Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 27 - 29)

5. Bố cục của luận văn

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp

Hoạt động thanh tra, kiểm tra là hoạt động thường xuyên đối với các cơ quan đơn vị. Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn những hành vi gây thiệt hại cho cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó cũng phát hiện các sai phạm trong quá trình làm việc của cán bộ, công chức cấp xã (nếu có), từ đó, xử lý những đối tượng liên quan. Đối với những hành vi ít có tính chất nghiệm trọng, mức độ ảnh hưởng ít thì có thể căn cứ vào đó để đưa ra các hình thức xử lý phù hợp. Thêm vào đó, với những hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ quan, đơn vị thì cần đưa ra các hình thức xử lý thích đáng nhằm ngăn chặn các hành động có ý tiếp theo. Ngoài ra, trong quá trình thanh tra, kiểm tra cán bộ chuyên môn có thể giải thích, hướng dẫn để cơ quan, đơn vị thực hiện đúng với các quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức cấp xã.

Hoạt động thanh tra có thể thanh tra đột xuất hoặc thanh tra định kỳ, do số lượng các cơ quan đơn vị nhiều, nhiều lĩnh vực cần thanh tra kiểm tra nên cần lựa chọn hình thức cũng như nội dung thanh tra kiểm tra phù hợp. Đưa ra được bản kết luận vừa có tính răn đe đối với những cá nhân có ý định vi phạm nhưng cũng cần có sự đồng thuận cao trong kết luận của thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan đơn vị.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cấp xã

1.1.4.1. Các nhân tố khách quan

- Điều kiện kinh tế xã hội địa phương

Trong nền kinh tế thị trường, khi kinh tế - xã hội càng ngày càng phát triển thì yêu cầu đối với đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức cấp xã nói riêng lại càng cao. Người công chức phải thường xuyên trau dồi, học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, hiệu quả công việc. Nếu như trước đây, công chức và đặc biệt là công chức cấp xã chỉ cần hiểu biết về chuyên môn, phạm vi công việc hạn hẹp (trọng địa bàn xã, huyện) thì ngày nay họ cần tích cực cập nhật các kiến thức mới trong mọi lĩnh vực đời sống (kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong nước và quốc tế. Thêm vào đó, với các vùng kinh tế khó khăn tình trạng chung là người dân có

trình độ không cao, trong khi đó cán bộ, công chức cấp xã chủ yếu là người địa phương nên không tránh khỏi được trình độ chuyên môn và nghiệp vụ có xuất phát điểm thấp. Ngoài ra, kinh tế cũng ít phát triển nên điều kiện học tập, tiếp cận với các kiến thức mới cũng gặp không ít khó khăn đó cũng là rào cản mà các cán bộ công chức cấp xã phải vượt qua : đi lại khó khăn nhất là những ngày mưa rét, các lớp học có khi xa đến 60 km đến 70km nên để theo học tập nâng cao trình độ cần có sự quyết tâm cao.

- Cơ chế chính sách

Chế độ chính sách bao gồm chế chế tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ đối với công chức. Trong cơ chế thị trường hiện nay thì chế độ, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công chức. Thực tế cho thấy khi thu nhập của con người không tương xứng với công sức của họ bỏ ra hoặc không có chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng ngoài tiền lương đối với công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao thì họ dễ sinh ra chán nản, thiếu trách nhiệm với công việc, thậm chí có khi còn là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn như tham nhũng, hối lộ. Đối với cán bộ công chức xã, thường là những lao động chủ lực trong gia đình nên việc bỏ chi phí để đi học cũng là một trong những trở ngại lớn. Bởi vậy cần có cơ chế chính sách hỗ trợ các cán bộ cấp xã nhất là tại các xã vùng cao kinh tế đặc biệt khó khăn. Ngoài ra là tạo điều kiện cho các cán bộ này được học tập nâng cao trình độ Thêm vào đó, các tiêu chuẩn cho các chủ vụ, vị trí cũng ngày càng, nhiều văn bản giấy tờ cần xử lý nên việc.

1.1.4.2. Các nhân tố chủ quan

- Nhận thức của đội ngũ công chức: Đây là yếu tố cơ bản và quyết định nhất

tới chất lượng của mỗi đội ngũ công chức nói riêng và đội ngũ công chức cấp xã nói chung, bởi vì nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, việ làm đúng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu người công chức nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ để giải quyết công việc, để tăng chất lượng thực thi công vụ thì họ sẽ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực, ham mê và có hiệu quả. Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi

những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc có hiệu quả, phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm. Ngược lại, khi người CC còn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, họ sẽ thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và nâng cao tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến việc mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự tư, tự lợi, tư tưởng cục bộ, địa phương; phai nhạt lý tưởng, tha hóa về đạo đức, lối sống. Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân, làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với nhà nước.

- Trình độ của đội ngũ cán bộ công chức: Trình độ văn hóa tạo ra khả năng

tư duy và sáng tạo cao. Công chức có trình độ văn hóa cao sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những văn bản của nhà nước vào công việc, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất. Trình độ văn hóa và chuyên môn của người lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện công việc nhanh mà còn góp phần nâng cao chất lượng thực hiện công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)