Tình hình khiếu nại, tố cáo về thực hiện nhiệm vụ của CBCC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 70 - 103)

Nguồn: Phòng Thanh tra – UBND huyện Bảo Yên

Bằng những lỗ lực bản thân của chính cán bộ, công chức cấp xã đó là hoàn thiện ngày càng tốt hơn trong việc được giao. Thì người dân khiếu nại, tố cáo cũng là một trong những kênh thông tin quan trọng để xem xét và đánh giá chính cán bộ công chức đó. Khi người dân phát hiện những hành vi vi phạm, những thái độ cư xử và phương pháp làm việc không được tốt. Người dân sẵn sàng tố cáo cũng như báo cáo cấp trên xem xét đánh giá.

Qua số liệu trên có thể thấy đơn thư tố cáo khiếu nại về việc thực hiện nhiệm vụ chức năng của các bộ công chức không nhiều so với một địa bàn rất rộng cũng như số lượng các xã, thị trấn là tương đối đông như Bảo Yên. Đối với phía lãnh đạo địa phương cũng căn cứ vào các đơn thư này để có những góc nhìn đa chiều về cán bộ, công chức cấp xã để có những đánh giá chuẩn xác hơn về những đối tượng này.

Bảng 3.21: Đánh giá về hoạt động đánh giá cán bộ, công chức cấp xã

Đơn vị: Điểm

Thang đo Điểm Độ lệch chuẩn Đánh giá

Hoạt động đánh giá thường xuyên và liên tục 3,7 1,02 Đồng ý

Phương pháp đánh giá linh hoạt 3,8 0,98 Đồng ý

Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá rõ ràng, dễ hiểu 3,8 0,97 Đồng ý

Đánh giá công khai, minh bạch 3,7 0,98 Đồng ý

Kết quả đánh giá phản ánh đúng đóng góp

của công chức đối với cơ quan 3,5 1,01 Đồng ý

Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả

Đánh giá công chức là việc làm thường xuyên để đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc. Cũng thông qua hoạt động đánh giá, các lãnh đạo sẽ ghi nhận những đóng góp cả công sức và tinh thần của cán bộ công chức đối với công việc được giao. Bên cạnh đó, việc đánh giá cũng cần phải có những phương pháp nhất định vừa đảm bảo việc đánh giá không gây áp lực đối với công chức nhưng nó cũng là tiêu chuẩn để tiến hành phân loại cán bộ. Do vậy, với tiêu chí “Kết quả đánh giá phản ánh đúng đóng góp của công chức đối với cơ quan” đạt mức điểm là 3,5 điểm vì: cán bộ xã thường là giao tiếp trực tiếp với người dân, những người thường có trình độ không cao và đa dạng lứa tuổi nên nhiều khi cán bộ xã đã giải thích, hướng dẫn…. nhưng người dân không hiểu, không làm theo. Trong nhiều trường hợp cán bộ xã đến tận nhà để hướng dẫn, công sức vất vả nhưng chưa thực sự được ghi nhận rõ ràng. Bên cạnh đó, việc đánh giá thường được công khai minh bạch nên với tiêu chí “Đánh giá công khai, minh bạch” đạt mức điểm số là 3,7 điểm vì hằng năm UBND xã thường xuyên có những buổi tổ chức đánh giá phân loại công chức. Tại các buổi này, các ý kiến đóng góp được công khai, hướng dẫn và nhận xét minh bạch để cán bộ biết và có những sửa chữa kịp thời.

3.3.9. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ công chức cấp xã cấp xã

dưới, nhất là chính quyền cấp xã. Chấn chỉnh phong cách làm việc, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền xã, thị trấn. Tập trung củng cố chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, đảm bảo đầy đủ chế độ, chính sách để công chức cấp xã yên tâm công tác có hiệu quả. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ công chức.

