Tỷ lệ cán bộ, công chức xã đạt chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 60 - 66)

Nguồn: Phòng Nội Vụ - UBND huyện Bảo Yên

Cũng chính vì là huyện vùng cao, điều kiện đi lại khó khăn thêm vào đó đời sống người dân gặp nhiều khó khăn nên ít có điều kiện học tập nhất là bậc Đại học. Những năm gần đây, khi đầu vào đại học được mở rộng cũng như đời sống con em đồng bào dân tộc có nhiều cải thiện nên đã có tỷ lệ đi học Đại học cao. Tiêu chuẩn cho cán bộ, công chức xã chính vì vậy cũng cao để đáp ứng được sự phát triển của xã hội. Số lượng cán bộ, công chức xã ngày càng được trẻ hóa: sẵn sàng đáp ứng ngày càng cao trong công việc nên đối tượng này thường là đạt chuẩn khi được bầu và bổ nhiệm. Với những cán bộ lớn tuổi, do hoàn cảnh gia đình mà không theo học được các cấp cao hoặc chưa theo học được, sau khi được bầu là cán bộ hoặc bổ nhiệm các vị trí trong xã đã có ý thức hơn trong việc tự nâng cao trình độ của bản thân. Vì vậy, số lượng cán bộ công chức xã trên địa bàn huyện Bảo Yên đạt chuẩn ngày càng cao.

Bảng 3.13: Đánh giá về hoạt động sắp xếp, bố trí

Đơn vị: Điểm

Thang đo Điểm Độ lệch

chuẩn Đánh giá

Công tác bổ nhiệm cán bộ thời gian gần đây đều

rất thỏa đáng 3,6 0,98 Đồng ý

Cán bộ được bổ nhiệm đều thể hiện được năng

lực, khả năng lãnh đạo trong vị trí mới 3,8 1,02 Đồng ý

Sự sắp xếp, phân bổ công việc tại các vị trí là

phù hợp với năng lực và mong muốn của cán bộ 3,7 0,97 Đồng ý

Sắp xếp công việc khoa học, không chồng chéo giữa các bộ phận. Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn

3,6 0,96 Đồng ý

Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả

Căn cứ vào vào chức năng và nhiệm vụ của từng vị trí của cán bộ, công chức xã để sắp xếp bố trí công việc. Đối với công chức cấp xã do thi tuyển dựa trên năng lực và trình độ chuyên môn và khi được thi đỗ theo từng chức danh đăng ký. Do vậy, khi phòng nội vụ huyện căn cứ vào tình hình thực tại của các xã sẽ tiến hành sắp xếp vị trí làm việc theo đúng chức năng chuyên môn. Vì vậy với chỉ tiêu “Sự sắp xếp, phân bổ công việc tại các vị trí là phù hợp với năng lực và mong muốn của cán bộ” đạt mức điểm số là 3,7 điểm. Những trên thực tế hiện nay, một số vì trí đang xảy ra một số bất cập và cần có những điều chỉnh như: địa chính, xây dựng ở đây thì cán bộ địa chính ít có thể phụ trách được mảng xây dựng nhưng trên thực tế vị trí này vẫn chỉ có 1 cán bộ phụ trách và cán bộ này phải tự học tập nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu công việc của mình. Cũng do khối lượng công việc nhiều nên với chỉ tiêu “Sắp xếp công việc khoa học, không chồng chéo giữa các bộ phận. Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn” đạt số điểm 3,6 điểm. Số điểm này không cao vì có những vấn đề xảy ra thực tế một số vị trí đôi khi phải kiêm thêm như Tài chính – kế toán kiêm thủ quỹ, đôi khi phải phụ trách công tác văn phòng… hay cán bộ Văn hóa – xã hội kiêm một số công việc của Ủy ban.

3.3.5. Bổ nhiệm, điều chuyển, miễn nhiệm

Để nâng cao chất lượng làm việc cũng như đạt được hiệu quả cao trong công việc thì việc sắp xếp và bố trí lại công việc thông qua việc bổ nhiệm và điều chuyển diễn ra thường xuyên đảm bảo mục tiêu đã đề ra.

