Đánh giá về đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 56 - 58)

Đơn vị: Điểm

Thang đo Điểm Độ lệch

chuẩn Đánh giá

Lãnh đạo luôn tạo điều kiện cho các cán bộ, công

chức được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 3,8 0,98 Đồng ý

UBND luôn quan tâm đến đào tạo lý luận chính trị

của đội ngũ cán bộ, công chức 3,7 0,97 Đồng ý

Hoạt động đào tạo mang lại kiến thức phù hợp với công việc và định hướng phát triển nghề nghiệp của cán bộ, công chức

3,6 0,96 Đồng ý

Hoạt động đào tạo giúp công chức làm việc hiệu quả

hơn với những kiến thức thu nhận được 3,6 1,02 Đồng ý

Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả

Hoạt động đào tạo là một trong những hoạt động thường xuyên của các cán bộ công chức xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay khi mà công nghệ thông tin phát triển, đời sống người dân cũng dần thay đổi. Thay vì xử lý các công việc thủ công thì việc xử lý công việc được áp dụng nhiều công nghệ như: hệ thống văn bản được triển khai qua mạng, xử lý hồ sơ điện tử…. Với đặc thù là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, Bảo Yên cũng đã và đang triển khai nhiều lớp tập huấn, đào tạo ngắn ngày và thậm chí dài ngày tại huyện hoặc tỉnh cho cán bộ công chức xã được nâng cao trình độ. Do vậy, với chỉ tiêu “Hoạt động đào tạo giúp công chức làm việc hiệu quả hơn với những kiến thức thu nhận được” cũng đạt mức điểm số là 3,6 điểm. Tuy mức điểm số này chưa thực cao nhưng đã phần nào thể hiện

được quyết tâm thay đổi của cán bộ công chức xã. Cũng do đặc thù địa bàn xa xôi, đi làm khó khăn, thêm vào đó là khối lượng công việc tại địa phương lớn nhưng cán bộ xã vẫn phải sắp xếp công việc để đảm bảo việc học tập và nâng cao trình độ. Bên cạnh đó là sự ủng hộ của lãnh đạo của UBND xã trong việc tạo điều kiện cho cán bộ đi học. Vì vậy, chỉ tiêu “Lãnh đạo luôn tạo điều kiện cho các công chức được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ” đạt điểm số là 3,8 điểm.

3.3.4. Sắp xếp và bố trí cán bộ, công chức xã

Việc bố trí, phân công công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Bảo Yên hầu hết được bố trí đúng ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo trước khi được tuyển dụng, hoặc đội ngũ công chức đó tự hoàn thiện kiến thức chuyên môn trong quá trình làm việc để phù hợp với lĩnh vực được giao.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại việc đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn chưa phù hợp với vị trí công tác và yêu cầu thực tiễn của công việc nên hiệu quả công việc chưa cao. Vì vậy, để đảm bảo phù hợp với công việc, ngoài nỗ lực học hỏi tự nâng cao trình độ của công chức, cần thiết phải có kế hoạch đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn cho đội ngũ công chức cấp xã, từ đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc. Xác định được đây là vấn đề quan trọng, trong công tác phân công, bố trí đội ngũ công chức, chính quyền địa phương đã thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.

Hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đều được bố trí, sắp xếp theo đúng ngành nghề đào tạo, nhờ vậy hiệu quả công việc được nâng cao. Trong quá trình sử dụng đội ngũ công chức, chính quyền cấp xã đã linh động dựa vào sở trường của từng đội ngũ công chức để sắp xếp công việc nhằm phát huy một cách tốt nhất sở trường đó Đưa ra nhiều chủ trương, biện pháp để bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với con người, công việc áp sát thực tế và chính sách phát triển của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 56 - 58)