Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Huyện Bảo Yên là cửa ngõ phí đông của tỉnh Lào Cai, cách huyện Bảo Yên 75 km, cách Hà Nội 263 km. Có diện tích tự nhiên 818,34 km2 , kéo dài từ 2205’ đến 22030’vĩ độ bắc, từ 104o15’ đến 104037’ kinh đông. Độ cao trung bình của huyện từ 300 đến 400m so với mực nước biển. Điểm cao nhất là 1.120m trên dãy núi Con Voi ( xã Long Khánh), điểm thấp nhất là 50m, độ dốc bình quân toàn huyện từ 30 – 350. Phía Đông Nam giáp huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái. Phía Đông giáp huyện Quang Bình - Tỉnh Hà Giang Phía Tây Nam giáp huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái. Phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng và Bắc Hà - tỉnh Lào Cai Phía Tây bắc giáp huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai.

Địa hình: Địa hình Bảo Yên khá phức tạp, nằm trong hai hệ thống núi lớn là Con Voi và Tây Côn Lĩnh chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. Nằm giữa hai hệ thống núi này là hai con sông lớn, sông Hồng và sông Chảy. Sông Hồng (xưa gọi là sông Nhĩ Hà) chảy qua 3 xã Cam cọn, Kim Sơn, Bảo Hà với tổng chiều dài 35 km, lưu lượng dòng chảy khá lớn. Sông Chảy (còn gọi là sông Trôi) chảy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam có độ dốc lớn, dòng chảy xiết, là thượng nguồn chính của thuỷ điện Thác Bà, có nhiều thác ghềnh ở phía bắc. Đoạn sông Chảy chảy qua 8 xã và thị trấn Phố Ràng của huyện chiều dài 50 km. Trên địa bàn huyện có trục đường Quốc lộ 70 chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc - Nam; tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy dọc qua 02 xã Bảo Hà, Kim Sơn; Quốc lộ 279 chạy theo hướng Đông - Tây kết nối với trục đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Vị trí địa lý của huyện đã tao thuận lợi cho giao thương kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Trung Du miền Núi phía Bắc.

Khí hậu: Khí hậu Bảo Yên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng, hình thành hai tiểu vùng khí hậu: Đông Bắc và Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm của huyện là 21,50C. Tháng nóng nhất là 39,40C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là

3,70C. Lượng mưa trung bình là 1.440 mm đến 2.200 mm, tổng số giờ nắng trong năm là 1.300 - 1.600 giờ. Tài nguyên đất đai, khí hậu và khoáng sản trong lòng đất đã tạo điều kiện thuận lợi để Bảo Yên có thể phát triển kinh tế nông - lâm - công nghiệp toàn diện.

Thổ nhưỡng: Do ảnh hưởng của cấu tạo địa chất nên phần lớn đất đai Bảo Yên là loại đất Pheralít màu đỏ vàng phát triển trên nền đá Gráp điệp thạch mi ca. Địa hình Bảo Yên có sự chia cắt mạnh, có núi cao, khe vực sâu và thung lũng hẹp. Các nhà khoa học xếp Bảo Yên vào loại vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m và 400 – 500m. Vành đai vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m chiếm phần lớn diện tích thung lũng các sông suối lớn như thung lũng sông Chảy. Các vành đai vùng đồi núi thấp 400 – 500m có địa hình chia cắt mạnh, núi cao, sườn dốc, khe sâu vực thẳm, thung lũng hẹp, bậc thang nhỏ đất bồi tụ, nhìn chung không lớn, diện tích hẹp, phân bố rải rác; bồn địa tương đối bằng phẳng tạo nên những cánh đồng rộng lớn ở vùng Nghĩa đô, Vĩnh Yên, Xuân Hoà, Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn. Diện tích tự nhiên của huyện rộng, song chủ yếu là rừng và đất rừng chiếm hơn 56,5% diện tích tự nhiên của huyện, với diện tích che phủ hiện nay là 56%. Hiện ở Bảo Yên còn tồn tại ba kiểu rừng chủ yếu, đó là; Rừng nguyên sinh tập trung tại đầu nguồn và trên vành cao dãy núi Con Voi, có nhiều lâm sản quý hiếm; Rừng giữa hiện nay đã được giao đến họ gia đình và các tập thể, việc khai thác kết hợp với trồng mới và tu bổ đã trở thành vành đai rừng phòng hộ; Rừng cỏ tranh, lau lách, cây bụi ở vùng thấp, hiện nay đang được phát triển các loại cây ăn quả, cây nguyên liệu. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, rừng Bảo Yên còn có các loại chim, thú và một số loại thuốc nam quý. Đất tự nhiên ở Bảo Yên có khả năng trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.

Bảo Yên là một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, địa hình đi lại khó khăn, địa chất canh tác cũng chưa thực sự thuận lợi. Chính vì vậy, đời sống người dân có gặp nhiều khăn. Cũng chính vì điều kiện tự nhiên nay nên các cán bộ xã khi đi đến các bản làng cũng mất nhiều thời gian công sức. Ngoài ra, nó cũng là trở ngại không nhỏ đến việc học tập nâng cao trình độ của các cán bộ công chức cấp xã vì các lớp học chủ yếu tập trung tại các vùng trung tâm như huyện, tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 39 - 41)