều được ghi rõ để các ứng viên căn cứ vào đó để dự thi, nên với tiêu chí “Chuyên môn phù hợp với vị trí công việc hiện tại” đạt 3,6 điểm. Điểm số này không cao vì điều kiện đi lại khó khăn, khối lượng công việc nhiều… nên cũng có ít người sẵn sàng tham gia thi tuyển.
3.3.3. Đào tạo cán bộ công chức cấp xã
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
trong toàn huyện đã và đang được Huyện ủy và UBND huyện đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện (2015 - 2020) nhấn mạnh tập trung chỉ đạo, đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng làm cho cán bộ nhất quán quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; nhất là giáo dục nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 – 2020; đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên phù hợp với đặc điểm tình hình của huyện nhằm đảm bảo quy định và tăng cường.
Bảng 3.8: Tình hình đào tạo lý luận chính trị
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
So sánh (%)
BQ
Đào tạo Trung cấp 59 54 48 91,52 88,88 90,20
Bồi dưỡng (gồm sơ cấp) 69 46 52 66,66 113,04 89,85
Cao cấp 10 12 14 120,00 116,66 118,33
Nguồn: Phòng Nội vụ - UBND huyện Bảo Yên và tính toán của tác giả
Trong thời kỳ đổi mới, các công chức cũng cần có lập trường chính trị vững vàng, không bị cám dỗ bởi các thế lực thù địch. Bảo Yên là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, ở đây có trên 85% là dân tộc thiểu số nên nhận thức có hạn, đây là đối tượng dễ bị lôi cuốn cũng như dễ bị kích động…. Chính vì vậy, đội ngũ công chức xã trước hết phải là các cán bộ gương mẫu chấp hành các chủ trương chính sách của Đàng. Thêm vào đó, với lập trường và tư tưởng vững vàng thì cán bộ công chức mới có thể hoàn thành được các nhiệm vụ được giao: có nhiều sáng kiến trong công việc, không vì lợi ích cá nhân mà làm những việc sai trái… từ đó dần dần hình thành tư tưởng vượt qua những lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Với các vụ trí khác nhau mà các cán bộ được cử đi học để nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức. Với các đối tượng được cử đi học các lớp trung
kế cận để làm lãnh đạo của địa phương. Đối với các đối tượng được cử đi học các lớp cử nhân và cao cấp chính trị, đó là các đối tượng nguồn để có thể hướng đến các vị trí lãnh đạo cấp cao được quy hoạch về vị trí trưởng hoặc phó phòng của huyện.
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ của huyện Bảo Yên cho các đối tượng là công chức cấp xã đã đạt hiệu quả với chủ trương cập nhật những thông tin, tri thức mới, thiết thực, cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng học viên. Dựa trên nội dung, chương trình đã được Bộ Nội vụ và các ngành liên quan phê duyệt, các chuyên đề đã hướng vào các nội dung là kiến thức về pháp luật chuyên ngành và kiến thức về chuyên môn trong lĩnh vực hành chính nhà nước góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước, chất lượng nguồn nhân lực cho công chức các xã, thị trấn.
Bảng 3.9: Tình hình đào tạo cán bộ, công chức cấp xã
Đơn vị: người
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
So sánh (%)
BQ
Đào tạo dài hạn 35 28 30 80 107,14 93,57
Đào tạo ngắn hạn
Các lớp bồi dưỡng 163 173 182 106,13 105,20 105,66
Tập huấn 124 109 143 87,90 131,19 109,54
Hình thức khác 163 173 147 106,13 84,97 95,55
Nguồn: Phòng Nội vụ - UBND huyện Bảo Yên và tính toán của tác giả
Các chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nhằm trang bị, cập nhật và nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn đã được đào tạo trước đây; mặt khác trang bị những kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Đây là một nội dung quan trọng, bởi hiện nay đội ngũ CBCC cấp xã của huyện đang yếu về khả năng tổ chức và thực hiện công việc. Nội dung, chương trình bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho CBCC cấp xã cũng được quan tâm,
đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và công tác xây dựng đội ngũ CBCC. Huyện chủ trì mở các lớp: lớp Cao đẳng nông nghiệp tại chức; lớp Trung cấp kinh tế nông nghiệp tại chức; các lớp nghiệp vụ về công tác thanh niên, công tác mặt trận tổ quốc, công tác Hội phụ nữ, công tác Hội cựu chiến binh, công tác Hội nông dân, công tác công đoàn; lớp kỹ năng công tác cải cách hành chính và cử Chủ tịch HĐND và UBND các xã đi đào tạo bồi dưỡng các lớp do huyện mở.
Với đặc thù là huyện vùng cao, cán bộ cấp xã là các cán bộ thực hiện trực tiếp các công việc với dân, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn thấp. Chính vì vậy mà việc đào tạo nâng cao trình độ là cấp bách và cần thiết hiện nay. Đa phần đối với cán bộ được cử đi học dài hạn thuộc các lớp đại học để chuẩn hóa bằng cấp của mình. Đã có nhiều cán bộ công chức sau khi đã có bằng Đại học đã tự đi học các lớp Thạc sĩ để nâng cao hơn nữa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước.
Đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn thường được tổ chức tại huyện và trên tỉnh. Đây chủ yếu là phó hoặc trưởng các đoàn thể về các kiến thức chuyên môn và kiến thức quản lý nhà nước và bồi dưỡng chức danh công chức xã. Thông qua các lớp đào tạo này, trình độ cán bộ công chức đã được thay đổi đánh kể. Bên cạnh những mặt tích cực có những mặt tồn tại như: Hiện nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã lớn nhưng tiến độ, kế hoạch mở lớp và xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng còn chậm. Một số cơ quan, đơn vị và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự quan tâm đến công tác chỉ đạo, phối hợp thiếu đồng bộ trong việc quản lý, tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng.