Bảng 3.22: Tình hình thanh tra, kiểm tra

Đơn vị: Đợt Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) BQ Thanh tra 5 4 6 80 150 115 Kiểm tra Thường xuyên 4 3 5 75 166,66 120,83 Đột xuất 7 8 6 114,28 75,00 94,64

Nguồn: Phòng thanh tra – UBND huyện Bảo Yên và tính toán của tác giả

Hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của các các bộ, công chức cấp xã được tiến hành thường xuyên để đảm bảo các cán bộ, công chức luôn thực hiện đúng nhiệm vụ của mình theo các quy định của nhà nước. Đối với các hoạt động thanh tra chủ yếu tập trung vào mảng hoạt động chi tiêu của các cán bộ, công chức cho các hoạt động. Ngoài ra, cán bộ thanh tra cũng tiến hành thanh tra các nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã.

Bảo Yên là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai nơi có nhiều khó khăn cả về vật chất cũng như điều kiện để nâng cao về trình độ chuyên môn cho các cán bộ công chức xã. Chính vì vậy, cũng có nhiều cán bộ, công chức chưa thể nắm bắt hết các quy định của pháp luật về lĩnh vực chuyên môn của mình. Thông qua việc kiểm tra, các cán bộ cũng đã phát hiện ra nhiều trường hợp sai phạm. Cán bộ đã tiến hành nhắc nhở và hướng dẫn cho các cán bộ, công chức thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra các cán bộ cũng đã linh hoạt sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ của mình mà không ảnh hưởng nhiều

đến công việc của các cán bộ, công chức. Với các vi phạm nhỏ, ít ảnh thì các cán bộ thanh tra, kiểm tra nhắc nhở nhưng với vi phạm lớn thì cương quyết xử lý theo quy định của pháp luật.

Bảng 3.23: Các hình thức xử lý sau thanh tra, kiểm tra

Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) BQ Khiển trách 6 8 5 133,33 62,50 97,91 Cảnh cáo 3 2 2 66,66 100,00 83,33 Hạ bậc lương 3 2 2 66,66 100 83,33

Buộc thôi việc 0 0 0 - - -

Giáng chức 0 0 0 - - -

Cách chức 0 0 0 - - -

Nguồn: Phòng thanh tra huyện Bảo Yên và tính toán của tác giả

Thông qua kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra cho thấy tỷ lệ vi phạm của các cán bộ, công chức trên địa bàn. Thông qua các đơn tố cáo và phản ánh của người dân các cán bộ thanh tra, kiểm tra sẽ tiến hành tập trung vào các vấn đề đó. Hiện này, thông qua thanh tra, kiểm tra cũng đã phát hiện nhiều trường hợp có thái độ không tốt như sách nhiễu, hạch sách về các thủ tục hành chính, thậm chí có nhiều cán bộ hướng dẫn người dân làm sai quy trình thủ tục của nhà nước…tập trung tại các lĩnh vực như nông nghiệp, xây dựng, địa chính, tài chính….

Một số vi phạm như vi phạm trong quản lý địa chính: cấp sai hộ, cấp không đúng diện tích… đã bị phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Đối với các khoản chi về tài chính một số vi phạm điển hình như: một số khoản chi tiếp khách quá nhiều, các khoản chi không có hóa đơn… Đối với cán bộ phụ trách nông nghiệp bị phát hiện sai phạm đó là: chi không đúng chủ trương chính sách nhà nước như: hỗ trợ phân bón, hỗ trợ giống… đã có nhiều trường hợp phát hiện hỗ trợ người dân không đúng sản phẩm, chất lượng thấp… dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của người dân đối với cơ quan nhà nước nên các trường hợp này đã bị cảnh cáo và hạ bậc lương.

