Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Bảo Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Bảo Yên

Huyện đã tích cực triển khai thực hiện các chính sách xã hội đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó đặc biệt làm tốt công tác chế độ, chính sách với người có công với cách mạng, gia đình thuộc diện chính sách, các đối tượng xã hội và các xã đặc biệt khó khăn. Đồng thời, cũng có những giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong đại dịch covid-19 gây ra, từ đó, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh, các dự án, công trình xây dựng trọng điểm trên địa bàn huyện.

Bảng 3.1: Mốt số kết quả phát triển kinh tế huyện Bảo Yên

Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019 So sánh (%) BQ Giá trị sản xuất Tỷ đồng 873 932 982 106,75 105,36 106,06 Tỷ lệ có việc làm % 82 84 85 - - - Số doanh nghiệp DN 253 263 276 103,95 104,94 104,44 Thu nhập bình quân Tr.đồng 33,4 34,6 35,5 103,59 102,60 103,09

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội huyện Bảo Yên

Trong những năm qua, huyện Bảo Yên đã đạt tốc độ tăng trưởng đạt trên 13 %; thu nhập bình quân đầu người đạt 35,5 triệu đồng/người/năm năm 2019. Trong sản xuất nông nghiệp, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 46,475 tấn, đạt 101,3 kế hoạch tỉnh Lào Cai giao. Tăng cường sản xuất các loại cây trồng chủ lực, như: cây chè, quế, cây hồng không hạt, dâu tằm, chanh leo…

Về chăn nuôi, thủy sản, huyện đã chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác tuyên

truyền, vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi và được kiểm soát chặt chẽ. Một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã hết dịch và đang thực hiện tái đàn; đồng thời, tiếp tục tập trung vào những vật nuôi chủ lực và tiềm năng của huyện, như: trâu Bảo Yên, gà đồi, vịt Nghĩa Đô… đã góp phần đẩy mạnh công tác xây dựng chương trình nông thôn mới của huyện đạt kết quả khả quan. Số tiêu chí bình quân đạt 13,94 tiêu chí/xã, đến hết năm 2019, toàn huyện có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Yên Sơn, Nghĩa Đô, Việt Tiến,

Đối với sản xuất công nghiệp, luôn duy trì hoạt động của 621 cơ sở sản xuất tiểu thu công nghiệp; đã giải quyết việc làm cho 1.779 lao động với thu nhập bình quân từ 3 -7 triệu đồng/người/tháng. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa phương đạt 102,56% kế hoạch giao5.

Về du lịch, dịch vụ được từng bước nâng cao chất lượng, trong đó tiếp tục phát

huy các giá trị của di tích, di sản văn hóa và danh thắng trên địa bàn huyện. Các sản phẩm du lịch cộng đồng, bản sắc văn hóa dân tộc được khai thác, phát triển, bao gồm các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch, du lịch văn hóa cộng đồng được hình thành ở một số xã, cụ thể là xã: Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hòa. Do đó, lượt khách đến du lịch ở Bảo Yên ngày càng tăng, đến hết năm 2019, có khoảng 1 triệu lượt (trong đó, số khách đến Đền Bảo Hà chiếm khoảng 0,9 triệu lượt). Các hoạt động thương mại, dịch vụ tương đối ổn định, các mặt hàng đa dạng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Công tác quản lý tài nguyên – môi trường và quản lý đất đai được chú trọng,

tăng cường trong kiểm tra, giám sát thường xuyên. Công tác thống kê đất đai, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019 bảo đảm đúng tiến độ. Công tác đo đạc địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được tập trung thực hiện, trong năm 2019, đã thực hiện cấp giấy chứng nhận sử dụng đất lần đầu cho 210 hộ gia đình, cá nhân (gồm 77 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị; 79 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn; 26 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; 22 giấy chứng nhận mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn; 6 giấy chứng nhận chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đô thị). Đã rà soát, tổng hợp các trường hợp làm nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc trên đất nông nghiệp bảo đảm theo tiến độ, đồng thời, qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai, trong đó tại các xã, thị trấn đã kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 35 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước 60,5 triệu đồng. Việc thu – chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cũng được thực hiện nghiêm túc, trong năm 2019, đạt 104,7% kế hoạch của tỉnh giao cho7.

huyện gồm 76 trường học và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên (giảm 5 trường so với năm 2018); có 45/75 trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Ngay từ đầu năm 2019, các phong trào hoạt động văn hóa, thể dục – thể thao của huyện cũng được đẩy mạnh. Công tác y tế, dân số, chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh được duy trì và thực hiện tốt (nhất là hiện nay đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm túc phòng, chống covid-19). Tại Bệnh viện đa khoa, các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, thị trấn luôn bảo đảm số giường cho các bệnh nhân điều trị nội trú.

Hiện nay, huyện tích cực triển khai thực hiện các chính sách xã hội đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó đặc biệt làm tốt công tác chế độ, chính sách với người có công với cách mạng, gia đình thuộc diện chính sách, các đối tượng xã hội và các xã đặc biệt khó khăn. Đồng thời, cũng có những giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong đại dịch covid-19 gây ra, từ đó, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh, các dự án, công trình xây dựng trọng điểm trên địa bản huyện

Từ các con số trên đã thể hiện rất rõ đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, đa phần người dân làm nông nghiệp, tình trạng trẻ em bỏ học tương đối nhiều. Do vậy, để quản lý tốt thì cán bộ xã tại các vùng này cũng cần đòi hỏi kỹ năng đặc biệt như: biết tiếng dân tộc, hiểu phong tục tập quán… Thêm vào đó, kinh tế khó khăn dẫn đến trình độ dân trí không cao. Đây cũng là tình trạng chung, do đó việc nâng cao trình độ người dân nói chung và trình độ cán bộ công chức cấp xã nói riêng là rất cấp bách trong bối cảnh kinh tế xã hội đang ngày càng phát triển như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 41 - 43)