Bảng 3.14: Tình hình bổ nhiệm, điều chuyển, miễn nhiệm

Đơn vị: người Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) BQ Bổ nhiệm 8 10 12 125,00 120,00 122,50 Điều chuyển 26 30 27 115,38 90,00 102,69 Miễn nhiệm 1 2 0 200,00 - -

Nguồn: Phòng Nội Vụ - UBND huyện Bảo Yên và tính toán của tác giả

Đảm bảo hiệu quả cũng như tiến độ công việc, nên những vị trí khuyết do việc điều chuyển cán bộ sẽ được bổ nhiệm để đảm bảo các công việc được đúng theo tiến độ đề ra. Trong quá trình công tác, cán bộ trên cấp xã đã đã bổ nhiệm một số trường hợp trong giai đoạn giữa nhiệm kỳ, năm 2017: là 8 người, năm 2018 là 10 người và năm 2019 là 12 người. Số lượng được bổ nhiệm này là do các cán bộ, công chức đang thực hiện nhiệm vụ đó được điều chuyển công tác sang vị trí khác hoặc đơn vị khác. Đã có nhiều trường hợp một số cán bộ, công chức do tình hình sức khỏe không đảm bảo hoặc do đến tuổi về hưu nên UBND huyện kết hợp với các phòng chức năng của huyện tiến hành chỉ đạo việc bổ nhiệm bổ sung.

Bên cạnh việc bổ nhiệm thì việc điều chuyển cán bộ diễn ra thường xuyên hơn tránh tình trạng một người làm quá lâu tại một cơ quan: năm 2017 là 26 người, năm 2018 là 30 người và năm 2019 là 27 người. Với việc điều chuyển này là một trong những biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng trong các cơ quan đơn vị nhà nước, các tổ chức chính quyền. Bên cạnh đó nó cũng giúp cho việc điều hòa chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các địa phương. Thay đổi môi trường làm việc để phát huy năng lực, sở trường cán bộ công chức. Thêm vào đó, cũng có một số trường hợp do thái độ phục vụ cũng không đạt chuẩn mực, gây phiền hà đến

nhân dân … các cán bộ này cũng điều chuyển sang đơn vị khác để thay đổi hành vi cũng như chất lượng công việc.

Bảng 3.15: Đánh giá về công tác bổ nhiệm, điều chuyển, miễn nhiệm

Đơn vị: Điểm

Thang đo Điểm Độ lệch

chuẩn Đánh giá

Tiêu chuẩn bổ nhiệm rõ ràng, công khai 3,8 0,98 Đồng ý

Đối tượng bổ nhiệm đúng quy định 3,8 1,02 Đồng ý

Công tác điều chuyển hợp lý, phù hợp với

năng lực của người điều chuyển 3,6 0,99 Đồng ý

Quy trình bổ nhiệm chặt chẽ, phù hợp với quy

định của nhà nước 3,7 1,01 Đồng ý

Bổ nhiệm khách quan, đúng người, đúng việc 3,8 0,97 Đồng ý

Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả

Hoạt động bổ nhiệm, điều chuyển và bãi nhiệm là hoạt động thường xuyên giúp điều chỉnh bộ máy công chức xã được vận hành tốt hơn, cán bộ công chức được sắp xếp vào vị trí phù hợp với năng lực bản thân cũng như phát huy được tính sáng tạo. Trên địa bàn huyển Bảo Yên thì cán bộ xã cũng thường xuyên được luân chuyển nhằm từng bước củng cố và tăng cường chuẩn hóa, trẻ hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức xã. Điều này đã hạn chế được tư tưởng cục bộ, khắc phục được giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý một công việc ở một đơn vị quá lâu… nên với tiêu chí “Công tác điều chuyển hợp lý, phù hợp với năng lực của người điều chuyển” đạt mức điểm số là 3,6 điểm. Đây là mức điểm số không cao vì trên địa bàn huyện Bảo Yên, khoảng cách các xã là tương đối xa nhau nên cũng có nhiều cán bộ làm việc những chỗ cách xã nhà 20km đến 30km điều này cũng ảnh hưởng đến cuộc sống và gia đình của cán bộ luân chuyển. Với chỉ tiêu “Bổ nhiệm khách quan, đúng người, đúng việc” đạt mức điểm số là 3,8 điểm. Điều này đã cho thấy tác dụng của hoạt động điều chuyển cán bộ, điều này đã giúp nâng cao được chất lượng công việc, đã góp phần không nhỏ vào việc thay đổi đời sống người dân như: nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dân, tuyên truyền và vận động

người dân được tốt hơn…. Đó cũng là tiêu chí để xem xét và đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.3.6. Quy hoạch cán bộ cấp xã

Việc quy hoạch cán bộ cấp xã có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các cán bộ đó. Tính tự giác trong việc tự nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận của mình.