Bảng 3.24: Đánh giá về hoạt động thanh tra, kiểm tra

Đơn vị: Điểm

Thang đo Điểm Độ lệch

chuẩn Đánh giá

Hoạt động thanh tra, kiểm tra diễn ra

thường xuyên 3,7 0,98 Đồng ý

Các kết quả sau thanh tra kiểm tra được

công khai 3,6 0,97 Đồng ý

Cán bộ thanh tra, kiểm tra không gây phiền

hà, áp lực, đúng quy trình 3,8 1,02 Đồng ý

Kết quả thanh tra, kiểm tra có sự đồng

thuận cao 3,7 1,02 Đồng ý

Trình độ cán bộ thanh tra, kiểm tra cao và

có những hướng dẫn cụ thể 3,8 0,98 Đồng ý

Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả

Thanh tra, kiểm tra là hoạt động thường xuyên nhưng bên cạnh đó hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng là hoạt động nhạy cảm nên hoạt động này cần có những cán bộ có tố chất đạo đức và không vì lợi ích cá nhân. Đối với nhóm chỉ tiêu này, điểm đánh giá tương đối cao, với chỉ tiêu “Trình độ cán bộ thanh tra, kiểm tra cao và có những hướng dẫn cụ thể” đạt điểm số là 3,8 điểm. Điều này cho thấy, quá trình thanh tra, kiểm tra các cơ quan chức năng đã phối hợp rất tốt đối với các UBND, các lĩnh vực được thanh tra kiểm tra, các cán bộ cũng đã chỉ ra những cái được và chưa được trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức cấp xã. Chỉ tiêu “Các kết quả sau thanh tra kiểm tra được công khai” đạt mức điểm thấp nhất là 3,6 điểm vì: trên thực tế, kết quả thanh tra, kiểm tra ít được công khai cho người dân biết mà chỉ thông báo cho lãnh đạo huyện và lãnh đạo UBND xã biết. Trong nhiều trường hợp, các lãnh đạo không muốn công khai kết quả vì sợ ảnh hưởng đến uy tín cũng như độ tín nhiệm của người dân đối với lãnh đạo cấp xã. Đối với chỉ tiêu “Kết quả thanh tra, kiểm tra có sự đồng thuận cao” đạt mức điểm số là 3,7 điểm. Điều này cũng cho thấy, các bộ phận và đơn vị thanh tra kiểm tra đã nghe hướng dẫn và nhận thấy được các sai phạm của mình. Trình độ của cán bộ thanh tra, kiểm tra tốt: vừa hướng dẫn cụ thể, vừa chỉ được những khoản sai thích đáng.

3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Bảo Yên xã trên địa bàn huyện Bảo Yên

3.4.1. Các nhân tố khách quan

3.4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng cao chất lượng của cán bộ công chức cấp xã vì: khả năng tiếp cận kiến thức xã hội, điều kiện đi lại để học tập nâng cao trình độ cũng như trình độ xuất phát điểm của các cán bộ này.

Bảng 3.25: Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương

Đơn vị: Điểm

Chỉ tiêu Điểm Độ lệch

chuẩn Đánh giá

Điều kiện tự nhiên khó khăn nên cán bộ xã rất

vất vả trong thực hiện nhiệm vụ 3,9 0,95 Đồng ý

Trình độ người dân không cao nên cần mất

nhiều thời gian để giải thích hướng dẫn 4,0 0,97 Đồng ý Khoảng cách đến các trung tâm xa, khó khăn

cho CBCC học tập nâng cao trình độ 4,0 0,98 Đồng ý

Xuất phát điểm của CBCC xã thường thấp, chủ

yếu là người địa phương 4,1 0,94 Đồng ý

Nhiều chính sách cập nhật chậm vì triển khai

và hướng dẫn chậm 4,2 0,96 Đồng ý

Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng còn nhiều khó khăn. Đây cũng là một trong những trở ngại lớn đối với việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã: vd đường đi lại khó khăn nhiều chỗ không có sóng điện thoại, hoặc loa phát thanh của thôn không đến nơi nên cán bộ, công chức rất vất vả thực hiện nhiệm vụ. Thêm vào đó, tình trạng mưa lũ vào mùa hè, thời tiết lạnh vào mùa đông cũng như đường đi lại khó khăn cũng là một trong những trở ngại rất lớn đối với các cán bộ,

tiêu “Khoảng cách đến các trung tâm xa, khó khăn cho CBCC học tập nâng cao trình độ” đạt mức điểm là 4,0. Ngoài ra các cán bộ, công chức là người địa phương nên việc học tập cũng gặp nhiều khăn do: hoàn cảnh gia đình, đi lại vất vả… nền tỷ lệ lớn các cán bộ công chức xuất phát là cán bộ tại các thôn xóm được bầu làm cán bộ cấp xã. Đối với công chức cũng chủ yếu xuất phát là học trung cấp nên việc tiếp cận công nghệ như máy tính, mạng… cũng là trở ngại và cần phải có những thay đổi kịp thời.

