Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 31 - 32)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn

bàn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Hiện nay, trên địa bàn toàn hiện, số lượng CBCC cấp xã theo quy định là 392 người Trong đó cán bộ 47,4%, nữ chiếm 20,4%, dân tộc thiểu số chiếm 29,2%. Về trình độ học vấn, THPT chiếm người 99,1%, THCS chiếm 0,9%).. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sau đại học chiếm 2,3%, đại học chiếm 65,7%, cao đẳng chiếm 1,1%), trung cấp chiếm 25,8%; sơ cấp: chiếm 0,9%, chưa qua đào tạo chiếm 4,1%. Trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp chiếm 5,7%, trung cấp là 87,7% , sơ cấp là 4,5% và chưa qua đào tạo là 2,1%.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện, huyện đã thực hiện một số biện pháp như sau:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là

cấp ủy các cấp về vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. Đặc biệt, người đứng đầu phải nhận thức đầy

đủ về vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ CBCC cấp xã trong việc triển khai, hướng dẫn và vận động nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết của Đảng đề ra.

Hai là, tuyển chọn, bổ nhiệm, bố trí cán bộ công khai, minh bạch, đúng tiêu

chuẩn, quy trình và có cơ cấu hợp lý, đạt các tiêu chí về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án đào tạo, tuyển chọn, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn của tỉnh.

Ba là, nâng cao tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính

trị đối với đội ngũ CBCC cấp xã. Phấn đấu đến năm 2025, CBCC cấp xã thuộc các huyện đồng bằng có trình độ đào tạo từ đại học trở lên; các huyện miền núi, hải đảo có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên; cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên...

Bốn là, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực, trình độ cho đội ngũ

CBCC cấp xã. Xây dựng chương trình của tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng CBCC và học tập ngoại ngữ; gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và đẩy mạnh thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị để rèn luyện qua thực tiễn ở các lĩnh vực, địa bàn khác nhau.

Năm là, làm tốt công tác đánh giá, phê chuẩn, bầu mới, luân chuyển cán bộ,

có trình độ, năng lực về cơ sở. Tăng cường công tác cán bộ cho chính quyền cơ sở, thực hiện việc luân chuyển cán bộ cấp huyện có năng lực về xã, nhất là đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Sáu là, thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật.

Việc đánh giá CBCC phải đảm bảo nội dung, quy trình theo quy định, công khai, dân chủ, minh bạch, các tiêu chí đánh giá phải cụ thể, rõ ràng đối với từng chức danh cán bộ. Xử lý nghiêm CBCC có vi phạm, có biểu hiện sa sút về phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 31 - 32)