Đánh giá về hoạt động thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 74 - 75)

Đơn vị: Điểm

Thang đo Điểm Độ lệch

chuẩn Đánh giá

Hoạt động thanh tra, kiểm tra diễn ra

thường xuyên 3,7 0,98 Đồng ý

Các kết quả sau thanh tra kiểm tra được

công khai 3,6 0,97 Đồng ý

Cán bộ thanh tra, kiểm tra không gây phiền

hà, áp lực, đúng quy trình 3,8 1,02 Đồng ý

Kết quả thanh tra, kiểm tra có sự đồng

thuận cao 3,7 1,02 Đồng ý

Trình độ cán bộ thanh tra, kiểm tra cao và

có những hướng dẫn cụ thể 3,8 0,98 Đồng ý

Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả

Thanh tra, kiểm tra là hoạt động thường xuyên nhưng bên cạnh đó hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng là hoạt động nhạy cảm nên hoạt động này cần có những cán bộ có tố chất đạo đức và không vì lợi ích cá nhân. Đối với nhóm chỉ tiêu này, điểm đánh giá tương đối cao, với chỉ tiêu “Trình độ cán bộ thanh tra, kiểm tra cao và có những hướng dẫn cụ thể” đạt điểm số là 3,8 điểm. Điều này cho thấy, quá trình thanh tra, kiểm tra các cơ quan chức năng đã phối hợp rất tốt đối với các UBND, các lĩnh vực được thanh tra kiểm tra, các cán bộ cũng đã chỉ ra những cái được và chưa được trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức cấp xã. Chỉ tiêu “Các kết quả sau thanh tra kiểm tra được công khai” đạt mức điểm thấp nhất là 3,6 điểm vì: trên thực tế, kết quả thanh tra, kiểm tra ít được công khai cho người dân biết mà chỉ thông báo cho lãnh đạo huyện và lãnh đạo UBND xã biết. Trong nhiều trường hợp, các lãnh đạo không muốn công khai kết quả vì sợ ảnh hưởng đến uy tín cũng như độ tín nhiệm của người dân đối với lãnh đạo cấp xã. Đối với chỉ tiêu “Kết quả thanh tra, kiểm tra có sự đồng thuận cao” đạt mức điểm số là 3,7 điểm. Điều này cũng cho thấy, các bộ phận và đơn vị thanh tra kiểm tra đã nghe hướng dẫn và nhận thấy được các sai phạm của mình. Trình độ của cán bộ thanh tra, kiểm tra tốt: vừa hướng dẫn cụ thể, vừa chỉ được những khoản sai thích đáng.

3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Bảo Yên xã trên địa bàn huyện Bảo Yên

3.4.1. Các nhân tố khách quan

3.4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng cao chất lượng của cán bộ công chức cấp xã vì: khả năng tiếp cận kiến thức xã hội, điều kiện đi lại để học tập nâng cao trình độ cũng như trình độ xuất phát điểm của các cán bộ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)