3.4.1.2. Cơ chế chính sách

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế vùng nông thôn đặc biệt là vùng kinh tế có nhiều khó khăn dựa trên 2 chương trình mục tiêu quốc gia là Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy, để có thể đáp ứng tốt về năng lực làm việc thì công chức xã cũng phải học tập và tuân thủ rất nhiều cơ chế chính sách như: đòi hỏi về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đòi hỏi về trình độ nghiệp vụ lý luận chính trị….

Cán bộ, công chức xã là người thường xuyên tiếp xúc với người dân, huyện Bảo Yên với đa phần là dân tộc thiểu số nên công chức xã không chỉ cần nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn của mình, cần có những kỹ năng khác như: biết tiếng dân tộc, kỹ năng giao tiếp và giải thích… để người dân làm theo.

Bảng 3.26: Đánh giá của công chức về cơ chế chính sách

Đơn vị: điểm

Chỉ tiêu

Điểm Độ lệch

chuẩn Đánh giá

Rất nhiều văn bản cần thường xuyên cập nhật 3,6 0,97 Đồng ý Có nhiều chính sách khuyến khích cán bộ công chức

nâng cao chất lượng 3,5 0,96 Đồng ý

Chính sách khen thưởng, đánh giá, phân công rõ ràng 3,6 0,94 Đồng ý

Cơ chế làm việc đang dần hoàn thiện 3,5 1,01 Đồng ý

Sự phối hợp liên ngành, tạo điều kiện học tập ngày

càng chặt chẽ 3,5 0,97 Đồng ý

Để có thể nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã thì cần phải thay đổi từ trong ý thức, trong quan điểm và nhận thức của chính cán bộ, công chức xã. Khi đã thay đổi rồi thì những con người đó sẽ có tính tự giác trong việc hoàn thiện bản thân, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công việc được giao. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách tốt sẽ tạo được động lực giúp cán bộ, công chức nâng cao chất lượng. Hiện nay với chỉ tiêu “Có nhiều chính sách khuyến khích cán bộ công chức nâng cao chất lượng” chỉ đạt điểm số là 3,5 điểm vì: để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, các các cán bộ và công chức đều có ý thức tự bản thân phải học tập, tư dưỡng đạo đức về chính trị lối sống để hoàn thiện hơn. Có nhiều khó học các cán bộ, công chức phải tự bỏ tiền túi để học mà có ít sự hỗ trợ từ xã hoặc huyện do NSNN chi cho việc này có ít. Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ chuyên môn thì có các lớp tập huấn, các lớp đào tạo ngắn hạn nhưng cần có sự phối hợp giữa UBND huyện với các đơn vị khác như các trường Đại học… thì chưa được tốt. Vì vậy chỉ tiêu “Sự phối hợp liên ngành, tạo điều kiện học tập ngày càng chặt chẽ” chỉ đạt mức điểm là 3,5 điểm. Như này cán bộ, công chức ít có cơ hội để trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực.

3.4.2. Các nhân tố chủ quan

3.4.2.1. Nhận thức của cán bộ, công chức

Để có thể nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã nó có nhiều yếu tố tác động đến. Các yếu tác động từ bên ngoài vào chủ thể, các yếu tố tác động từ bên trong chủ thể nhưng trên hết đó là sự quyết tâm thay đổi mà có thể vượt được lên trên hoàn cảnh đó chính là nhận thức của cán bộ, công chức về việc nâng cao chất lượng của bản thân mình.

Bảng 3.27: Đánh giá về nhận thức của cán bộ, công chức Đơn vị: Điểm Đơn vị: Điểm Chỉ tiêu Điểm Độ lệch chuẩn Đánh giá Cán bộ, Công chức có nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mình 3,7 0,97 Đồng ý

Luôn cố gắng hoàn thiện công việc được giao 3,8 0,96 Đồng ý Tự giác học tập, trao đổi kinh nghiệm và tham gia

các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn 3,6 1,01 Đồng ý Luôn có ý thức và trách nhiệm với công việc, phấn

đấu hoàn thiện bản thân trong môi trường làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 70 - 103)