Việc bồi dưỡng theo chức danh chuyên môn và các kiến thức bổ trợ như ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số…chưa thực sự trở thành nhu cầu thường xuyên của cán bộ, công chức cấp xã. Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh chưa được đầu tư đúng mức, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đa phần quy mô còn nhỏ, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị còn thiếu so với quy định. Nội dung chương trình, tài liệu phục vụ giảng dạy còn nặng lý thuyết, thiếu tính trang bị kỹ năng và những vấn đề thực tiễn địa. Công tác tác đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã còn gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí. Thêm vào đó, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều bất cập so với yêu cầu
nhiệm vụ, đặc biệt là ở các xã vùng II, vùng III. Thời gian bồi dưỡng theo chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của Trung ương cho từng chức danh khá dài, nếu thực hiện đúng theo thời lượng quy định sẽ khó khăn cho cán bộ, công chức sắp xếp thời gian, công việc để tham gia học tập. Do hạn chế về nguồn lực nên không thể mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa trình độ cho cán bộ, công chức xã
Bảng 3.10: Đánh giá về đào tạo
Đơn vị: Điểm
Thang đo Điểm Độ lệch
chuẩn Đánh giá
Lãnh đạo luôn tạo điều kiện cho các cán bộ, công
chức được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 3,8 0,98 Đồng ý
UBND luôn quan tâm đến đào tạo lý luận chính trị
của đội ngũ cán bộ, công chức 3,7 0,97 Đồng ý
Hoạt động đào tạo mang lại kiến thức phù hợp với công việc và định hướng phát triển nghề nghiệp của cán bộ, công chức
3,6 0,96 Đồng ý
Hoạt động đào tạo giúp công chức làm việc hiệu quả
hơn với những kiến thức thu nhận được 3,6 1,02 Đồng ý
Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả
Hoạt động đào tạo là một trong những hoạt động thường xuyên của các cán bộ công chức xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay khi mà công nghệ thông tin phát triển, đời sống người dân cũng dần thay đổi. Thay vì xử lý các công việc thủ công thì việc xử lý công việc được áp dụng nhiều công nghệ như: hệ thống văn bản được triển khai qua mạng, xử lý hồ sơ điện tử…. Với đặc thù là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, Bảo Yên cũng đã và đang triển khai nhiều lớp tập huấn, đào tạo ngắn ngày và thậm chí dài ngày tại huyện hoặc tỉnh cho cán bộ công chức xã được nâng cao trình độ. Do vậy, với chỉ tiêu “Hoạt động đào tạo giúp công chức làm việc hiệu quả hơn với những kiến thức thu nhận được” cũng đạt mức điểm số là 3,6 điểm. Tuy mức điểm số này chưa thực cao nhưng đã phần nào thể hiện
được quyết tâm thay đổi của cán bộ công chức xã. Cũng do đặc thù địa bàn xa xôi, đi làm khó khăn, thêm vào đó là khối lượng công việc tại địa phương lớn nhưng cán bộ xã vẫn phải sắp xếp công việc để đảm bảo việc học tập và nâng cao trình độ. Bên cạnh đó là sự ủng hộ của lãnh đạo của UBND xã trong việc tạo điều kiện cho cán bộ đi học. Vì vậy, chỉ tiêu “Lãnh đạo luôn tạo điều kiện cho các công chức được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ” đạt điểm số là 3,8 điểm.
3.3.4. Sắp xếp và bố trí cán bộ, công chức xã
Việc bố trí, phân công công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Bảo Yên hầu hết được bố trí đúng ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo trước khi được tuyển dụng, hoặc đội ngũ công chức đó tự hoàn thiện kiến thức chuyên môn trong quá trình làm việc để phù hợp với lĩnh vực được giao.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại việc đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn chưa phù hợp với vị trí công tác và yêu cầu thực tiễn của công việc nên hiệu quả công việc chưa cao. Vì vậy, để đảm bảo phù hợp với công việc, ngoài nỗ lực học hỏi tự nâng cao trình độ của công chức, cần thiết phải có kế hoạch đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn cho đội ngũ công chức cấp xã, từ đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc. Xác định được đây là vấn đề quan trọng, trong công tác phân công, bố trí đội ngũ công chức, chính quyền địa phương đã thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.
Hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đều được bố trí, sắp xếp theo đúng ngành nghề đào tạo, nhờ vậy hiệu quả công việc được nâng cao. Trong quá trình sử dụng đội ngũ công chức, chính quyền cấp xã đã linh động dựa vào sở trường của từng đội ngũ công chức để sắp xếp công việc nhằm phát huy một cách tốt nhất sở trường đó Đưa ra nhiều chủ trương, biện pháp để bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với con người, công việc áp sát thực tế và chính sách phát triển của địa phương.
Bảng 3.11: Bố trí, sắp xếp việc làm cho cán bộ, công chức cấp xã Đơn vị: Người Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) BQ Cán bộ
Bí thư và phó bí thư Đảng ủy 35 36 36 102,85 100 101,42
Chủ tịch và phó chủ tịch HĐND 35 36 36 102,85 100 101,42 Chủ tịch và phó chủ tịch UBND 36 36 36 100 100 100 Chủ tịch ủy ban MTTQ 18 18 18 100 100 100 Bí thư đoàn TN 18 18 18 100 100 100 Chủ tịch hội Phụ nữ 18 18 18 100 100 100
Chủ tịch hội Nông dân 18 18 18 100 100 100
Chủ tịch hội CCB 18 18 18 100 100 100