Bảng 3.16: Số lượng cán bộ được quy hoạch đến năm 2025

Đơn vị: Người

Vị trí Số người

Bí thư và phó bí thư Đảng ủy 108

Chủ tịch và phó chủ tịch HĐND 108

Chủ tịch và phó chủ tịch UBND 108

Chủ tịch ủy ban MTTQ 54

Bí thư đoàn TN 54

Chủ tịch hội Phụ nữ 54

Chủ tịch hội Nông dân 54

Chủ tịch hội CCB 54

Nguồn: Phòng Nội vụ - UBND huyện Bảo Yên

Qua số liệu trên ta có thể thấy số lượng cán bộ quy hoạch là tương đối lớn đủ để đáp ứng nguồn nhân lực cho các vị trí cán bộ tại các UBND cấp xã. Với số lượng này giúp cán bộ được quy hoạch sẽ chuẩn bị tốt hơn về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị mà đòi hỏi ngày càng cao.

Sau khi được vào diện quy hoạch các đối tượng này đã chủ động tham gia học tập, phấn đấu trong công việc: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được, không để tình trạng gây mất đoàn kết, không thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước…. với những lỗ lực đó nhằm thể hiện bản thân để xứng đáng với các vị trí quy hoạch trên.

Để có thể làm cán bộ địa phương thì cần rất nhiều yếu tố không chỉ về mặt chuyên môn mà còn có cả tu dưỡng về đạo đức, lý luận và có những phương pháp làm việc hiệu quả: được gần dân hơn, hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân cũng

như hướng dẫn người dân làm kinh tế, sớm thoát nghèo, nâng cao đời sống tinh thần, bảo tồn văn hóa dân tộc của người dân địa phương.

Bảng 3.17: Đánh giá quy hoạch

Đơn vị: Điểm

Thang đo Điểm Độ lệch

chuẩn Đánh giá

Công tác quy hoạch theo đúng mục tiêu phát

triển của UBND 3,7 1,02 Đồng ý

Đối tượng quy hoạch có đủ năng lực, phẩm chất 3,6 0,98 Đồng ý

Quy hoạch đúng theo quy định 3,9 0,98 Đồng ý

Tiêu chuẩn quy hoạch rõ ràng, công khai 3,8 0,97 Đồng ý

Chiến lược quy hoạch tốt, rõ ràng và phù hợp

với đặc thù UBND 3,8 0,96 Đồng ý

Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả

Việc quy hoạch cán bộ là công việc rất quan trọng vì nó liên quan rất nhiều đến chiến lược phát triển chung của mỗi UBND cũng như phát triển chung của địa phương. Thêm vào đó, việc quy hoạch cán bộ cũng giúp các cán bộ có thêm động lực để phấn đấu trong công việc, nó là nguồn động viên kích thích để người lao động hoàn thành nhiệm vụ của mình, đó cũng là điều ghi nhận của lãnh đạo đối với những lỗ lực của bản thân các cán bộ công chức. Với chỉ tiêu “Chiến lược quy hoạch tốt, rõ ràng và phù hợp với đặc thù UBND” đạt mức 3,8 điểm. Điều này cho thấy đó là nguồn động lực để cán bộ công chức tiếp tục phấn đấu. Ngoài ra, với chỉ tiêu “Đối tượng quy hoạch có đủ năng lực, phẩm chất” chỉ đạt mức điểm số là 3,6 điểm vì. Với đặc thù là huyện vùng cao, các xã ở vùng sâu vùng xa, nên cán bộ thường có trình độ không cao. Chính vì vậy, nhiều vị trí mà cán bộ quy hoạch vẫn chưa đủ tiêu chuẩn và đề nghị các cán bộ đó tiếp tục phấn đấu và phát huy như thiếu chứng chỉ về bằng cấp, thiếu chứng chỉ về lý luận chính trị….

3.3.7. Tình hình tạo động lực tinh thân cho cán bộ, công chức

Vấn đề khen thưởng là một trong những biện pháp quan trọng để nhằm tạo động lực phấn đấu cho các cán bộ, công chức cấp xã, họ có tinh thần vượt qua được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 60 - 66)